Nga lộ mô hình máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới (video)

VietTimes -- Nga đang tiến hành các hoạt động nghiên cứu nhằm phát triển máy bay ném bom chiến lược - phương tiện mang tên lửa hành trình PAK – DA, trong tương lai sẽ thay thế máy bay ném bom chiến lược tầm xa Тu-22М3 và Тu-160.
Mô phỏng 3D mẫu máy bay ném bom PAK-DA
Mô phỏng 3D mẫu máy bay ném bom PAK-DA

Chủ nhiệm tổ chức các nhà phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa PAK – DA cho biết: “Chúng tôi đã hoàn chỉnh thiết kế và thậm chí đã bảo vệ thiết kế sơ bộ tiền khả thi”. Một điều thú vị là trên mạng xã hội Youtube xuất hiện video thiết kế 3D dự án máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tầm siêu xa tương lai này..

Chủ nhiệm tổ chức phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa PẠ-DA cho biết: yêu cầu của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đối với máy bay ném bom chiến lược tầm xa rất cao. Các nhà quân sự Nga hoàn toàn không lười biếng và họ phác thảo tất cả những yêu cầu đối với một phương tiện bay hiện đại mà họ cảm thấy cần thiệt hiện tại và trong tương lai.

Chiếc PAK – DA không đơn thuần chỉ là máy bay ném bom chiến lược tàng hình như B-2 của Mỹ mà còn là máy bay ném bom mang tên lửa chiến dịch chiến thuật, máy bay đánh chặn tầm xa và là phương tiện mang để phóng các thiết bị lên không gian vũ trụ. 

Máy PAK – DA cần phải thay thế cả 3 loại máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hiện nay, đó là Тu-22М3, Тu-95MS và Тu-160. Quyết định thực hiện dự án đã được thông qua, thiết kế sơ bộ được phê duyệt, ngân sách cho việc tiến hành các nghiên cứu ban đầu cho lập dự án đã được phê chuẩn, bắt đầu tiến trình nghiên cứu phát triển dự án.

Các nhà thiết kế cho biết và nhận xét, ghép 3 tính năng kỹ chiến thuật của 3 loại máy bay tấn công chiến lược tầm xa, có khả năng đánh chặn tầm xa như một tổ hợp tên lửa phòng không trên không (MiG-31) và khả năng phóng được các vệ tinh nhân tạo, đây thực sự là nhiệm vụ hoàn toàn không dễ dàng.

Chủ nhiệm thiết kế Igor Shevchuk thuộc Văn phòng thiết kế Tupolev cho biết, việc nghiên cứu PAD-DA có thể được xem như một bước đột phá công nghệ trong lĩnh vực phát triển máy bay tầm xa. Thiết kế không chỉ liên quan đến một phương tiện bay trong quân sự mà còn liên quan đến khí động học, động cơ và công suất động cơ, vật liệu và những sáng tạo công nghệ mới

Những nghiên cứu phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa PAD-DA (còn có thể gọi là Tổ hợp hàng không chiến lược tầm xa), từ năm 2013 được dự kiến là phương tiện bay có hình dạng Cánh bay. Cấu trúc kiểu cánh bay, được các nhà thiết kế khẳng định vào ngày 06.08.2013 cho phép giảm thiểu độ phản xạ hiệu dụng của máy bay ở mức thấp nhất đối với các sóng radar có bước sóng dài.

Các nhà thiết kế cũng cho rằng máy bay ném bom chiến lược tầm xa sẽ có tốc độ bay cận âm do có thiết kế sải cánh dài và rộng. Nhưng nếu thay thế cho các máy bay ném bom chiến lược Tu-22 và Tu-160 với tính năng kỹ thuật tốc độ siêu âm, rõ ràng cần phải có giải pháp công nghệ để duy trì khả năng tàng hình và những yêu cầu kỹ chiến thuật khác. Việc này có thể sẽ cần những công nghệ đột phá hoàn toàn mới. Theo yêu cầu của lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, máy bay phải bay được khoảng cách 12 500 km, tải trọng hữu ích khoảng 30 tấn.

Trong thiết kế máy bay sẽ ứng dụng triệt để công nghê tàng hình, các loại vật liệu tổng hợp và vật liệu phủ có khả năng hấp thụ sóng radar. Đã có nhiều cấu trúc thiết kế được đưa ra xem xét, nhưng mô hình trong video được coi là khả thi nhất.

Vũ khí tấn công chủ lực của máy bay sẽ là các tên lửa siêu thanh tầm xa. Năm 2015, thứ trưởng Bộ quốc phòng Yuri Borisov cho biết, hiện các nhà khoa học Nga đang phát triển nhiều loại tên lửa siêu thanh, khác nhau về hệ thống điều khiển, tính năng kỹ chiến thuật và mục đích sử dụng.

Mô phỏng 3D máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa thế hệ mới PAK-DA trong video của Bộ quốc phòng Nga

NT