Năm 1945, quân đội Liên Xô chiếm Đông Phổ, một phần của nước Đức tách ra khỏi phần còn lại của đế chế Đức kể từ năm 1918 (sau đó thống nhất năm 1939). Vùng đất này về chủng tộc là của người Đức và là thành phố lịch sử Königsberg của Phổ.
Liên Xô không muốn trao trả vùng đất này lại cho nước Đức, đặc biệt là khi động thái này có thể gây căng thẳng với người Ba Lan. Nhà lãnh đạo Stalin đã quyết định sáp nhập vùng đất này, trục xuất những người Đức và thay thế bằng người Nga.
Cho đến năm 1991, vùng lãnh thổ Kaliningrad vẫn là lãnh thổ tiếp giáp với Liên Xô. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và sự ly khai của các nước Baltic thuộc Liên Xô, Kaliningrad bị tách khỏi phần còn lại của nước Nga. Khi các nước Baltic gia nhập NATO, vùng đất này trở thành lãnh thổ của Nga nằm ngay bên trong liên minh quân sự phương Tây. Điều này đã khiến Kaliningrad vừa dễ bị tổn thương sâu sắc lại vừa biến nó thành một mối đe dọa quân sự nguy hiểm tiềm tàng.
Gần đây, Nga bắt đầu công khai nhấn mạnh việc triển khai một số hệ thống quân sự mang tính sát thương mạnh nhất đến vùng đất này. Với mục đích bảo vệ Kaliningrad, những hệ thống này có thể là một mối đe dọa lớn đối với trái tim liên minh quân sự NATO.
Tên lửa S-400
Theo National Interest, S-400 là một trong số những hệ thống tên lửa nguy hiểm nhất trên thế giới. Nó bao gồm một loạt các radar, thiết bị liên lạc và công nghệ quản lý thông tin cần thiết để tiến hành hệ thống phòng không hợp nhất đa tầng, có thể bảo vệ chống máy bay, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Hệ thống radar của S-400 có thể theo dõi, bắt bám hàng chục (và có thể lên tới hàng trăm) mục tiêu cùng lúc trong tầm ngắm.
Hệ thống S-400 kết hợp cùng với hàng loạt những tên lửa phòng không khác nhau, từ SAM tầm ngắn 40km đến các vũ khí tầm xa 400km. Các tên lửa tầm xa 400km sẽ lấn sâu vào lãnh thổ NATO, tạo ra một dàn chiến dịch trên không nhằm ủng hộ cho các hoạt động gần Baltic vụng về và khó khăn. Sự hiện diện của hệ thống S-400 cũng sẽ làm phức tạp những nỗ lực của NATO nhằm làm giảm vai trò của vùng đất Kaliningrad, buộc NATO phải dựa vào máy bay tàng hình, vũ khí chính xác hoặc pháo binh tầm xa thông thường để loại bỏ các mối đe dọa do lực lượng bộ binh và hệ thống tên lửa tấn công của Nga gây ra.
Khả năng theo dõi, nhận dạng và phát hiện mục tiêu máy bay tàng hình của hệ thống S-400 vẫn còn là câu hỏi. Tuy nhiên, ít ai nghi ngờ rằng các hệ thống S-400 có thể tiêu diệt các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, uy hiếp đội máy bay dân sự vận hành thông thường qua Trung Âu.
Quả thực, hệ thống S-400 được triển khai ở Kaliningrad được hiểu theo thuật ngữ tấn công có thể hoàn toàn phá vỡ nền kinh tế của việc di chuyển bằng đường hàng không trong khu vực, ít nhất là trong thời gian diễn ra bất kỳ cuộc xung đột nào.
Tên lửa Iskander
Tên lửa đạn đạo Iskander-M là tổ hợp thành phần tấn công trên đất liền và trên biển của hệ thống phòng thủ tầm xa Nga triển khai Kaliningrad. Những thông tin về khả năng của Iskander-M vẫn chưa được tiết lộ hoàn toàn nhưng người ta biết rằng nó có thể được lắp các đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân với tầm bắn lên tới 400 km (một vài ước tính còn lên tới 500km). Iskander có thể bay theo quỹ đạo linh hoạt trong pha cuối và có khả năng cho phép nó xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Gần đây, chính phủ Nga đã thực hiện một màn trình diễn lớn trước công chúng bằng việc di chuyển Iskander có trang bị vũ khí hạt nhân tới Kaliningrad, điều này có thể cho phép Nga tấn công nhiều mục tiêu ở NATO trong một khoảng thời gian ngắn. Dù được trang bị vũ khí thông thường hay vũ khí hạt nhân thì Iskander vẫn có thể phá hủy các hoạt động và sự cơ động của lực lượng NATO.
Các tên lửa hạt nhân Nga có thể đe dọa khống chế NATO làm con tin trong trường hợp xung đột về các nước khu vực Baltic hay về lãnh thổ khác. Đặc biệt, những tên lửa tối tân này của Nga có thể nhắm mục tiêu vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ đặt ở Ba Lan. Động thái trên sẽ đưa NATO vào vùng nguy hiểm dễ bị tấn công hơn.
Theo National Interest, cho dù Kaliningrad có thể uy hiếp, đe dọa NATO rất lớn, vùng lãnh thổ này có thể chỉ có tác động tạm thời. Bởi lẽ Nga không có phương tiện phù hợp để phòng thủ khu vực này lâu dài trước một cuộc tấn công mở lối thông qua lãnh thổ NATO. Trong khi lực lượng của Nga có thể sẽ tận hưởng ưu thế vượt trội trong thời gian ngắn ở vùng Baltic và miền đông Ba Lan thì lực lượng NATO chắc chắn sẽ tập trung binh lực đè bẹp Kaliningrad một cách nhanh nhất có thể.
NATO cũng sẽ chế áp vùng lãnh thổ này bằng chiến tranh điện tử và tấn công PGM. NATO hy vọng sẽ phá hủy hay làm gián đoạn khả năng tấn công trước khi Nga có thể ra tay làm điều tương tự với NATO.
Tuy nhiên, sự tồn tại của Kaliningrad (và lối ra biển của vùng đất này) trao cho Nga một cơ hội điều tiết động lực leo thang chính trị với NATO. Khi Matxcơva muốn tạo áp lực lên các chính phủ NATO hay do dự, Nga có thể phô diễn triển khai một số vũ khí mới đáng sợ đến vùng lãnh thổ trên. Tuy nhiên, dễ hiểu là nếu vấn đề Kaliningrad trở nên quá rắc rối, NATO sẽ thực hiện những bước đi chính trị để làm mất ổn định vùng đất này, khiến cho Nga phải chịu những cơn đau đầu. Trong vấn đề này và trong nhiều lĩnh vực khác nữa, NATO và Nga đang chơi một ván bài tinh vi về nghệ thuật răn đe.