Rõ ràng, Trung Quốc là kẻ thù tiềm năng của Mỹ hiện nay. Nhưng phương thức ngoại giao cưỡng bức với Trung Quốc khó khăn và phức tạp hơn so với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, nhất là sau cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962 ở Cuba.
Một lý do cho sự phức tạp này là mâu thuẫn dai dẳng đang hiện diện ở Đông Á về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, những điều gây chia rẽ các nước thành hai phe Chiến tranh Lạnh trên hầu hết các khu vực trên thế giới. Trung Quốc, trung tâm của một khu vực có tầm quan trọng vô cùng lớn, đang có những tranh chấp chủ quyền trên biển với một loạt các nước láng giềng, trong đó có hai đồng minh của Mỹ - Nhật Bản và Philippines và một đối tác an ninh-Đài Loan.
Khu vực Đông Á hiện nay, Trung Quốc đang nỗ lực vẽ lại bản đồ tiếm quyền sở hữu các vùng biển liên quan. Tồn tại mâu thuẫn rất lớn giữa Trung Quốc và Đài Loan về vị thế quyền lực hành chính trên đảo. Tranh chấp nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Gia tăng căng thẳng đang diễn ra về chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines , Việt Nam, Brunei và Malaysia trên Biển Đông.
Tình hình trở nên rất phức tạp trong những tuyên bố và bằng chứng chân thực rõ ràng của tất cả các bên tranh chấp. Nếu tất cả các quốc gia thực sự cảm thấy họ đang bảo vệ những yêu cầu chính đáng chống lại chủ nghĩa xét lại của quốc gia khác, trò chơi bắn gà đối ngoại chính trị về an ninh thế giới có nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang phi chủ ý, gây tổn thất sinh mạng và hoàn toàn có khả năng bùng nổ chiến tranh biển.
Ở Trung Quốc, những đòi hỏi về chủ quyền bị kích động bởi những câu chuyện về một dân tộc là nạn nhân lịch sử và chính sách bóc lột hậu thực dân. Đối với các nước có liên quan trong tranh chấp, vấn đề bảo vệ tuyên bố chủ quyền và thu hồi lại những vùng lãnh thổ bị đánh cắp là sứ mệnh chủ chốt.Trung Quốc cũng không ngoại lệ.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc có được sự tự tin hơn trong chính sách đối ngoại nhưng lo ngại về sự bất ổn trong nước. Tầng lớp ưu tú đại lục và người dân cảm thấy vị thế quyền lực Trung Quốc trên thế giới được cải thiện đáng kể. Nhưng nền tảng mô hình xuất khẩu giá rẻ và gia tăng đầu tư nguồn nhiên liệu đang cùng lúc lung lay. Các lãnh đạo hàng đầu lo lắng về tình hình gia tăng bất mãn trong lòng xã hội.
Trung Quốc trên thực tế là mồi lửa tranh chấp với những hành động leo thang căng thẳng. Ví dụ, từ năm 2010, Trung Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ cực đoan với các tình huống bắt đầu bởi những nước khác, sự cố bắt giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá và thủy thủ đoàn Trung Quốc gần quần đảo Senkaku Nhật Bản làm nổ ra những cuộc biểu tình đầy bạo lực.
Từ đó, Trung Quốc đã kết hợp những tuyên bố và hành động quyết đoán hơn – liên tục khiêu khích với các nước láng giềng, từ Nhật Bản đến Philiphines, sau đó là việc hạ đặt một giàn khoan dầu lớn trên thềm lục địa Việt Nam và gần đây nhất là bồi đắp, cải tạo các rạn san hô chìm trên Biển Đông – kết hợp với những hành động cực hung hăng, gặm nhấm chủ quyền, chẳng hạn như tăng cường hiện diện tàu hải cảnh Trung Quốc ngày càng tăng gần quần đảo Senkaku kể từ khi chính phủ Nhật Bản mua lại các đảo từ một gia đình tư nhân vào năm 2012.
Bắc Kinh có thể sử dụng sức mạnh quân sự thông thường đe dọa các đồng minh đối tác Mỹ và sẵn sàng buộc Mỹ trả giá cao nếu Washington can thiệp bảo vệ. Việc tiến hành một cuộc chiến phi đối xứng như vậy với Mỹ có khả năng ảnh hưởng đến phương thức quản lý tranh chấp thời bình và vị thế chính trị của Mỹ nếu cuộc chiến xảy ra.
Mỹ có nhiều phương án nhằm giảm thiểu nguy cơ Trung Quốc tiến hành chiến tranh phi đối xứng. Nhưng một tổng thống Mỹ trong tương lai có thể bị buộc phải sử dụng phương pháp hiệu quả hơn cho quân đội Mỹ khi ứng phó cuộc chiến - ví dụ: phá hủy hoặc vô hiệu hóa các mục tiêu quân sự mặt đất của Trung Quốc - đặc biệt giai đoạn đầu cuộc xung đột khi các biện pháp có hiệu quả cao nhất.
Một kịch bản như tấn công vào hệ thống tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, bệ phóng và hệ thống chỉ huy và kiểm soát trước khi tên lửa PLA tấn công các căn cứ và chiến hạm mặt nước là một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu các đe dọa. Tàu ngầm Trung Quốc, có thể tấn công bằng ngư lôi và tên lửa hành trình hoặc đặt triển khai trận địa thủy lôi, gây ra nguy cơ tiềm năng cho các lực lượng quân đội Mỹ. Ngược lại, Mỹ sở hữu các loại vũ khí tấn công công nghệ cao, trước nguy cơ đe dọa bị cuốn vào dòng xoáy sự kiện và tổn thất, tấn công các quân cảng tàu ngầm và hệ thống chỉ huy, kiểm soát và điều hành tác chiến trên đất Trung Quốc.
Nhưng không một Tổng thống Mỹ nào không cân nhắc kỹ ý định tiến hành cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường nhằm vào một quốc gia có khả năng trả đũa bằng hạt nhân. Hơn thế nữa, các tổ hợp tên lửa đạn đạo di động thông thường và tàu ngầm Trung Quốc, được phát triển chống lại lực lượng quân sự vượt trội của Mỹ đan xen một cách nguy hiểm với các hầm phóng tên lửa trên đất liền và tàu ngầm nguyên tử, cho phép Trung Quốc có khả năng giáng đòn phản kích hạt nhân.
Nếu Mỹ không kích các hệ thống tên lửa và tàu ngầm Trung Quốc với mục đích ngăn chặn cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường khởi đầu cho xung đột, Washington vô hình chung có thể kích hoạt kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc. Các lãnh đạo Bắc Kinh có thể coi đó như một nỗ lực loại trừ vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, sẽ mạo hiểm leo thang chiến tranh như đã từng làm với Nga.
Trong học thuyết về vũ khí hủy diệt lớn, Trung Quốc luôn công khai tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, một vị thế mà Bắc Kinh tự tin cho rằng không có một sức mạnh hỏa lực thông thường nào có thế gây khó khăn đến mức Trung Quốc phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân. Nhưng một tác phẩm quân sự nội bộ PLA cho rằng: nguyên tắc không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên được hiểu như “phương châm” hơn là nguyên tắc và không nhất thiết phải tuân thủ trong điều kiện một kẻ thù có công nghệ vượt trội tấn công các mục tiêu quan trọng của đất nước với vũ khí thông thường.
Mặc dù không có nguy cơ này, các đối tác khu vực của Mỹ dựa trên các nguy cơ có thể sẽ phản đối một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường chống lại đại lục. Đặc biệt là những nước nằm trong phạm vi tấn công bằng vũ khí thông thường PLA, phụ thuộc kinh tế vào hệ thống sản xuất xuyên quốc gia đại lục có thể coi Trung Quốc như điểm tựa.
Những phân tích cho thấy rõ rằng Trung Quốc và Mỹ cả hai sẽ tổn thất nặng nề nếu nổ ra một cuộc xung đột trên Thái Bình Dương. Đối với người Mỹ, điều quan trọng là xác định chính xác nhất: tiềm năng của Trung Quốc thua sút thế nào so với Mỹ trong sức mạnh quân sự tổng hợp và nghiên cứu, phân tích các chiến lược mà Mỹ và đồng minh đã thực hiện hiệu quả từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh trong bối cảnh địa lý và chính trị cụ thể.
Chính quyền George W. Bush đã hòa trộn thành công các hoạt động đối ngoại chính trị đảm bảo uy tín cao cam kết của Mỹ đối với an ninh Đài Loan (1 đợt cung cấp vũ khí lớn và những cảnh báo Trung Quốc ngăn chăn nguy cơ xâm lược qua eo biển Đài Loan) với một bảo đảm với Bắc Kinh rằng mục đích quan hệ quốc phòng Mỹ với hòn đảo không phải là ủng hộ Đài Loan độc lập vĩnh viễn từ Trung Quốc.
Chính quyền Obama cũng thành công khi gửi đến đến Trung Quốc một tín hiệu: Mỹ yểm trợ khả năng kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku (tổng thống Mỹ nhắc lại ở Tokyo năm 2014 rằng hiệp ước hợp tác quốc phòng Mỹ với Nhật Bản có hiệu lực bao trùm đối với cả quần đảo tranh chấp).
Bloomberg cho rằng, Mỹ phải kết hợp hành động bằng sức mạnh và quyết tâm để có thể bình tĩnh đối phó với những tình huống làm gia tăng bất ổn liên quan đến các tuyên bố chủ quyền và một Trung Quốc đang thể hiện sức mạnh. Những kịch bản của xung đột vũ trang cũng minh chứng rằng quan hệ Mỹ-Trung không phải là trò chơi có tổng bằng không - thực sự là sẽ vô cùng nguy hiểm nếu tình huống đó có thể xảy ra.
Theo: QPAN