Nga phát triển bom lướt dẫn đường chính xác tương tự bom đường kính nhỏ của Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Nga đã phát triển và đưa vào sử dụng thử nghiệm một loại bom lướt dẫn đường chính xác, có cấu trúc rất giống với bom đường kính nhỏ GBU-39 (SDB) do Mỹ sản xuất và cung cấp cho Ukraine.

Bom lướt đường kính nhỏ do Nga sản xuất. Ảnh VK
Bom lướt đường kính nhỏ do Nga sản xuất. Ảnh VK

Trang South Front đưa tin, ngày 8/3, một số bức ảnh chụp mảnh vỡ loại bom lướt mới của Nga trong vùng chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine lần đầu tiên được công bố trên mạng xã hội Nga VK và một số kênh Telegram. Ngày 9/3, kênh Telegram Fighterbomber của người dùng Nga chia sẻ thêm một bức ảnh về loại đạn này, đồng thời xác định đó là đạn lướt thông minh UMPB D-30SN. UMPB là viết tắt của tiếng Nga "Đạn lướt chung đa năng."

Bom lướt thông minh D-30SN có đường kính 300 mm, được trang bị đầu đạn nặng khoảng 100 kg. Theo suy đoán của Fighterbomber trên bom lượn đường kính nhỏ GBU-39, D-30SN được trang bị bộ điều hướng tích hợp hệ thống dẫn đường quán tính INS với hệ thống hiệu chỉnh đường bay định vị vệ tinh Glonass, GPS và Bắc Đẩu. Fighterbomber cho biết, loại đạn này được thiết kế để phóng từ máy bay chiến đấu hoặc từ mặt đất từ hệ thống pháo phản lực tên lửa Tornado-S 300 mm.

Khi phóng từ máy bay chiến đấu, bom không lắp đặt động cơ đẩy phản lực. Khi phóng từ pháo phản lực - tên lửa Tornado-S, bom được trang bị động cơ đẩy phản lực để lấy độ cao và đạt tốc độ bay ban đầu.

bom-luon-thong-minh-nga-04-7898.jpg
bom-luon-thong-minh-nga-05-595.jpg
bom-luon-thong-minh-nga-02-1435.jpg
bom-luon-thong-minh-nga-03-1440.jpg
Những mảnh vỡ của bom lướt đường kính nhỏ UMPB D-30SN do Nga sản xuất. Ảnh VK

Những bức ảnh mảnh vỡ D-30SN cho thấy bom nhỏ có các vấu, thường dùng treo trên các máy bay chiến đấu.

Đầu đạn cũng được trang bị cổng chia sẻ dữ liệu tương tự như trên tên lửa dẫn đường chính xác 9M542 của pháo phản lực – tên lửa Tornado-S. Phát hiện này xác nhận, loại đạn này cũng được thiết kế để phóng từ các hệ thống mặt đất.

Fighterbomber và những nguồn tin trên trang VK không cho biết tầm bắn chính xác của D-30SN. Nhưng nếu xem xét những tính năng kỹ chiến thuật của bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), có thể giả định bom lướt thông minh có tầm bắn hơn 100 km khi phóng từ trên không hoặc trên mặt đất.

Fighterbomber cho biết, những cuộc thử nghiệm loại đạn mới này đã được thực hiện thành công. Điều này có nghĩa là hệ thống này vẫn chưa chính thức được đưa vào biên chế trong quân đội Nga.

Đầu năm 2024, Ukraine đã nhận được phiên bản bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất GLSDB do Mỹ sản xuất. Bom bay có đường kính nhỏ, do đó có tiết diện phản xạ radar nhỏ và bức xạ hồng ngoại tối thiểu, khiến vũ khí rất khó bị phát hiện và đánh chặn.

D-30SN sẽ là sự bổ sung đáng gờm cho kho vũ khí tầm xa của quân đội Nga, do vũ khí có thể tấn công các mục tiêu nằm sâu trong hậu phương của đối phương với độ chính xác cao, đồng thời các máy bay chiến đấu không cần phải bay vào vùng tác chiến hiệu quả của phòng không đối phương.

Phiên bản phóng từ từ pháo phản lực – tên lửa Topnador-S hay pháo phản lực Smerch cho phép lực lượng pháo binh Nga có thể tấn công vào sâu trong chiến tuyến của đối phương với độ chính xác cao, vô hiệu hóa các trận địa pháo binh và phòng không của đối phương.

Sự phát triển nhanh chóng loại đạn này cho thấy, Nga đã nhận thấy sự ưu việt của loại bom lướt đường kính nhỏ do vũ khí có độ chính xác cao, giá thành thấp, cho phép sản xuất với số lượng lớn, có thể triển khai rộng rãi cho các đơn vị pháo phản lực – tên lửa Tornador-S và Smerch trên tiền tuyến. Đồng thời, loại bom lướt D-30SN sẽ là mối đe dọa lớn cho các phương tiện chiến đấu của quân đội Ukraine do không có vũ khí nào đánh chặn hiệu quả được loại bom lướt này.

Theo south Front