Mỹ lại cảnh báo nguy cơ “Vạn lý Trường Thành cát” Trung Quốc ở Biển Đông

Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 14/4 nêu rõ, những nỗ lực yêu sách chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc có thể gây lo sợ khắp thế giới với khả năng nổ ra xung đột quân sự, báo South China Morning Post tường thuật.
Đảo Gạc Ma đã biến thành một căn cứ quân sự kiên cố      ảnh: IHS Janes
Đảo Gạc Ma đã biến thành một căn cứ quân sự kiên cố ảnh: IHS Janes

Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng cầu cảng, đường băng trên các đảo nhân tạo thuộc rạn san hô và đảo, bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Bắc Kinh tuyên bố những căn cứ đó sẽ phục vụ cho quân sự cũng như mục đích dân sự. Mỹ và các đồng minh trong khu vực buộc phải rất cảnh giác và cân nhắc phản ứng của mình, hãng tin Bloomberg ngày 14/4 phân tích.

Những bức không ảnh mới về cấp độ nỗ lực lấn chiếm chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông đã dấy lên sự quan tâm đặc biệt của thế giới, các chính trị gia chỉ trích, cáo buộc chính quyền Barack Obama đã thiếu cẩn trọng và thiếu trách nhiệm khi đối mặt với những hành động khiêu khích của Trung Quốc.

Theo Bloomberg, vấn đề không giống như tuyên bố của Bắc Kinh đã khá rõ ràng. Cần phải có tư duy sắc sảo về vấn đề khi nào và bằng cách nào đối đầu với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc.

Khi tuyên bố việc xây dựng đảo nhân tạo có mục đích là "nơi trú bão, hỗ trợ dẫn đường, trung tâm tìm kiếm cứu nạn, trạm dự báo khí tượng thủy văn"…,người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh thừa nhận những hòn đảo mới này cũng được sử dụng cho mục đích quân sự.

Chiến hạm hải quân Trung Quốc sẽ cập cảng để tiếp nhiên liệu, máy bay chiến đấu phản lực sẽ sử dụng sân bay trên đảo để thực hiện các chuyến tuần thám xa đất liền. Những đảo này là thành phần để Trung Quốc hình thành khu vực nhận dạng phòng, đe dọa an ninh các nước láng giềng trên Biển Đồng. Trong tháng, hội nghị ngoại trưởng của ASEAN đã bày tỏ vô cùng "quan ngại" về quy mô xây dựng gần đây.

Trước đó, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris cũng đã cảnh báo nguy cơ về “Vạn Lý Trường Thành cát” của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, các đảo nhân tạo không thể tăng cường sức nặng những tuyên bố pháp lý của Trung Quốc đối với vùng lãnh thổ hay vùng biển xung quanh. Các căn cứ quân sự trên đó không thể sử dụng nhiều trong một cuộc chiến tranh, do nhanh chóng bị hủy diệt bởi bom và tên lửa. 

Mỹ cần áp đặt khả năng Bắc Kinh “trả giá”

Theo Bloomberg, trước biểu hiện trỗi dậy của Trung Quốc cùng tham vọng mở rộng quyền lực, Mỹ cần phải hành động sáng suốt. Bắc Kinh được coi là sai lầm khi cố gắng thay đổi hiện trạng ở khu vực đang căng thẳng. Nhưng nếu Mỹ hy vọng làm được nhiều hơn thế, Washington phải phát triển các biện pháp có thể sử dụng để tạo khả năng áp đặt Bắc Kinh phải trả giá đắt. 

Thống nhất các yêu sách khác nhau trong khu vực là vấn đề quan trọng. Trung Quốc tuyên bố khi các quốc gia Đông Nam Á có chung một tiếng nói. Có thể nghĩ rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch lôi kéo bằng “sự thân thiện” của mình để xoa dịu phản ứng dữ dội bùng phát vào mùa hè năm ngoái với sự cố hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc trong vùng nước thuộc chủ quyền và vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Đá Vành Khăn chiếm năm 1995 đang được Trung Quốc ồ ạt bồi đắp, xây dựng   ảnh: IHS Janes
Đá Vành Khăn chiếm năm 1995 đang được Trung Quốc ồ ạt bồi đắp, xây dựng ảnh: IHS Janes

Ý tưởng về việc lực lượng Hải quân ASEAN tuần tra chung trên biển, phối kết hợp với Nhật Bản vẫn còn rất xa. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, các nước trong khu vực nên tạm ngừng những cuộc tranh đấu về chủ quyền trong tranh chấp lãnh thổ, và cần phải gia tăng hơn nữa áp lực ngoại giao đối với Bắc Kinh.

Trong các cuộc thương lượng đàm phán với ASEAN, Bắc Kinh đã bị ràng buộc bởi một số những quy định về hành vi. Trong tương lai gần, các thành viên của ASEAN cần phải làm việc với Mỹ để phát triển các quy định của mình cho hiệp định COC. Điều đó có thể vạch ra được một ranh giới rõ ràng giữa định mức có thể chấp nhận được trong khu vực và những hành động của Trung Quốc.

Tương tự như vậy, Mỹ cần phải gây áp lực với chính phủ của mình thực hiện những hành động như Philiphines, đưa những yêu cầu ra tòa án quốc tế. Mục đích chủ yếu là xây dựng một hệ thống quy định dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế mà Trung Quốc sẽ rất khó có cơ hội né tránh hay bỏ qua.

Những hành động của Bắc Kinh trong nỗ lực mở rộng các vùng (rặng san hô, đảo) đã bị chiếm hoặc việc đơn phương áp đặt ‘vùng nhận dạng phòng không, gây ra những vụ xung đột bằng lực lượng bán quân sự như các hạm đội tàu “vỏ trắng” (hải giám, ngư chính, hải cảnh…lực lượng chấp pháp đơn phương của Trung Quốc) hoặc bằng hạm đội tàu cá dân sự khổng lồ.

Mỹ cũng cần phải nghiên cứu phương án triển khai các hạm tàu “vỏ xám” nhằm mục đích nhanh chóng đối phó với những hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, có nguy cơ leo thang căng thẳng và châm ngòi cho xung đột. Bắc Kinh cần hiểu rằng, nếu sự việc đã đi quá xa, thì nguy cơ leo thang căng thẳng thành xung đột sẽ vô cùng lớn.

Bloomberg cho rằng, Mỹ cũng cần phải hành động nhiều hơn nữa để tăng cường khả năng phòng thủ của các quốc gia như Việt Nam và Philippines bằng giải pháp phát triển và hiện đại hóa hệ thống trinh sát và cảnh báo, hệ thống chỉ huy, kiểm soát và điều hành hàng hải của hai quốc gia này.

Song song với việc tham vấn với Trung Quốc về vấn đề những chế định phòng ngừa và tránh những va chạm xung đột không chủ ý trên không, trên biển, dưới biển, Mỹ cần phải làm rõ hơn cho Bắc Kinh hiểu, khi nào thì hành động của họ sẽ vượt qua lằn ranh giới.

Yêu sách quá đáng của Trung Quốc khiến thế giới lo sợ

Mỹ lại cảnh báo nguy cơ “Vạn lý Trường Thành cát” Trung Quốc ở Biển Đông ảnh 2

Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua nêu rõ, những nỗ lực yêu sách chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc có thể gây lo sợ khắp thế giới với khả năng nổ ra xung đột quân sự, báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 14/4 tường thuật.

Theo QPAN