Ngay cả trong tình huống xung đột tại Đông Ukraine tăng cao và sự gia tăng căng thẳng với với chính sách của Moscow, Mỹ cũng không muốn tham gia vào một cuộc xung đột trực tiếp với Nga. Một cuộc chiến tranh hiện đại có thể dẫn đến đại chiến thế giới thứ III và hậu quả khủng khiếp cho cả thế giới. Nước Nga hiện nay không phải Liên bang Xô viết, nhưng sở hữu một kho vũ khí hạt nhân chiến lược, chiến thuật rất lớn. Hơn thế nữa, tình hình khó khăn của lực lượng thường trực chiến đấu thông thường Nga đã xuy yếu nhiều sau khi Liên Xô tan rã, Moscow buộc phải dựa vào vũ khí hạt nhân để kiềm chế kẻ thù ở khoảng cách nhất đinh. 11.1993, Nga hủy bỏ cam kết của Liên Xô không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên trong trường hợp xung đột mà giữ quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp mà học thuyết quân sự, khá nghịch lý khi sử dụng thuật ngữ "leo thang xung đột".
Có thể rút ra kết luận: Mỹ sẽ không tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn chống lại Nga, những các lực lượng Mỹ có thể phải đối đầu với hệ thống vũ khí, quân sự Nga trong các xung đột khu vực, khi các loại vũ khí này được xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là không phải các loại vũ khí nào của Nga nguy hiểm nhất – ví dụ như 3 phương tiện mang hạt nhân chiến lược mà sẽ chú trọng vào các nguyên mẫu vũ khí thông thường mà quân đội Mỹ sẽ phải đối đầu trong tình huống tác chiến nước ngoài.
1-Máy bay tiêm kích đa năng Su - 35 (Flanker-E theo đạnh danh NATO).
Su-35 - máy bay tiêm kích đa năng hoàn hảo nhất của Nga hiện nay. Su-35 - phiên bản cải tiến sâu của Su-27, có khả năng bay rất cao và tốc độ rất lớn và có thể mang một khối lượng lớn vũ khí. Những tính năng này kết hợp với hệ thống điện tử hiện đại on-board khiến Su-35 thành đối thủ cực kỳ nguy hiểm cho bất kỳ máy bay chiến đấu của Mỹ, ngoại trừ máy bay tàng hình F-22 Raptor (Lockheed Martin).
Su-35 — tiêm kích có năng lực đặc trưng siêu cơ động, với những tính năng kỹ chiến thuật vượt trội cho phép tiêm kích cho khả năng nhanh chóng chiến ưu thế khống chế bầu trời. May bay có được động năng vector rất mạnh, cơ số vũ khí biên chế có các loại tên lửa không đối không tầm xa, tầm trung cà hệ thống tác chiến điện tử rất mạnh. Trong chiến đấu Su – 35 có khả năng phóng tên lửa với vận tốc 1,5 Mach ở độ cao đến 15 km. Hệ thống điều khiển kỹ thuật số hiện đại với lực đảy vector cho phép máy bay rất cơ động trong cận chiến tầm gần. Lực lượng Không quân PLAA muốn sở hữu Su – 35 và người Trung Quốc đang nỗ lực bằng mọi giá để có nó. Có tin đồn cho rằng Bắc Triều Tiên cũng muốn sở hữu chiếc siêu tiêm kích nay nhưng có thể sẽ thông qua phiên bản copy không có lisence của Trung Quốc. Su – 35 đang được đưa vào biên chế với số lượng lớn, chắc chắn khả năng xuất khẩu là rất cao và các nước thuộc thế giới thứ Ba sẽ đặt hàng nhập khẩu.
2- Tàu ngầm lớp Amur
Mặc dù Nga đang hiện đại hóa vào đóng mới hạm đội tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo như tên lửa lớp "Borei" và "Severodvinsk", nhưng các phương tiện mang này không dành cho xuất khẩu. Kremlin chỉ cho thuê các tàu ngầm hạt nhân cho duy nhất một đồng minh - Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ hiện đang sử dụng tàu ngầm tấn công thuộc dự án 941 Akula II, mang tên Ấn là Chakra (ở Nga được định danh K-152 "Seal"). Trước đây, Ấn Độ từng thuê tàu ngầm tấn công K-43 dự án 670. Các nước đặt hàng còn lại sẽ mua của Nga tàu ngầm diesel-điện hiện đại, mới nhất trong số đó - tàu ngầm lớp "Amur".
Các tàu ngầm diesel – điện không có được dự trữ hải trình và dự trữ thời gian hoạt động độc lập như các tàu ngầm tấn công hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, nhưng các chiến hạm này đặc biệt có độ ồn rất thấp và là một ngủy hiểm tiềm tàng cho các chiến hạm nổi của đối phương, đặc biệt là ở vùng nước ven bờ. Ngay cả những tàu ngầm diesel điện thế hệ cũ hơn cũng có thể gây bất ngờ rất lớn. Ví dụ, năm 2007 một tàu ngầm PLA lớp "Sun" đã tiếp cận tàu sân bay Mỹ Kitty Hawk, sau đó nổi lên cách chiến hạm khổng lồ của Hải quân Mỹ không xa mà các chiến hạm cảnh giới, trinh sát và cảnh báo sớm hoàn toàn không phát hiện. Hiện nay, các tàu ngầm lớp Improved Kilo (“Paltus” và “Varshavyanka”) cũng như lớp tầu tiếp theo Amur có độ ồn thấp hơn rất nhiều so với chiến hạm cũ của Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Amur là phiên bản cải thiến sâu của dự án 677 “ Lada” chế tạo đặc biệt dành cho xuất khẩu, tàu ngầm có độ ồn còn thấp hơn cả Kilo 636.3 do thiết kế thân tàu chỉ còn một lớp vỏ và có biên chế vũ khí tốt hơn Kilo 636. Tàu có thể được trang bị các động cơ lớp Stirling không phụ thuộc không khí nên có thể ẩn mình rất lâu dưới đáy biển. Amur được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 10 ống phóng tên lửa hành trình chống tàu thẳng đứng. Tốc độ khoảng 20 knots, dự trữ thời gian hoạt động độc lập là 45 ngày.
Nước Nga đến nay chưa có các đơn đặt hàng đối với Amur, người Trung Quốc đang tìm mọi cách đến nắm lấy bí mật công nghiệp nhưng chưa thành công. Với danh tiếng vượt trội của nguyên mẫu Kilo, chắc chắn Amur không khó khăn gì lắm trong việc tìm kiếm khách hàng từ các nước Trung Đông, Đông Nam Á, Nam Mỹ.
3- Tăng Т-90
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga - là chiếc xe bọc thép hiện đại nhất ở Nga hiện nay sẽ tiếp tục cho đến khi nền tảng của thế hệ tăng mới "Armata" được đưa vào khai thác sử dụng. Định danh xe mới, nhưng về cơ bản là một phiên bản cải tiến sâu của T-72 thời kỳ Xô viết. Xe tăng T-72 được sản xuất với số lượng rất lớn, xe có độ cao thấp và tính năng kỹ chiến thuật cao. Một dòng xe khác T – 80 có những tính năng kỹ chiến thuật rất tốt, nhưng không minh chứng được khả năng vượt trội của mình trong cuộc chiến Chesnia, do đó lục quân Nga quan tâm nhiều hơn đến T-90, không đặt hàng thêm các phiên bản cải tiến của T-80.
Dù thân xe cơ bản của T-90 là xe tăng T-72, xe tăng - là một chiếc xe tuyệt vời, rẻ hơn nhiều so với các đối thủ phương Tây như tăng "Leopard 2" hay M1A2 «Abrams". T-90 được tích hợp các loại vũ khí, thiết bị phát hiện mục tiêu và điều khiển hệ thống hỏa lực phiên bản mới nhất của T-80 đặt trên cơ sở của T-72. T-90 được lắp bổ xung giáp mới composite và giáp phản ứng nổ "Kontakt-5".
Quân đội Nga có gần một ngàn xe tăng T-90. Nhưng chiếc xe này cũng rất phổ biến trong quân đội Ấn Độ, các phiên bản gần đây nhất của xe tăng này (tác chiến hiệu quả hơn, giáp bảo vệ tốt hơn và những hiệu năng khác). Bên cạnh Ấn Độ, Algeria, Azerbaijan, Turkmenistan, và Uganda cũng đặt mua. Việt Nam và một số nước khác đặc biệt quan tâm đến loại xe này. Nga hiện đang chào bán một phiên bản nâng cấp mang tên T-90MS.
4- Tên lửa chống tàu P-800 "Onyx» / BrahMos
P-800 được phát triển từ thời Liên bang Xô Viết. Đây là tên lửa hành trình chống tàu siêu âm, cơ sở căn bản để Liên minh Nga – Ấn chế tạo tên lửa hành trình phiên bản BrahMos. Tên lửa có thể được phóng từ chiến hạm, tàu ngâm, máy bay và các phương tiện cơ động trên mắt đất. Mặc dù định danh là tên lửa chống tàu, nhưng tên lửa hành trình có tốc độ cực đại Mach 3 này có thể tấn công các mục tiêu mặt đất. Hiên người Nga đang giới hạn tầm phóng của tên lửa trong khoảng cách 300 km, nhưng rõ ràng P-800 có ưu thế hơn hẳn tên lửa chống tàu Mỹ Harpoon. Theo các nguồn tin tình báo Mỹ, BrahMos — vũ khí chống tàu vô cùng nguy hiểm. Những chi tiết cụ thể không được thông báo, nhưng quỹ đạo đường bay của nó khiến các hệ thống đánh chặn tên lửa Mỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đánh chặn.
Tên lửa chống tàu "Yakhont".
Tên lửa phiên bản Nga và tên lửa phiên bản Liên minh Nga – Ấn Độ đều có thể dành cho xuất khẩu. Việt Nam, Syria, Nga đều có các tổ hợp tên lửa P-800 định danh Bastion. Tên lửa Brahmos của Ấn Độ có thể phóng từ trên biển, trên không và có kế hoạch phát triển các tổ hợp phòng thủ bờ biển. Nga cũng có kế hoạch trang bị các tổ hợp tên lửa này cho các khu trục hạm hạng nhẹ frigates lớp "Admiral Gorshkov". Rất nhiều nước muốn mua loại tên lửa cực kỳ nguy hiểm này, trong đó có Việt Nam và Ai Cập.
5- Ngư lôi tự dẫn 53 - 65
Ngư lôi 53-65 với hệ thống cảm biến sensor tự dẫn sử dụng sonar chủ động và theo bọt nước lằn tàu.
Các nước có sự quan tâm rất lớn đến các tên lửa chống tàu, nhưng các ngư lôi phóng từ dưới mặt nước cho nguy cơ đe dọa lớn hơn gấp nhiều lần đối với các chiến hạm nổi của hải quân Mỹ. Những ngư lôi nguy hiểm nhất, tất nhiên phải là những ngư lôi do Nga chế tạo – đó là ngư lôi 53 – 56 với những tính năng kỹ chiến thuật hoàn toàn khác biệt.
Ngu lôi có bộ cảm biến tự dẫn theo vệt nước lằn tàu và sonar chủ động dẫn bắn vào mục tiêu. Ngư lôi với đầu dẫn chủ động từ lâu đã làm đau đầu các chuyên gia hải quân Mỹ do nó bỏ qua những tác động ngăn chặn, đánh lừa thủy siêu âm, ví dụ như ngư lôi mồi bẫy AN/SLQ-25 Nixie và tấn công thẳng vào thân tàu. Các chuyên gia cho rằng hệ thống này có sác xuất tiêu diệt mục tiêu rất cao. Thứ duy nhất có thể chống được ngư lôi tự dẫn theo lằn tàu là ngư lôi chống ngư lôi tự dẫn. Hải quân Mỹ hiện đang sử dụng một phiên bản hệ thống này trên tàu san bay George HW Bush, nhưng hiện vẫn chưa đánh giá được, khả năng hiệu quả chống lại 53 – 65 ở mức độ nào.
Nước Nga hiên đang xuất khẩu loại ngư lôi có hệ thống tự dẫn theo lằn tàu. Một số ngư lôi này đã được Trung Quốc nhập khẩu, ngoài ra, thông tin về các nước khác nhập khẩu loại này không có, nhưng khả năng rất cao là Syria và Việt Nam có thể sở hữu loại ngu lôi đáng sợ này.
bài viết của tác giả Dave Majumdar đăng trên báo "The National Interest" ông nghiên cứu các quân sự từ năm 2004 và hiện đang viết cho Viện Hải Quân Hoa Kỳ U. S. Naval Institute, Aviation Week, The Daily Beast và các nhà xuất bản khác. Trước đó, ông nghiên cứu các vấn đề an ninh quốc gia cho Flight International , Defense News và C4ISR Journal. Majumdar nghiên cứu các vấn đề chiến lược tại Đại học Calgary và hiệnnghiên cứu về lịch sử khoa học Hải quân.
Theo" QPAN