Ngày 27/3, Nhà Trắng Mỹ cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày đã tiến hành điện đàm với các nhà lãnh đạo châu Âu, hai bên đã thảo luận về cách thức hợp tác để ứng phó với cách làm thương mại "không công bằng" của Trung Quốc.
Hiện nay, Washington và EU đang tiến hành tranh cãi vì đầu tháng này ông Donald Trump quyết định tiến hành thu thuế cao đối với sắt thép và nhôm.
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel "đã tiến hành thảo luận về việc hợp tác đối phó với cách làm kinh tế không công bằng và hành vi vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc".
Theo tuyên bố, hai bên cũng đã thảo luận về "vấn đề tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng trong vấn đề thuế quan".
Nhà Trắng còn cho hay ông Donald Trump cũng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đề cập đến "bước đi tiếp theo" trong việc đối phó với hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc. Ngoài ra, "hai nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về cách làm thương mại giữa Mỹ và EU".
Ông Donald Trump đang đồng thời tiến hành các cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh và Brussels. Trong tháng này, ông Donald Trump đã đề xuất tiến hành tăng thuế đối với sản phẩm sắt thép và nhôm nhập khẩu, đồng thời đánh thuế vào các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 60 tỷ USD.
Các quan chức thương mại châu Âu và Mỹ cho biết hai bên đang tiến hành đàm phán để đạt được thỏa hiệp, Mỹ tạm thời đã miễn trừ 10% thuế nhôm và 25% thuế sắt thép cho châu Âu.
Nhưng nếu các nỗ lực thỏa hiệp thất bại, Brussels đã xác định một số hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ có thể đối mặt với mức đánh thuế cao, chẳng hạn bơ lạc và xe máy Harley - Davidson.
Quan chức châu Âu cho biết thuế quan của Mỹ không giải quyết được vấn đề năng lực sản xuất công nghiệp dư thừa và "cung vượt quá cầu", trong khi đó Washington quy trách nhiệm của hai vấn đề này cho Bắc Kinh.
Ngoài ra, theo hãng tin DPA Đức, ngày 27/3 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gọi điện cho nhau và đã thảo luận về vấn đề thuế, hai nhà lãnh đạo đều đã đề xuất ý tưởng hợp tác đối phó với chính sách và hành vi thương mại của Trung Quốc.
Một bản tuyên bố của chính phủ Đức cho biết bà Angela Merkel kêu gọi EU triển khai đối thoại với Mỹ về chính sách thương mại, đưa hệ thống thương mại quốc tế dựa trên quy tắc vào xem xét.
Trước đó, ông Donald Trump xác nhận đánh một loạt thuế đối với sắt thép và nhôm, nhưng rất nhiều đồng minh then chốt bao gồm đại đa số các nước châu Âu đều đã được miễn trừ. Còn Trung Quốc đã bị Mỹ đánh thuế 25% đối với sản phẩm sắt thép và 15% đối với sản phẩm nhôm.
Ngoài ra, do cách làm thương mại "không công bằng" dài hạn của Trung Quốc, ông Donald Trump còn công bố khả năng đánh thuế vào hàng hóa Trung Quốc trị giá ít nhất 60 tỷ USD, chủ yếu là hàng hóa công nghệ cao.
Ngày 28/3, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết trước khi mức thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực, sẽ còn 60 ngày để đàm phán. Song ông cho biết thêm, quan hệ thương mại Mỹ - Trung cần thời gian vài năm mới có thể đạt được “trạng thái tốt nhất”.
Đáp lại, Trung Quốc ngày 23/3 cho rằng họ đang có kế hoạch tiến hành tăng thuế đối với các hàng hóa Mỹ trị giá khoảng 3 tỷ USD, trong đó có thịt lợn và hoa quả.
Ngày 29/3, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết Trung Quốc không thay đổi lập trường, hy vọng Mỹ nhìn rõ tình hình, đi theo xu thế lịch sử là toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại và đầu tư. Trung Quốc thúc giục Mỹ từ bỏ cách làm của chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ thương mại, áp dụng các biện pháp thiết thực, giải quyết các bất đồng bằng con đường đối thoại, đàm phán, thực sự bảo vệ cục diện tốt đẹp của hợp tác kinh tế thương mại Trung - Mỹ.