Mỹ - Hàn sẽ triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD giữa năm 2017 (video)

VietTimes -- Theo tin từ hãng thông tấn Yonhap, bộ quốc phòng Hàn Quốc đã ký hợp đồng trao đổi một khu đất của tập đoàn Lotte Group  để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa di động THAAD của Mỹ. 
Hệ thống đánh chặn tên lửa chiến trường THAAD
Hệ thống đánh chặn tên lửa chiến trường THAAD

Theo thỏa thuận này, chính quyền Hàn Quốc sẽ nhận được khu vực trên hướng đông nam lãnh thổ quốc gia này, trên khu vực trước đây được là sân gôn, và tập đoàn Lotte nhận được một mảnh đất khác có giá trị tương xứng gần Seoul. Hệ thống phòng thủ tên lửa dự kiến sẽ được triển khai tại khu vực này vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7.2017.

Khu đất được sử dụng để triển khai một khẩu đội tên lửa đánh chặn THAAD nằm trong địa phận hạt Seongju, cách Seoul 296 km. Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết đã tiến hành những nghiên cứu về việc triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa và ảnh hưởng của THAAD với môi trường.

Tháng 01.2017, Lầu Nằm Góc khẳng định việc triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn trên lãnh thổ Hàn Quốc. Nguyên nhân của động thái quân sự này được nhận định là cần thiết để chống lại những nguy cơ hạt nhân ngày càng tăng từ phía Triều Tiên. Trong những năm gần đây, Triều Tiên đã tiến hành liên tiếp 5 vụ thử hạt nhận và nhiều vụ phóng thử tên lửa đạn đạo các tầm khác nhau, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm trung, có phạm vi đe dọa an ninh các căn cứ quân sự Mỹ trên Thái Bình Dương.

Hiệp định về việc triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn chiến trường THAAD được hai bên ký kết vào ngày 08.07.2016.

THAAD (Theater High Altitude Area Defense), hệ thống phòng thủ tên lửa di động lục quân, đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung của đối phương trên độ cao thượng tầng khí quyền. Nhà thầu chính là tập đoàn Lockheed Martin (Tên lửa và Vũ trụ - Missiles and Space.

Vũ khí chủ lực của hệ thống THAAD là tên lửa đánh chặn. Tên lửa có khối lượng phóng 900 kg, dài 6.17 m, đường kính - 0,37 m, tầm xa 200 km, độ cao đánh chặn đến 150 km, tốc độ Mach 3, giá thành một hệ thống THAAD khoảng 2,3 tỷ USD, chỉ riêng tổ hợp radar AN/TPY-2 có giá 574 triệu USD.

Tháng 9.2016, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo phản đối quyết định Seoul và Washington về việc triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc, đã triệu tập đại sứ Hàn Quốc Kim Jang-soo và đại sứ Mỹ Max Baucus để kháng nghị chính thức. 

Trong một tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc có nhấn mạnh "Mỹ triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc không giúp đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và cũng không mang lại lợi ích trong sứ mệnh bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực", “động thái này gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích an ninh chiến lược của các nước có liên quan, bao gồm cả Trung Quốc," và yêu cầu phải "dừng ngay lập tức" kế hoạch triển khai THAAD. 

Bộ Ngoại giao Nga cũng ra tuyên bố tương tự bày tỏ "quan ngại sâu sắc" với quyết định triển khai THAAD, "bất chấp sự phản đối mạnh mẽ và liên tục" từ Nga và các nước khác liên quan. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một tuyên bố chung sau một hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng 8.2017 gọi kế hoạch triển khai THAAD là "không xây dựng" và " ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh toàn cầu và sự cân bằng chiến lược, sự ổn định và an ninh khu vực." 

Các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng Nga và Trung Quốc đặc biệt nhạy cảm với các radar AN / TPY-2, sử dụng băng tần X, có độ phân giải cao, có khả năng triển khai nhanh chóng, được thiết kế để phát hiện, theo dõi và xác định các mục tiêu tên lửa đạn đạo ở khoảng cách xa và ở độ cao lớn. 

Radar AN TPY-2 có thể được triển khai trong cả hai chế độ làm việc của bộ khí tài thiết bị đầu cuối dựa trên phạm vi hoạt động, có thể được sử dụng để dẫn bắn đánh chặn tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối hoặc hoạt động trong chế độ chuyển tiếp, theo dõi các tên lửa đạn đạo ở giai đoan phóng lên. 

Hoạt động của tổ hợp tên lửa THAAD
Hàn Quốc khẳng định việc triển khai tên lửa đánh chặn THAAD trên lãng thổ là một động thái bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực

QA