Tháng 11.2016, hãng tin TV Zvezda, dẫn nguồn từ Tư lệnh trưởng Lực lượng Pháo binh và tên lửa quân đội Nga, thiếu tướng Mikhail Matveevsky cho biết: Nhằm hiện đại hóa quân đội, Nga sẽ chế tạo ra hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ mới. Tên lửa phải đáp ứng được nguyên tắc “bắn, quên, tiêu diệt mục tiêu”.
Trong quá trình phát triển tên lửa, đầu đạn được phát triển dựa trên những nguyên tắc vật lý mới. Ngoài ra, tên lửa còn phải được trang bị các thiết bị tự động hóa cao độ, bao gồm cả hệ thống tự động chuẩn bị tên lửa và phóng đạn. Hệ thống điều khiển tên lửa kỹ thuật số, cho phép lựa chọn phương án tấn công tối ưu nhất đối với mục tiêu (tấn công từ tháp pháo hay tấn công ngang sườn xe), tính toán và điều chỉnh quỹ đạo đường bay của đạn so với mục tiêu, hệ thống định vị vệ tinh hỗn hợp (Glonass – GPS dân sự).
Hhệ thống dẫn đường quán tính, đầu đạn còn được trang bị hệ thống tự dẫn quang hồng ngoại hoặc ảnh nhiệt mọi thời tiến, hệ thống truyền thông chiến trường đa phương tiện kết nối với cơ sở dữ liệu trung tâm nhằm tạo ra một trí tuệ nhân tạo điều khiển đầu đạn, sử dụng những cơ sở dữ liệu thu được cung cấp cho các tên lửa trong những lần bắn tiếp theo. .
Theo Russian Gazeta, tập đoàn " High-Precision Systems – Hệ thống có độ chính xác cao" đang nghiên cứu phát triển một thế hệ tên lửa chống tăng mới. Trong một cuộc phỏng vấn của TASS tại diễn đàn "Army-2018", đại diện tập đoàn cho biết: "Các doanh nghiệp đang phát triển một hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ tiếp theo”. Nhưng đại diện của tập đoàn này không nói chi tiết hướng phát triển tiếp theo của hệ thống tên lửa chống tăng mới.
Từ Đại chiến thế giới thứ I đến này, lực lượng xe tăng là vũ khí then chốt, có ý nghĩa quyết định trên mọi chiến trường do có hệ thống giáp dày, hỏa lực mạnh và khả năng đột phá cao độ. Chính vì vậy, xe tăng trên chiến trường luôn là mục tiêu then chốt phải tiêu diệt. Sau chiến tranh Việt Nam đến chiến trường Syria, vũ khí chống tăng của bộ binh đóng vai trò quyết định giành ưu thế chiến trường, đánh bại những cuộc tấn công quy mô nhất.
Đặc biệt trên chiến trường Syria, vũ khí chống tăng hiện đại, cơ động và nhỏ gọn, đơn giản trong khai thác sử dụng như TOW, Korrnet đóng vai trò chính trong việc đánh bại các đơn vị tăng thiết giáp Syria. Các tổ hợp ATGM này có hiệu quả tác chiến cao hơn hẳn so với súng phóng lựu chống tăng, súng phóng lựu nhiệt áp và pháo chống tăng thông thường.
Hiện nay, tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) hiện đại nhất của Nga là Kornet, do Phòng thiết kế công cụ Tula (thành viên tập đoàn Hệ thống có độ chính xác cao - High Precision Systems). Với các tên lửa cải tiến, tổ hợp có thể tấn công các xe thiết giáp hạng nặng trên khoảng cách tới 10 km. Theo tính năng kỹ chiến thuật được công bố, tên lửa 9M133M-2 có khả năng xuyên giáp đồng nhất dày tới 1,3 mét sử dụng hiệu ứng nổ lõm. Phiên bản mới nhất gần đây, tổ hợp Kornet được chế tạo theo nguyên tắc "bắn-quên" nhưng vẫn chưa đạt được hiệu năng tiêu diệt.
Như vậy, hệ thống tên lửa mới của quân đội Nga phải kế thừa những thành tựu mà Kornet đạt được mà còn phải vượt trội hơn cả Javelin, tên lửa phải có khả năng thực hiện nguyên tắc “bắn – quên – tiêu diệt”, có khả năng xuyên thủng các tấm giáp phản ứng nổ và cả hệ thống phòng thủ chủ động tương tự như Trophi (Israel) phiên bản nâng cấp sau này. Có nghĩa là, hệ thống tên lửa chống tăng Nga trong tương lai gần có thể sẽ được robot hóa và kết nối với trí tuệ nhân tạo từ cơ sở dữ liệu chiến thuật của xạ thủ đến trung tâm chỉ huy. Có khả năng tiêu diệt tất cả các mục tiêu tăng thiết giáp và các phương tiện cơ giới của đối phương hiện nay và trong tương lai.