Trong phát biểu trước Thượng Viện Anh, ngoại trưởng Boris Johnson thừa nhận «những bất lợi và những hệ lụy nguy hiểm của một sự thay đổi hoàn toàn» như vậy, nhưng đồng thời cho rằng cần phải thực tế do «tình hình đã thay đổi».
Cho đến nay, quan điểm của Luân Đôn là việc tổng thống Syria ra đi là điều kiện tiên quyết cho việc giải quyết xung đột Syria, đã khiến hơn 310.000 người thiệt mạng từ năm 2011. Việc ông Assad phải từ chức là điều không thể thương thuyết, vì ông vẫn bị phương Tây cáo buộc là độc tài, dẫn đến cuộc nổi dậy mùa xuân 2011. Anh là một trong những nước theo chủ trương này kiên quyết nhất .
Sự thay đổi thái độ của ngoại trưởng Anh là khá bất ngờ, bởi mới hôm qua bộ trưởng quốc phòng Anh đã gọi tàu sân bay của Nga trên đường trở lại từ Syria, qua eo biển Manche là «con tàu hổ thẹn».
Cộng đồng quốc tế đã bắt đầu nhìn nhận Nga như một "tay chơi" quân sự và chính trị quan trọng trên sân khấu thế giới trong bối cảnh hoạt động quy mô lớn của Nga tại Syria, ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier thừa nhận.
"Hoạt động quy mô lớn của Nga ở Syria, tất nhiên được bắt đầu bao gồm cả thách thức khiêu khích của Mỹ, coi Nga là lực lượng khu vực. Ít nhất là từ quan điểm của Nga họ dường như đã có thể làm được điều đó, Nga được coi là nhân tố quân sự và chính trị quan trọng. Có thể nhiều người ở Nga tạm hài lòng với điều đó. Tuy nhiên, Nga không nên tự lừa dối mình. Sẽ không có chuyện trở lại những ngày Yalta (Hội nghị Yalta)", ông Steinmeier cho biết trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung.
Theo ông Steinmeier, Nga sẽ không thể tìm được đối tác nếu chỉ sử dụng sức mạnh quân sự mới khôi phục của mình.
Trong khi đó, ngoại trưởng Nga Lavrov ho biết các lãnh đạo đối lập Syria được mời tham dự một cuộc họp tại Matxcơva, để thông báo về hòa đàm tại Astana, dưới sự bảo trợ của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran vừa diễn ra đầu tuần. Theo chính quyền Nga, vòng đàm phán tại Astana được cho là một bước đệm để chuẩn bị cho cuộc đàm phán tiếp theo tại Genève ngày 8/2 dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.