Nga đánh sập kế hoạch kiềm chế của phương Tây

VietTimes -- Các cuộc tranh luận cần làm thế nào để xây dựng mối quan hệ với Mátxcơva đang thể hiện rõ sự bất lực của phương Tây và là bằng chứng cho thấy chiến lược kiềm chế Nga đã không mang lại bất kỳ hiệu quả, Financial Times nhận xét.
Nga vẫn đứng vững trước hàng loạt các biện pháp trừng phạt, cô lập của phương Tây
Nga vẫn đứng vững trước hàng loạt các biện pháp trừng phạt, cô lập của phương Tây

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã đánh mất đối thủ ý thức hệ còn các nước phương Tây trở nên thờ ơ với những giá trị mà họ từng khẳng định. Ranh giới giữa những nguyên tắc cơ bản dần dần bị xóa nhòa giữa chủ quyền và sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, giữa sự tối thượng của luật pháp và vô luật pháp, giữa dân chủ và quyền lực cá nhân, Financial Times chỉ ra.

"Sự kiềm chế đòi hỏi tính minh bạch về ý thức hệ, nhưng tình trạng không ổn định của thế giới sau Chiến tranh Lạnh đã tước đi mọi ý nghĩa của chiến lược này”, Financial Times nhận định. Trong khi đó, Nga là quốc gia đã hội nhập vào các hệ thống thương mại và an ninh quốc tế, mọi nỗ lực giới hạn sự ảnh hưởng của nước này không thể đem lại hiệu quả.

Bởi đây là cường quốc hạt nhân nên ý tưởng cô lập Mátxcơva sẽ quá mạo hiểm. Ngoài ra, các nhà chức trách Nga không ngừng tuyên bố họ không sẵn sàng đối đầu với phương Tây và bày tỏ ý định xây dựng mối quan hệ thân thiện. Trong bối cảnh này, việc Mỹ kêu gọi "kiềm chế" Mátxcơva làm nảy sinh quá nhiều vấn đề, Financial Times nhấn mạnh.

Trong khi Bloomberg nhận định, sự gia tăng hấp dẫn của thị trường Nga đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đồng rúp tăng giá là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga trong năm 2017.

Các nhà đầu tài chính lớn đang chú ý nhiều hơn đến các thị trường mới nổi, và một trong những lĩnh vực ưu tiên cho vốn quốc tế trong năm tới sẽ là Nga.

Bloomberg dự báo dòng đầu tư nước ngoài quan trọng vào các lĩnh vực đầy hứa hẹn của nền kinh tế. Theo các nhà báo, các nhà đầu tư theo nghĩa đen "phải lòng nước Nga", và lý do cho cảm tình như vậy được tìm thấy trong những thay đổi tích cực và điều kiện ổn định trên thị trường trong và ngoài nước.

Trong số các yếu tố tác động tích cực đến "hình ảnh" của nền kinh tế Nga trong con mắt của các nhà đầu tư, Bloomberg nêu việc tăng giá đồng tiền quốc gia, giảm lạm phát và tăng giá dầu. Đồng thời nhiều chuyên gia khuyên các nhà đầu tư chú ý đến Nga. Chẳng hạn, Ngân hàng UBS dự báo lợi nhuận ròng của các tập đoàn đa quốc gia trên thị trường Nga trong năm tới sẽ là 26%. Công ty NN Investment Partners gọi thị trường chứng khoán Nga là "ứng cử viên rõ ràng" cho "dòng tiền lớn”, còn Deutsche Bank thì ghi nhận sự ổn định của nền kinh tế và dự đoán sự gia tăng giá trị cổ phiếu của các công ty chứng khoán Nga.