Mỹ dỡ bỏ hạn chế viện trợ quân sự cho phiến quân ở Syria

VietTimes -- Tổng thống Barack Obama ra lệnh dỡ bỏ những hạn chế về viện trợ quân sự cho lực lượng nước ngoài và những lực lượng khác ở Syria, xét thấy "cần thiết cho lợi ích an ninh quốc gia" Mỹ, cho phép những ngoại lệ nằm ngoài quy định trong suốt bốn thập kỷ Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí.
Chiến binh thánh chiến thuộc nhóm Al-Nusra (al-Qaeda Syria0 với tổ hợp tên lửa phòng không MANPAD ở Syria
Chiến binh thánh chiến thuộc nhóm Al-Nusra (al-Qaeda Syria0 với tổ hợp tên lửa phòng không MANPAD ở Syria

Ngày 08.12.2016, Nhà Trắng đưa ra thông cáo báo chí, cho biết những tổ chức chiến binh nước ngoài tại Syria, hỗ trợ các hoạt động đặc biệt của Mỹ "chống lại chủ nghĩa khủng bố ở Syria" sẽ được miễn trừ những hạn chế viện trợ quân sự.

"Tôi xin xác định rằng các giao dịch, bao gồm việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ quốc phòng cho các lực lượng nước ngoài, lực lượng bán vũ trang, các nhóm, cá nhân tham gia trong sứ mệnh hỗ trợ hoặc tạo điều kiện cho các hoạt động quân sự Mỹ nhằm chống khủng bố tại Syria, là điều cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia Mỹ ", tổng thống Obama khẳng định trong chỉ lệnh dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu vũ khí.

Các đại diện được ủy quyền tự chịu trách nhiệm trước Ngoại trưởng Mỹ về các hoạt động và đệ trình Quốc hội về đề xuất xuất khẩu vũ khí, giới hạn trong vòng 15 ngày kể từ ngày có thông báo trước khi họ được phép tiến hành các hoạt động xuất khẩu vũ khí.

Tổng thống Obama đã từng tuyên bố một sự dỡ bỏ tương tự trong các hạn chế của Đạo luật Kiểm soát xuất vũ khí tháng 9.2013, sau cuộc tấn công hóa học trong vùng Ghouta mà Cơ chế điều tra chung (JIM) giữa Liên Hợp Quốc và Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã không đưa ra được kết luận cuối cùng trong tháng 8.2016, để tạo điều kiện cho việc chuyển giao vũ khí quân sự Mỹ "cho những thành viên có lựa chọn" của lực lượng đối lập chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Năm 2016, Tổng thống Obama ký Đạo luật cấp Thẩm quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2016, trong đó phân bổ gần 500 triệu USD cung cấp vũ khí và huấn luyện đào tạo lực lượng "nổi loạn ôn hòa" ở Syria, phục hồi lại chương trình Lầu Năm Góc đã thừa nhận là thất bại vào năm 2015.

Thư ký báo chí trong cuộc họp giao ban Bộ Ngoại giao gần đây đã thừa nhận rằng: Tồn tại một khó khăn không thể giải quyết trong việc tìm kiếm sự khác biệt giữa các lực lượng khủng bố như Jabhat Al-Nusra và các lực lượng “ôn hòa” hơn ở Syria,

Thuật ngữ "chống chủ nghĩa khủng bố" chỉ là một lý do "che dấu bao biện bằng ngôn ngữ" nhằm cung cấp trang bị cho các nhóm chiến binh khác nhau chiến đấu chống lại quân đội Syria và các đồng minh của họ, nhà phân tích địa chính trị Patrick Henningsen nhận xét.

"Đưa lên phía trước khẩu hiệu chống khủng bố... theo đó một loại khái niệm tưởng tượng đã và đang là quan điểm của các cuộc thảo luận trong một năm rưỡi qua. Nhà Trắng đưa ra một ý tưởng huyễn hoặc rằng, nếu chúng ta đào tạo và trang bị cho các nhóm “đối lập ôn hòa”, họ sẽ chiến đấu chống lại IS. Henningsen phát biểu với RT.

"Nhà Trắng cơ bản muốn mở cửa xả lũ việc cung cấp vũ khí cho các phần tử cực đoan tôn giáo, các tổ chức vũ trang bất hợp pháp và các nhóm khủng bố địa phương, các nhóm khủng bố quốc tế đã xác định ... đó là tất cả những gì được thực hiện dưới chiêu bài cuộc chiến chống IS, mà bằng cách nào các nhóm nổi loạn “ôn hòa”, nếu thậm chí các nhóm này tồn tại, sẽ sử dụng vũ khí của mình chiến đấu chống IS. Và chúng ta đã biết từ lâu từ những tình huống trên chiến trường ngay từ đầu, đơn giản là không được đối lập “ôn hòa” chống IS. Đây là việc cung cấp vũ khí cho các phe phái đối lập nhằm chống lại chính phủ Syria và lực lượng chiến đấu của Nga. Đây là một động thái tuyệt vọng của tổng thống Obama trong chiến lược “Assad must go".

Quyết định của Tổng thống Obama sẽ dẫn đến một sự leo thang gần như ngay tức khắc các cuộc xung đột và về cơ bản, trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, đưa nước Mỹ vào tình trạng "tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Nga và Syria", cựu quan chức Lầu Năm Góc, Michael Maloof phát biểu.

"Những người nổi dậy, người mà chúng ta không thể xác định là ai, khủng bố hay không khủng bố, sẽ nhanh chóng nhận được những vũ khí rất hiện đại. Có khả năng là các tổ hợp vũ khí phòng không cơ động, có thể bắn hạ máy bay Nga và Syria," ông Maloof nói.

"Và thực tế Mỹ đã có những vũ khí này ở châu Âu, có thể dễ dàng được chuyển giao với sự miễn trừ này. Dưới quyết định dỡ bỏ các hạn chế, những đại diện thẩm quyền có nghĩa vụ phải đệ trình trong vòng 15 ngày cho Quốc hội, nhưng Quốc hội ngay trong tối nay theo giờ Washington, sẽ rời khỏi phiên làm việc cho đến tháng 1. Như vậy, những tổ hợp vũ khí hiện đại này sẽ được xuất khẩu trong vòng vài giờ tới", theo ông Maloof.

Một chiến binh Hồi giáo cực đoan thuộc tổ chức Jabhat Al-Nusra khoe khoang về tổ hợp tên lửa phòng không MANPAD ở Syria

QA