Mỹ chế tạo máy bay ném bom tàng hình khủng “trị” Trung Quốc, Nga

Sau khi không quân Mỹ được trang bị thế hệ máy bay oanh tạc mới, lực lượng chiến lượng không trung của quân đội Mỹ sẽ có 50% trở thành lực lượng tàng hình, đối với các nước như Trung Quốc và Nga, đây là mối đe dọa vô cùng đáng sợ.
Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit của Mỹ được phi đội tiêm kích hộ tống
Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit của Mỹ được phi đội tiêm kích hộ tống

Theo Defense News của Mỹ, tối ngày 27-10, quân đội Mỹ tuyên bố sẽ trao dự án chế tạo máy bay oanh tạc thế hệ mới đã nghiên cứu nhiều năm cho công ty Northrop Grumman. Theo kế hoạch “máy bay oanh tạc tầm xa” (LRS-B) sẽ được đưa vào phục vụ trong quân đội trong khoảng 10 năm tới.

Một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng, nguyên nhân khiến Mỹ đầu tư nghiên cứu, chế tạo máy bay ném bom thế hệ mới là do các máy bay oanh tạc hiện có đã khá cũ, và một nguyên nhân quan trọng nữa là muốn nhằm vào Trung Quốc và Nga.

Có chuyên gia cho rằng, sau khi không quân Mỹ được trang bị thế hệ máy bay oanh tạc mới, lực lượng chiến lượng không trung của quân đội Mỹ sẽ có 50% trở thành lực lượng tàng hình, đối với các nước như Trung Quốc và Nga, đây là mối đe dọa vô cùng đáng sợ.

Vén màn bí mật máy bay oanh tạc thế hệ mới của Mỹ

Trang Defense News cho biết, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter và lãnh đạo lực lượng không quân nước này tuyên bố, công ty Northrop Grumman đã đánh bại  đối thủ liên doanh  Boeing và Lockheed Martin để giành được hợp đồng sản xuất “máy bay oanh tạc tầm xa” thế hệ mới (LRS-B), tổng trị giá hợp đồng này lên tới 55 tỉ USD. “Đây là hợp đồng máy bay quân sự lớn nhất sau khi công ty Lockheed Martin giành được hợp đồng chế tạo máy bay chiến đấu F-35, điều này sẽ đem lại luồng sinh khí mới cho công ty sản xuất vũ khí quân sự lớn thứ 6 thế giới”.

Tàu sân bay Ford  với máy bay ném bom B-2 và chiến đấu cơ tàng hình F-22
Tàu sân bay Ford với máy bay ném bom B-2 và chiến đấu cơ tàng hình F-22 "chim ăn thịt"

LRS-B đã được cấp phép phát triển bởi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates vào năm 2011. Đây là một loại máy bay ném bom được thiết kế với 3 tiêu chí quan trọng: trọng tải phải đủ lớn để mang được nhiều loại vũ khí, với nhiều tầm bắn và sức mạnh khác nhau; tầm hoạt động phải đủ xa để tấn công được nhiều khu vực trên thế giới và chi phí trung bình chỉ rơi vào khoảng 550 triệu USD/chiếc nhằm tạo áp lực cho các nhà sản xuất để tối ưu hoá thiết kế máy bay.
Khi mới được biên chế, các máy bay LRS-B sẽ được điều khiển bởi phi công, tuy nhiên, sau đó một vài năm, các phiên bản không người lái có thể sẽ ra đời. Khả năng răn đe hạt nhân cũng sẽ được bổ sung sau khoảng 2 năm

Theo Defense News, lực lượng không quân Mỹ dự định sẽ mua 80-100 máy bay oanh tạc LRS-B để thay thế máy bay oanh tạc đời cũ B-52 và B-1. Để tiện cho việc gọi tên, có người đặt tên loại máy bay chiến đấu thế hệ mới là B-3, tuy nhiên điều này chưa được cơ quan quốc phòng Mỹ xác nhận. hiện vẫn chưa có những thông số kỹ thuật cụ thể về loại máy bay này. Kích thước, trọng lượng, tải trọng và năng lực tàng hình của máy bay vẫn còn đang được bảo mật. 

Sau khi giành được hợp đồng, website của công ty Northrop Grumman sẽ mở hẳn một trang giới thiệu LRS-B. Theo giới thiệu của hãng này, máy bay oanh tạc tàng hình là một "loại máy bay oanh tạc kiểu mới với công nghệ tiên tiến, cuối cùng sẽ thay thế lực lượng máy bay oanh tạc kiểu cũ đã hoạt động nhiều năm", đồng thời "có thể xuyên thấu môi trường uy hiếp mạnh, có tính năng quan sát thấp cực tốt". Tính năng của máy bay tàng hình kiểu mới sẽ tốt hơn nhiều so với thế hệ máy bay B2, đồng thời thuộc loại hình máy bay chạy bằng năng lượng hạt nhân kiêm năng lượng thông thường.

Theo giới thiệu của một chuyên gia quân sự Trung Quốc, dựa vào nguồn tin phía Mỹ tiết lộ, loại hình máy bay oanh tạc thế hệ mới là máy bay có tốc độ cận âm, trọng lượng cất cánh của nó nhỏ hơn máy bay oanh tạc B-2, vẫn áp dụng thiết kế phần cánh như máy bay B-2. Tính năng tàng hình của LRS-B sẽ nhiều đột phá hơn so với máy bay B-2, bao gồm tính năng tàng hình đa chiều có thể thích ứng với tần số rada rộng hơn, mặt cắt tán xạ trên máy bay nhỏ hơn, dễ sửa chữa hơn.

Nhằm vào Trung Quốc và Nga

Khi mở chuyên mục về máy bay oanh tạc LRS-B trên trang chủ, hãng Northrop Grumman đã tập trung giới thiệu tại sao Mỹ lại cần loại máy bay oanh tạc này. Theo Northrop Grumman, "vì đối thủ tiềm ẩn của chúng ta đang mở rộng phạm vi lực lượng, máy bay oanh tạc tàng hình là công cụ chống lại những mối uy hiếp trong tương lai và đảm bảo cho tài sản chiến lược an ninh của Mỹ, trong khi hiện tại chúng ta mới chỉ có 20 chiếc".

B-2 trị giá hơn 1,2 tỷ USD/chiếc được tiêm kích hộ tống
B-2 trị giá hơn 1,2 tỷ USD/chiếc được tiêm kích hộ tống

Theo Northrop Grumman, đội máy bay tàng hình của lực lượng không quân Mỹ đang già hóa. B-52 đã có tuổi đời 54 tuổi, B-1B có 30 năm tuổi đời, và 20 chiếc B-2 cũng đã có 18 năm tuổi đời. Theo giải thích của Northrop Grumman, chỉ có loại máy bay tàng hình B-2 đáp ứng được nhu cầu chiến lược hiện nay. Ngoài ra, đối thủ của Mỹ đã phát triển được chiến lược và kỹ thuật phòng ngự tiên tiến để đối phó với thế mạnh về lực lượng không trung của Mỹ. Trong bản vẽ mà công ty Northrop Grumman công bố, hiển thị chiếc máy bay chiến đấu tàng hình có tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và ngoại hình  rất giống máy bay tiêm kích tàng hình T-50.

Một chuyên gia quân sự giấu tên của Trung Quốc cho viết, rõ ràng đối thủ và mối đe dọa mà Northrop Grumman đang nói tới là Trung Quốc và Nga. Cả hai quốc gia này đều đang chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến, và Nga còn đang nghiên cứu, chế tạo máy bay oanh tạc tàng hình tầm xa thế hệ mới, xét về công nghệ và tính năng đều đang áp sát Mỹ.

Còn vấn đề tại sao Mỹ lại công bố kế hoạch chế tạo máy bay oanh tạc trong thời điểm này, vị chuyên gia quân sự của Trung Quốc cho biết, không nên kết nối việc quân đội Mỹ công bố kế hoạch máy bay oanh tạc thế hệ mới với cục diện biển Đông hiện nay, vì  kế hoạch này đã được đưa ra từ khi bước sang thế kỷ XXI, chỉ vì năng lực "chống tiếp cận/chống xâm nhập" của Trung Quốc ngày càng được tăng cường nên đã đẩy nhanh tiến trình này mà thôi.

Mối đe dọa lớn đối với Trung Quốc

Theo kế hoạch, LRS-B sẽ thay thế máy bay oanh tạc chiến lược B-52 và B-1B, loại máy bay này với máy bay B-2 cùng được sử dụng ít nhất 20 năm. LRS-B sẽ cùng với B-2, F-22, F-35 cấu thành cơ đội tấn công từ xa thế hệ mới của Trung Quốc. Đến lcus đó, LRS-B sẽ đóng vai tiên phong, có thể B-2 ẽ tiến hành tấn công đợt hai. Còn F-35 và F-22 sẽ thực hiện nhiệm vụ hộ tống và tấn công chiến thuật.

 Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, nếu kế hoạch nghiên cứu, chế tạo máy bay oanh tạc thế hệ mới tiến hành thuận lợi, sau khoảng hơn 10 năm, quân đội Mỹ sẽ có 100 chiếc máy bay oanh tạc loại mới, dần dần chúng sẽ thay thế thế hệ máy bay oanh tạc B-52 đời cũ, cộng với 20 máy bay oanh tạc tàng hình B-2 hiện có, 50% lực lượng tấn công chiến lược không trung của quân đội Mỹ đều sẽ có tính năng tàng hình, đây là mối đe dọa vô cùng đáng sợ.

Trong các cuộc xung đột vài năm gần đây, máy bay oanh tạc tàng hình tầm xa đã phát huy vai trò quan trọng. Theo tư liệu của Mỹ, trong cuộc oanh tạch Nam Tư năm 1999, chỉ trong 8 tuần đầu, số lượt bay của máy bay B-2 chỉ chiếm 3% tổng số lượt đột kích, nhưng đã phá hủy được 33% mục tiêu. Máy bay oanh tạc tầm xa đặt ở Mỹ có thể tấn công bất kỳ mục tiêu trên thế giới trong vòng vài chục giờ đồng hồ, phi công của máy bay B-2 đã từng thực hiện một đợt nhiệm vụ kéo dài 44 giờ đồng hồ, chi viện cho "hành động tự do bền vững" ở Afghanistan, đây là nhiệm vụ tác chiến không trung dài nhất trong lịch sử.

Ngoài ra, hiệu ích kinh tế cao, một đạn GPS có giá khoảng 31.000 USD, trong khi một đạn hành trình lại có giá tới 1,5 triệu USD. Trong khi tính năng tàng hình của máy bay sẽ đảm bảo vượt qua hầu hết hệ thống phòng không.

 Tuy nhiên, một chuyên gia quân sự khác của Trung Quốc chỉ ra rằng, từ năm 1989 - thời điểm Mỹ đưa quân sang Panama và lần đầu tiên máy bay oanh tạc tàng hình được đưa vào tác chiến, máy bay tàng hình đã bước vào võ đài chiến tranh hơn 20 năm, đến khi thế hệ máy bay oanh tạc mới của Mỹ đựa đưa vào sử dụng thì máy bay tành hình sẽ có gần 40 năm lịch sử.

Trong thời gian này, máy bay tàng hình không còn là bí kíp gia truyền của riêng Mỹ, cả Trung Quốc và Nga đều đã nắm bắt công nghệ sản xuất máy bay tàng hình. Ngoài ra, mặc dù công nghệ tàng hình không ngừng phát triển, tuy nhiên tốc độ phát triển của công nghệ chống tàng hình sắp vượt qua công nghệ tàng hình. Sự xuất hiện và phát triển của hàng loạt công thệ chống tàng hình như radar bị động, radar VHF, radar  Multistatic... sẽ làm suy yếu mạnh mẽ thế mạnh của máy bay tàng hình.

Sự chấn động mà LRS-B  xuất hiện đem lại cho dư luận không thể bằng sự chấn động mà máy bay B-2 xuất hiện đem lại cho dư luận năm xưa. Mặc dù loại hình máy bay này có thể nhằm vào Trung Quốc và Nga, nhưng cuối cùng nó sẽ đem lại mối đe dọa lớn đến đâu cho hai quốc gia này, vẫn cần tiếp tục quan sát.

Theo QPAN