Năm vấn đề lớn có tác động quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, đại dịch COVID-19 và quyền phá thai là hai chủ đề quan trọng trong cuộc tranh luận quyết liệt giữa hai ông Trump và Biden. Hãy điểm qua những vấn đề quan trọng khác mà cử tri Mỹ hiện quan tâm nhất.
Năm chủ đề lớn như SARS-CoV-2, kinh tế, xung đột sắc tộc, chính sách y tế và quyền phá thai sẽ ảnh hưởng đến việc ai thắng cử lần này (Ảnh: AP).
Năm chủ đề lớn như SARS-CoV-2, kinh tế, xung đột sắc tộc, chính sách y tế và quyền phá thai sẽ ảnh hưởng đến việc ai thắng cử lần này (Ảnh: AP).

Virus corona chủng mới (SARS-CoV-2)

Cho đến đầu năm nay, người ta chưa bao giờ nghe nói đến virus SARS-CoV-2. Nhưng sau 11 tháng, SARS-CoV-2 đã trở thành một chủ đề quan trọng chi phối nền chính trị Mỹ. Laura M. Wilson, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Indianapolis, Mỹ, thậm chí còn cho rằng đây có thể là vấn đề lớn nhất trong cuộc bầu cử năm 2020.

Tính đến ngày 24/10, đã có hơn 230.000 người Mỹ bị thiệt mạng do SARS-CoV-2 và hơn 8,8 triệu người bị nhiễm bệnh. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã đạt mức cao mới kể từ cuộc Đại suy thoái vào đầu những năm 1940. Tổng thống Mỹ Trump cũng từng bị nhiễm SARS-CoV-2 nhưng chỉ chưa đầy hai tuần sau khi được chẩn đoán bị bệnh, ông đã tuyên bố bình phục và tiếp tục tham gia chiến dịch tranh cử.

Các chuyên gia cho rằng đeo khẩu trang là cách đơn giản nhất để làm chậm tốc độ lây lan của virus. Hiện nay, đeo hay không đeo khẩu trang cũng đã trở thành một tiêu chí chính trị ở Mỹ.

Lo ngại vì SARS-CoV-2, cử tri đeo khẩu trang đi bỏ phiếu (Ảnh: Getty).

Lo ngại vì SARS-CoV-2, cử tri đeo khẩu trang đi bỏ phiếu (Ảnh: Getty).

Ngoài ra, cách xử lý cuộc khủng hoảng COVID-19 của ông Trump đã nhận được nhiều đánh giá cả tích cực và tiêu cực. Ashwin Vasan, một nhân viên y tế của Trung tâm Y tế Đại học Columbia, New York, cho rằng xét từ nhiều góc độ khác nhau, chiến dịch bầu cử là là một cuộc trưng cầu dân ý về kết quả hoạt động trong 8, 9 tháng qua để đánh giá liệu chính phủ có đưa ra được câu trả lời hay không, và liệu kế hoạch xử lý dịch bệnh có được thực hiện thành công hay không.

Những người Cộng hòa bảo thủ cho rằng tình hình sẽ còn nghiêm trọng hơn nếu không có ông Trump lãnh đạo. Những người cánh tả phản bác rằng nếu chính phủ thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt ở các bang sớm hơn và lắng nghe ý kiến ​​của các chuyên gia y tế, thì thực sự có thể tránh được hàng nghìn ca tử vong.

Chính sách y tế

Bất kể sự tồn tại của đại dịch COVID-19, sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề quan trọng trong chiến dịch tranh cử của Mỹ. Cuộc bầu cử Mỹ sẽ quyết định tương lai của bảo hiểm y tế mà cựu Tổng thống Obama đưa ra đi về đâu. Có thể nhìn thấy được manh mối từ việc lựa chọn người kế nhiệm cố Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Ruth Bader Ginsburg. Mặc dù ứng cử viên Amy Coney Barrett do ông Trump đề cử không bày tỏ quan điểm đối với Obamacare tại phiên điều trần của Thượng viện, bà được mọi người biết đến là người hoài nghi “Đạo luật Bảo vệ và Chăm sóc bệnh nhân giá cả phải chăng” này. Ít lâu sau cuộc tổng tuyển cử, Tòa án Tối cao sẽ đưa ra phán quyết quan trọng về hiệu lực của dự luật này.

Kế hoạch Obamacare gây bất đồng sâu sắc giữa các phe ủng hộ hai ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden (Ảnh: Getty).

Kế hoạch Obamacare gây bất đồng sâu sắc giữa các phe ủng hộ hai ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden (Ảnh: Getty).

Ông Trump có ý định bãi bỏ chương trình bảo hiểm y tế này, trong khi ông Biden, người từng là cấp phó của Obama, lại muốn giữ nó. Công chúng cũng có những thái độ khác nhau đối với Obamacare và vấn đề này có thể ảnh hưởng đến lá phiếu của cử tri.

Virus SARS-CoV-2 cũng đã khiến cho việc chăm sóc y tế trở thành tâm điểm quan tâm của các cử tri. Ashwin Vasan nói: “Chúng ta đang ở trong một đại dịch và những người không có bảo hiểm y tế rất khó có thể được giúp đỡ. Sau khi điều trị, họ phải trả khoản chi phí y tế rất lớn.

Về kinh tế

“Kinh tế là một chủ đề quan trọng trong lòng các cử tri Mỹ, nhất là khi tình hình kinh tế hiện nay không tốt”. Nhà khoa học chính trị Laura M. Wilson nói. Bây giờ nền kinh tế Mỹ đang rất đáng lo ngại. Trước đại dịch, ông Trump vẫn tự mãn về sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong 3 năm qua, nhưng sau đợt phong tỏa tháng 3/2020, nhiều doanh nghiệp nhỏ trên khắp nước Mỹ đã đóng cửa, và hơn 23 triệu người Mỹ mất việc làm vào giữa tháng 4. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong hai tháng này đã từ 3,5% tăng lên 14,7%.

Đây chắc chắn là một tin xấu đối với những người cầm quyền từng khoe khoang về ba năm tăng trưởng kinh tế. Giờ đây, hàng triệu người Mỹ đang lo lắng về sinh kế của họ, Ông Trump đang cố gắng thuyết phục cử tri rằng ông là người tốt nhất để đưa nền kinh tế đi đúng quỹ đạo.

Đài kỉ niệm George Floyd tại Indianapolis (Ảnh: Deutsche Welle).

Đài kỉ niệm George Floyd tại Indianapolis (Ảnh: Deutsche Welle).

Các vấn đề kinh tế dễ dàng hơn nhiều đối với ứng cử viên đảng Dân chủ: Ông Biden cáo buộc ông Trump xử lý khủng hoảng sai lầm, hứa với cử tri rằng kế hoạch kinh tế của ông sẽ khiến người lao động và tầng lớp trung lưu giàu có hơn so với thời chính quyền của Trump. Bà Laura M. Wilson chỉ ra rằng: “Trong tình huống như vậy, thông thường hoàn cảnh của người đương nhiệm khó khăn hơn, bởi vì ông ta là người nắm quyền và chịu trách nhiệm”.

Xung đột sắc tộc

Vào tháng 5 năm nay, sau khi George Floyd, một người đàn ông Mỹ gốc Phi bị cảnh sát trấn áp và giết chết, đã gây ra một phong trào toàn quốc mang tên “Black Lives Matter, BLM” (Mạng sống của người da đen cũng là mạng). Kể từ khi những nô lệ đầu tiên được đưa đến New England, căng thẳng chủng tộc đã luôn là một phần của lịch sử nước Mỹ. “Nhưng mùa hè năm nay chắc chắn là một thời kỳ đặc biệt”, bà Wilson nói.

Những người biểu tình ủng hộ BLM không chỉ phản đối bạo lực của cảnh sát mà còn phản đối phân biệt chủng tộc có hệ thống. Họ yêu cầu cảnh sát tiến hành các cải cách cơ bản và một số người biểu tình thậm chí còn yêu cầu rút bỏ nguồn tài chính của họ.

Những người chỉ trích phong trào BLM hầu hết là những người bảo thủ chỉ trích các hành động bạo lực ở một số thành phố trong các cuộc biểu tình. Tổng thống Mỹ Trump cũng gọi thuật ngữ “Black Lives Matter” là “biểu tượng của sự hận thù” và hứa sẽ khôi phục pháp trị trên đường phố. Tuyên bố của ông Trump đã kích thích mạnh mẽ những người ủng hộ BLM nhưng rất được lòng các cử tri của ông.

Nhà khoa học chính trị Wilson cho biết: “Tuyên bố của ông ấy là nhằm động viên các cử tri của ông ấy và cảnh sát. Mọi thứ ông Trump làm trong vấn đề này đều nhắm vào những người ủng hộ phái bảo thủ của ông ấy”.

Phe cánh tả phê phán lập trường của ông Trump làm gia tăng căng thẳng giữa các nhóm sắc tộc, lẽ ra với tư cách là tổng thống, ông nên đoàn kết đất nước lại.

Nhiều người phản đối việc phá thai là cử tri trung thành của ông Trump (Ảnh: AP).

Nhiều người phản đối việc phá thai là cử tri trung thành của ông Trump (Ảnh: AP).

Quyền phá thai

Bà Wilson chỉ ra: “Phá thai là vấn đề quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020”. Một tỷ lệ lớn cử tri ủng hộ ông Trump là người da trắng theo đạo Tin lành và phá thai là vấn đề quan trọng nhất đối với họ. Mặc dù nhóm cử tri này chỉ chiếm khoảng 15% dân số Mỹ, nhưng tỷ lệ cử tri đi bầu lại cao hơn các nhóm khác. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, nhóm này chiếm tới hơn 1/4 tổng số phiếu bầu hợp lệ. Nhiều người trong số những người theo đạo Tin lành bảo thủ này ủng hộ các giá trị hoàn toàn khác với việc kết hôn và ly hôn nhiều lần của ông Trump. Nhưng một bài đăng trên Instagram của “Students for Life” (Liên minh sinh viên phản đối phá thai) đã nêu rõ quan điểm của mình: “Ghét ông Trump ư? Chúng tôi ghét phá thai hơn”. Đối với nhóm cử tri này, ông Trump thậm chí còn cư xử khéo hơn: ông là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên thường xuyên tham gia cuộc tuần hành bảo vệ quyền được sống “March for Life” hàng năm. Cuộc tuần hành bảo vệ quyền được sống bắt đầu từ năm 1974 để phản đối phán quyết năm 1973 ở Roe V. Wade của Tòa án Tối cao Mỹ cho việc phá thai là hợp pháp.

Những người Mỹ ở đầu bên kia của quang phổ lại coi đó là lý do để không bỏ phiếu cho ông Trump. Wilson nói: “Phá thai là một vấn đề quan trọng đối với các cử tri cánh tả. Trong Đảng Dân chủ có một phong trào rất lớn ủng hộ việc phá thai”.

Về việc bà Barrett bảo thủ được đề cử làm thẩm phán Tòa án tối cao, những người cánh tả lo lắng rằng lợi ích của họ sẽ bị đe dọa. Nếu bà Barrett nhậm chức, bà có thể lật ngược phán quyết rằng phụ nữ mang thai có thể phá thai hợp pháp trong vụ Row v. Wade năm xưa. Các cử tri Dân chủ đặt hy vọng của họ vào ông Biden, hy vọng sau khi ông được bầu ông sẽ đề cử một thẩm phán phái tự do để cân bằng với phái bảo thủ hiện đang chiếm đa số ở Tòa án Tối cao.

(Theo Deutsche Welle, 24/10)