Nga ‘bóp nát” ảo vọng quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ

Vào đầu năm 2015, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố rằng ông ta thấy rất khó hiểu về những gì Nga đang làm tại Syria bởi lẽ thậm chí Moscow chẳng hề giáp biên giới Syria.
Nước Nga của ông Putin đã phá hỏng giấc mộng quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ
Nước Nga của ông Putin đã phá hỏng giấc mộng quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Zerohedge, nếu nói theo logic này, Thổ Nhĩ Kỳ không nên làm gì tại vùng lãnh thổ Palestin, Somalia, Ai Cập, Pakistan, Afghanistan hay bất kỳ vùng đất nào không có biên giới tiếp giáp với những tham vọng của đế chế Ottoman mới.

Trong một bài phát biểu năm 2012, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu, sau đó giữ chức ngoại trưởng nước này đã dự đoán rằng thời gian nắm quyền lực của tổng thống Syria Bashar al-Assad chỉ còn tính bằng ngày và ông Assad sẽ phải ra đi “trong vài tháng hoặc vài tuần”. Tuy nhiên, đã 3 năm rưỡi trôi qua mà Assad vẫn trụ trên ghế quyền lực.

Thổ Nhĩ Kỳ đã thất bại trong việc hoạch định một chính sách đáng tin cậy khiến giới lãnh đạo nước này đau đầu. Cả Davutoglu và Erdogan sau đó đều dùng tới những ngôn từ hung hăng hơn nhưng kém thuyết phục hơn về Syria. Phát ngôn mới phác họa nhiều khía cạnh của tư tưởng Hồi giáo Sunni pha trộn với ảo vọng về một đế chế Ottoman vĩ đại.

Ngày 22/11/2015, Davutoglu tuyên bố: “Lãnh thổ Syria không phải và sẽ không phải là một phần trong những tham vọng đế quốc của Nga”. Ông Davutoglu có thể thẳng thẳn và thành thật hơn nếu nói rằng: “Lãnh thổ Syria sẽ không phải một phần những tham vọng đế quốc của Nga bởi lẽ chúng tôi muốn nó là một phần của những tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo dòng Sunni, đế chế Ottoman mới”.

Rõ ràng Davutoglu không lo ngại về việc lãnh thổ nước láng giềng trở thành chiến trường. Lo ngại của ông ta là lãnh thổ láng giềng sẽ trở thành bãi chiến trường và phục vụ cho các mục tiêu của dòng Hồi giáo Shiite. “Cái gì là cơ sở cho sự hiện diện của các anh tại Syria? - Davutoglu hỏi Nga. Người Nga có thể đáp lại rằng: “Chiến đấu chống khủng bố nói chung và đặc biệt là IS”.

Nhưng sau đó Davutoglu cáo buộc quân đội Nga tấn công “đối lập ôn hòa” nhiều hơn. Một câu hỏi hợp lý cần hỏi thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ có thể là: Cơ sở của việc hiện diện của các chiến binh Hồi giáo “ôn hòa” tại Syria là gì – đặc biệt khi chúng ta biết rõ hầu hết các “chiến binh ôn hòa” thậm chí còn không phải là người Syria. Theo thống kê của chính cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, các chiến binh này chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc, nhiều công dân châu Âu và thậm chí một số đến từ Trinidad và Tobago.

Và nếu theo logic của ông Davutoglu, cũng có thể hỏi đâu là cơ sở của các cuộc không kích của liên quân phương Tây do Mỹ dẫn đầu tại Syria? Trong tư duy của Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ có một sự khác biệt giữa sự hiện diện phi Hồi giáo của Nga tại Syria và sự hiện diện phi Hồi giáo của liên quân. Người Nga phi Hồi giáo đã đe dọa nghiêm trọng sự tiến triển của cuộc chiến thân Sunni tại Cận Đông, tuy nhiên liên quân phương Tây phi Hồi giáo có thể là công cụ thuận lợi cho Ankara. Bởi thế, Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ có chọn lọc một số tay chơi phi Hồi giáo tại Syria.

Vào đầu năm 2015, tổng thống Thổ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố rằng ông ta thấy khó hiểu những gì Nga đang làm tại Syria bởi lẽ Nga “thậm chí không giáp biên giới Syria”. Nếu nói theo logic này, Thổ Nhĩ Kỳ không nên làm gì tại vùng lãnh thổ Palestin, Somalia, Ai Cập, Pakistan, Afghanistan hay bất kỳ vùng đất nào không có biên giới với những tham vọng của đế chế Ottoman mới đã thúc đẩy. Cùng với lý lẽ này, Thổ Nhĩ Kỳ nên phản đối bất cứ liên minh phi Hồi giáo nào can thiệp vào Syria (Mỹ, NATO) hoặc Qatar hoặc Saudi Arabia (những nước không tiếp giáp biên giới) can thiệp vào Syria.

Ông Putin và Erdogan đang trong một cuộc chiến tranh lạnh
Ông Putin và Erdogan đang trong một cuộc chiến tranh lạnh

Trong tâm tính đế quốc của Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia theo đuổi tham vọng khu vực phù hợp với Ankara mới có thể có quyền hợp pháp để thiết lập hay thiết lập lại lãnh thổ của đế chế Ottoman xưa. Theo giới quan sát, chiến dịch quân sự của Nga tại Syria đã phá tan kế hoạch và bóp nát tham vọng khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ.

Người Thổ và những tham vọng đế chế của họ không được hoan nghênh tại Libya, Tunisia, Ai Cập, Lebanon, Syria và Iraq.  Và những tham vọng như vậy cũng không được chào đón ở bất cứ vùng lãnh thổ nào thuộc đế chế Ottoman trước kia. Nhưng nếu như người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ đã được lập trình để tin tưởng “các ranh giới lịch sử và địa lý” trao cho một nước ngoài quyền thiết lập một nhà nước tại một quốc gia khác, có lẽ người Nga đã có lý do biện minh tốt hơn cho việc họ giành lại Crimea?

TH