Mỹ lên kế hoạch SIOP hủy diệt Liên Xô và Trung Quốc thế nào

VietTimes -- The National Interest dẫn nguồn tin từ trang NationalSecurity Archive cho biết: vào những năm 1960, người Mỹ đã muốn đưa Liên Xô trở về thời kỳ đồ đá, tiến hành cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn vào các trung tâm kinh tế, quân sự và hạ tầng xã hội.
Đại tướng Maxwell Taylor, một trong những tác giả của SIOP cùng Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, tháng 07.1964. Ảnh National Security Archive
Đại tướng Maxwell Taylor, một trong những tác giả của SIOP cùng Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, tháng 07.1964. Ảnh National Security Archive

Những kế hoạch tiến hành cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ không chỉ hủy diệt Liên Xô mà cả Trung Quốc như các “quốc gia có tiềm năng” có thể đe dọa nước Mỹ.

Những tài liệu này đề cập đến bộ tài liệu Kế hoạch hành động tích hợp đơn nhất (Single Integrated Operational Plan- "SIOP"), kiểm soát và điều chỉnh nhiều tiểu kế hoạch quân sự và các giải pháp, xác định phương thức Mỹ sẽ tiến hành cuộc chiến hạt nhân.

Tháng 06.1964, một nhóm các sĩ quan quân sự cao cấp Lầu Năm Góc (bao gồm cả Tham mưu trưởng lực lượng không quân Le Mai) đã đưa ra một văn bản, tập hợp tất cả các đề xuất và khiến nghị, gửi đến các nhà phân tích kế hoạch SIOP.

Các kế hoạch chiến tranh hạt nhân Mỹ trong thời kỳ chính quyền Johnson bao gồm những phương án tiến hành một cuộc phản công hạt nhân đánh vào các mục tiêu lực lượng chiến lược hạt nhân, quân sự thông thường của kẻ thù. Đòn tấn công còn nhằm cả vào hạ tầng cơ sở công nghiệp và đô thị nhằm mục tiêu xóa bỏ Liên Xô khỏi danh sách các quốc gia có tiềm lực công nghiệp lớn "phá hủy hạ tầng đời sống quốc gia của một  xã hội phát triển tiềm năng".

Đây là một văn bản được rò rỉ từ đánh giá của nhóm Thành viên liên hợp thuộc Kế hoạch hành động đơn nhất tích hợp (SIOP) được thông qua quá trình kiểm duyệt của nhóm Đánh giá phân loại bắt buộc thuộc Đại học George Washington mà tổ chức Lưu trữ An ninh Quốc gia (National Security Archive) là thành viên thuộc quyền. Tài liệu được đăng trên trang web của tổ chức này dưới dạng giản lược.

Tài liệu được công bố, theo trích lục của nhóm Thành viên liên hợp thuộc Kế hoạch hành động tích hợp đơn nhất (SIOP) vào tháng 6.1964. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách Mỹ lựa chọn phương tức tấn công hạt nhân là một hình thức tấn công không thể tách rời với kế hoạch kể từ khi được đưa ra.

Trong kế hoạch SIOP, các nhà hoạch định chiến lược đặt ra những yêu cầu huy diệt cao nhất - 95% các mục tiêu lực lượng hạt nhân của đối phương, cho thấy một kế hoạch “quá mức” yêu cầu, đỏi hỏi phải phá hủy hầu hết các hạ tầng cơ sở liên quan đến hạt nhân và công nghiệp. Kế hoạch được thành lập và được các thành viên của Nhóm hỗn hợp kế hoạch xác định mục tiêu chiến lược liên tục cập nhật. SIOP có thể nói là kế hoạch nhằm khởi động cỗ máy quân sự khổng lồ "ngày tận thế."

Kế hoạch chiến tranh hạt nhân của Mỹ (SIOP) đưa ra những giả định trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh về nguy cơ một cuộc tấn công bất ngờ của Liên Xô vào Mỹ hoặc các quốc gia đồng minh. Khả năng chống trả một cuộc tấn công có thể thất bại và xung đột Mỹ-Xô có thể vượt quá tầm kiểm soát khiến các quan chức quốc phòng Mỹ muốn có những giải pháp hợp lý để cuộc tấn công “có khả năng thực hiện trong điều kiện dự đoán hợp lý, trước khi cuộc xung đột có thể bắt đầu.” Có nghĩa là tấn công trước.

Cuộc tấn công hạt nhân có thể tiến hành trong trường hợp có một cuộc tấn công bất ngờ của Liên Xô và cũng có thể được tiến hành trong trường hợp lực lượng tình báo đưa ra cảnh báo về một cuộc tấn công sắp diễn ra từ phía Liên Xô.

Những lựa chọn này khiến các nhà phân tích chiến lược hạt nhân nghi ngờ về một số sự kiện, khi hệ thống radar, máy tính cảnh báo sớm của Liên Xô thông báo về một cuộc tấn công hạt nhân từ phía Mỹ. Sau đó truyền thông và các chuyên gia xác định là hiệu ứng ánh sáng hoặc sự nhầm lẫn của máy móc. Các chuyện gia cho rằng, có thể một nhóm nào đó thuộc phái diều hâ Mỹ đã tiến hành các hoạt động khiêu khích với hy vọng châm ngòi cho một cuộc bùng phát chiến tranh từ phía Liên Xô, danh chính ngôn thuận giáng đòn phản kích bằng vũ khí hạt nhân.

Kế hoạch tích hợp các hành đông quân sự thành một chiến lược đơn nhất có nhiều phương án khác nhau tấn công hạt nhân vào Liên Xô và Trung Quốc, bao gồm các cuộc tấn công vào "lực lượng hạt nhân chiến lược và lực lượng thông thường của đối phương", gây thiệt hại tối thiểu cho người dân hoặc tấn công ồ ạt, toàn diện vào các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị, hủy diệt hoàn toàn lực lượng vũ trang của đối phương trong một đòn tập kích duy nhất.

Mục đích then chốt của SIOP là "phá hủy hoàn toàn tiềm lực của khối liên minh Trung-Xô tiến hành một cuộc chiến tranh" và "loại bỏ các quốc gia này khỏi danh mục các nền công nghiệp quyền lực" của thế giới.

Những tác giả của học thuyết hạt nhân này không đặc biệt quan tâm đến những tổn thất khổng lồ cho dân thường. Kế hoạch SIOP của Lầu Năm Góc đặt mục tiêu phá hủy các thành phố như một phương thức phá hủy tất cả hạ tầng cơ sở công nghiệp của của các quốc gia – kẻ thù tiềm năng. Các tác giả của kế hoạch này nhận định, cuộc tấn công quy mô lớn có thể sẽ "dẫn đến sự gia tăng số lượng nạn nhân trong dân thường, do hầu hết dân cư trong các thành phố lớn có thể bị thương vong".  

Bản thuyết minh SIOP nhận định và cho rằng đó là những tổn thất chấp nhận được do sự cần thiết phải tấn công vào các cơ sở công nghiệp và đô thị để "phá hủy Liên Xô và Trung Quốc như là các quốc gia tiềm năng có thể đe dọa an ninh nước Mỹ".

Các quan chức quân sự cao cấp của Lầu Năm Góc cũng thừa nhận, để tiêu diệt 30% dân số của Trung Quốc là một nỗ lực rất lớn, do đại đa số người dân Trung Quốc sống ở các vùng nông thôn, chứ không phải các thành phố lớn, mục tiêu của các cuộc tấn công hạt nhân theo kế hoạch. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, hủy diệt 1/3 dân số Trung Quốc là một vấn đề “phi tiết kiệm” do phải thực hiện với số lượng rất lớn các cuộc tấn công hủy diệt. Nhưng Lầu Năm Góc cho rằng, Liên Xô và Trung Quốc phải bị hủy diệt như những cộng đồng có khả năng sống còn và bền vững rất cao.

Chính phủ Mỹ chưa bao giờ cho phép giải mật bất kỳ phiên bản nào của kế hoạch SIOP, các nhà nghiên cứu của trường Đại học George Washington phải lọc trong tài liệu phụ trợ nhằm soi rọi các phần thiết yếu của kế hoạch. Các phiên bản kế hoach SIOP được tổng hợp bao gồm:

SIOP-62 và những phiên bản cập nhật liên tục liên quan đến chiến lược tấn công hạt nhân quy mô lớn tấn công các mục tiêu trong tâm của hai nước Trung-Xô, sử dụng hàng nghìn đầu đạn nhắm vào hơn một nghìn mục tiêu. Sự kết hợp giữa các phương tiện mang vũ khí hạt nhân trong hệ thống phân phối Alpha- tên lửa mang đầu hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược mang vũ khí hạt nhân là những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch này.

Để tổng thống Mỹ có nhiều lựa chọn hơn, cuối năm 1962, kế hoạch SIOP bao gồm hai giải pháp tấn công trước khi tình huống yêu cầu và ba giải pháp đáp trả cuộc tấn công. Trong chiếc cặp hạt nhân Foodball có văn bản tóm tắt cho tổng thống về các lựa chọn SIOP mục tiêu cho các cuộc tấn công, đôi khi kết hợp, các mục tiêu vũ khí hạt nhân chiến lược và hệ thống các phương tiện mang (Task Alpha), các mục tiêu quân sự phi hạt nhân (Task Bravo), và các mục tiêu đô thị-công nghiệp (Task Charlie)

SIOP-63 đưa ra yêu cầu về sự tổn thất đến 90% cho các mục tiêu. Một yêu cầu khiến SIOP trở thành một công cụ “quá mức cần thiết” do phải sự dụng nhiều vũ khí hạt nhân tiến công vào các mục tiêu có mưc ưu tiên cao.

SIOP-64 đã có những  thay đổi quan trọng trong kế hoạch chiến tranh hạt nhân:

SIOP cho phép "ngăn chặn" các cuộc tấn công nhằm vào các quốc gia cụ thể. Do tình hình căng thẳng trong quan hệ Trung-Xô, Mỹ có thể tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Liên Xô mà không tấn công Trung Quốc hoặc không tấn công hạt nhân vào các nước Đông Âu như Albania, Bulgaria và Romania.

Các mục tiêu ưu tiên của Sứ mệnh Alpha: Các mục tiêu khẩn cấp nhất bao gồm: các căn cứ máy bay ném bom hạng nặng và hạng trung, các trận địa tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM không có bảo vệ (tên lửa đạn đạo ICBM của Liên Xô không đưa vào silo bảo vệ cho đến đầu năm 1964) và khu vực trận địa của các tên lửa đạn đạo IRBM / MRBM (các tên lửa đạn đạo tầm cận trung / tầm trung).

Mục đích hàng đầu của "sứ mệnh Alpha", theo tài liệu SIOP-64 là đặt mức phá hủy mục tiêu đến 95% với "mức độ xác suất tổn thất cao". Nhưng các nhà hoạch định học thuyết hạt nhân Mỹ chủ yếu dựa trên đánh giá về tổn thất hạ tầng dựa trên hiệu ứng của vụ nổ hạt nhân, các tác giả không tính đến sự tàn phá của bức xạ quang, bức xạ điện từ, phóng xạ và các hiệu ứng hỏa hoạn, đặc biệt trong các khu vực đô thị. 

Mục đích của một trong những lựa chọn đáp trả các cuộc tấn công hạt nhân là tiêu diệt Liên Xô như một xã hội “phát triển tiềm năng” nhắm vào các lực lượng quân sự Liên Xô (thông thường và hạt nhân), các cuộc tấn công vào các mục tiêu đô thị - công nghiệp – Sứ mệnh Charlie.

Tháng 05.1964, sau khi đại tướng Maxwell  Taylor công bố bản hướng dẫn thực hiện cuộc tấn công hạt nhân - kế hoạch SIOP, Lầu Năm Góc có trong tay hàng trăm tên lửa được biên chế để phục vụ kế hoạch SIOP: 488 tên lửa Minutemen, 70 tên lửa đạn đạo Titan I và II; 208 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM Polaris A-1 và A-2. Ngoài các tên lửa đạo, các phương tiện mang bom hạt nhân còn có 630 máy bay ném bom B-52 và 450 B-47, những chiếc B-47 đã được nghỉ hưu sau này.

Nhờ những hoạt động ngăn chặn, đe dọa đáp trả không khoan nhượng và không thể dự đoán được của Liên Xô, "kế hoạch cuồng tín" này không được đưa vào thực hiện. Không rõ những bản kế hoạch SIOP của các quan chức cao cấp Lầu Năm Góc có được trình lên chính quyền Mỹ hay không. Nhưng tháng 9.1963 các quan chức quốc phòng kết luận, những chiến lược tấn công trước nhằm hạn chế thiệt hại cho người Mỹ sẽ thất bại. Tại một cuộc họp tại Nhà Trắng công bố báo cáo năm 1963 siêu mật của Tiểu ban Đánh giá Net (Net Evaluation Subcommittee-NESC), tướng Leon Johnson có phát biểu với tổng thống: "Không có cách nào, bất kể chúng ta làm gì, để tránh thương vong, thiệt hại không thể chấp nhận được ở Mỹ nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra".

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng trong Nhà Trắng cho đến những năm 1980 vẫn lên kế hoạch tấn công hạt nhân chống Liên Xô. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan sau đó đã công bố kế hoạch “Sáng kiến phòng thủ chiến lược vũ trụ” (còn được gọi là " Chiến tranh trên các vì sao - Star Wars") nhằm tạo ra một "lá chắn hạt nhân Mỹ chống Liên Xô trong không gian".