Tuy nhiên, tạp chí Mỹ nhận xét tuyên bố của Lầu Năm Góc về "tính chất không hiệu quả" của S-300 và S-400 đã phản bác đi ngược lại tốn phí nhiều tỷ USD của Mỹ rót cho công nghệ stealth-tàng hình dành để đối phó với hệ thống phòng không mà Nga chế tạo. Do đó, những tuyên bố này thực ra hướng tới mục tiêu thuyết phục đồng minh trong NATO là Ankara đừng mua S-400 của Matxcơva.
Các chuyên gia bày tỏ sự tin tưởng rằng tại phiên điều trần tiếp theo của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, quan chức Lầu Năm Góc sẽ một lần nữa kể về mối đe dọa từ S-300, S-400 và những hệ thống tên lửa phòng không khác do Nga chế tạo, để biện minh cho chương trình và ngân sách kinh phí của họ.
"Đây là toan tính nhằm phá hoại uy tín của hệ thống Nga, mặc dù tôi cho là cũng không đáng quá chú ý đến điều này bởi luôn luôn đã thế và sẽ thế. Người Mỹ chẳng mấy quan tâm đến chuyện cần dựa trên cơ sở nào để phán xét chê bai. Họ biết rõ các dữ liệu chiến thuật-kỹ thuật cũng như kết quả thử nghiệm thao trường của những hệ thống này. Đó là hệ thống siêu hiện đại có khả năng đồng thời theo dõi hàng chục cuộc tấn công tên lửa trên vài chục kênh chứ không phải chỉ một hoặc hai. Hơn thế nữa, ở độ cao tới 30 km, còn tầm xa là 400 km hoặc nhiều hơn.
Khả năng triệt hạ mục tiêu hoàn toàn đa dạng: từ tên lửa hành trình cho đến tên lửa đạn đạo tầm trung, vươn đến những điểm cuối của chuyến bay. Không một hệ thống nào khác có khả năng siêu việt như vậy, kể cả hệ thống Patriot mà Mỹ luôn khoe khoang nhưng rõ ràng thua kém S-400. Không cần đặc biệt tán dương S-400 bởi nó đã nổi tiếng là tốt. Còn khi người ta cố gắng rêu rao rằng nó không đủ hiệu quả, thì đó chỉ đơn giản là sự hoang tưởng. Vì bây giờ đang có thực tế xếp hàng để được nhận S-400… Tôi nghĩ rằng lượng đơn đặt hàng của "Almaz-Antaeus" (tập đoàn Nga gồm các doanh nghiệp về phát triển và sản xuất vũ khí) bây giờ đủ cho công việc 10-15 năm", chuyên gia Alexei Podberezkin kết luận.