Mỹ cân nhắc việc thành lập một "lực lượng đặc nhiệm hải quân" ở Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Lầu Năm Góc được cho là đang tham chiếu cách làm thời kì Chiến tranh Lạnh, cân nhắc việc thành lập một "lực lượng đặc nhiệm hải quân" ở khu vực Thái Bình Dương để trực tiếp đối đầu Trung Quốc.
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ diễn tập ở Biển Đông tháng 2/2021 (Ảnh: Sohu).
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ diễn tập ở Biển Đông tháng 2/2021 (Ảnh: Sohu).

Trang tin chính trị Politico của Mỹ ngày 15/6 dẫn các nguồn tin cho biết Lầu Năm Góc đang xem xét khả năng thành lập một lực lượng tác chiến hải quân bố trí thường trực ở Thái Bình Dương, mục đích là chống lại Trung Quốc - quốc gia đã liên tục tăng cường sức mạnh quân sự, một hoạt động quân sự được đặt tên rõ ràng trong khu vực để Bộ trưởng Quốc phòng có thể phân bổ thêm kinh phí và nguồn lực để đối phó với "vấn đề Trung Quốc".

Theo bài báo, sáng kiến ​​này xuất phát từ kết quả nghiên cứu của China Task Force (Nhóm Đặc nhiệm Trung Quốc) của Lầu Năm Góc, được Tổng thống Biden ủy nhiệm thành lập vào tháng 3 năm nay để xem xét các chính sách và trình tự của Bộ Quốc phòng liên quan đến Trung Quốc. Nhóm này do Ely Ratner, người được đề cử là quan chức lãnh đạo chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc dẫn đầu và đưa ra các khuyến nghị với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin.

Nguồn tin cũng cho biết: "Chúng tôi đang xem xét một số đề xuất để phối hợp hành động tốt hơn ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương... Người đứng đầu Lầu Năm Góc nói rằng đã đến lúc làm việc, và vẫn còn nhiều chi tiết cần được tiếp tục nghiên cứu".

Bài viết liên quan đến kế hoạch của Mỹ trên trang Politico.

Bài viết liên quan đến kế hoạch của Mỹ trên trang Politico.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trả lời yêu cầu bình luận của phóng viên, nói các kế hoạch đối phó Trung Quốc này hiện chưa được chốt hạ. Quan chức này cho biết: "Để đồng bộ và phối hợp các hành động tốt hơn, chúng tôi đang xem xét một số kiến nghị về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhưng như Bộ trưởng nói, hiện đã đến lúc bắt đầu công việc và có nhiều chi tiết chờ được xác định”.

Theo các nguồn tin, lực lượng đặc nhiệm hải quân này sẽ được thành lập mô phỏng theo "Lực lượng Hải quân Thường trực Đại Tây Dương" do NATO thành lập ở châu Âu vào thời kỳ đầu và trong Chiến tranh Lạnh. Lực lượng này vào thời điểm đó là lực lượng phản ứng nhanh, có khả năng đối phó nhanh với các cuộc khủng hoảng khác nhau. Hầu hết thời gian, các hạm tàu của họ đều đi quanh khu vực, tham gia các cuộc tập trận theo lịch trình và tiến hành các chuyến thăm cập cảng. Lực lượng này bao gồm 6 đến 10 hạm tàu của các nước thành viên NATO, bao gồm tàu ​​khu trục, tàu hộ vệ và tàu hỗ trợ hậu cần, thời gian triển khai mỗi đợt kéo dài tới 6 tháng.

Bài báo viết, dựa trên công tác của Nhóm công tác đặc nhiệm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã ban hành lệnh liên kết các lực lượng của nhiều bộ phận để ứng phó tốt hơn với Trung Quốc – nước đã được coi là thách thức an ninh hàng đầu của Mỹ. Nhưng các quan chức đều từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết nào, nói rằng nhiều biện pháp đang được coi là bí mật.

Tàu chi viện hậu cần GRAND CANYON II của Mỹ hoạt động ở Đài Loan hồi nửa cuối tháng 5/2021 (Ảnh: SCSPI).

Tàu chi viện hậu cần GRAND CANYON II của Mỹ hoạt động ở Đài Loan hồi nửa cuối tháng 5/2021 (Ảnh: SCSPI).

Hiện vẫn chưa biết liệu lực lượng đặc nhiệm hải quân đóng ở Thái Bình Dương này chỉ gồm các tàu của Mỹ hay nó bao gồm các tàu của các nước khác. Đồng thời, quan chức Lầu Năm Góc phụ trách chính sách về Trung Quốc đang xem xét việc thành lập một chiến dịch quân sự được đặt tên chắc chắn ở khu vực Thái Bình Dương và cấp cho Bộ trưởng Quốc phòng các quyền lực và nguồn lực tài chính bổ sung cho mục đích này. Những người quen thuộc với vấn đề này nói Bộ Quốc phòng vẫn chưa thông báo trước cho Quốc hội về hai kế hoạch quân sự chống lại Trung Quốc.

Mặt khác, Hoa Kỳ đã tăng cường triển khai quân sự ở Tây Thái Bình Dương. Vào các ngày 8 và 9/6, Mỹ đã điều động tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Seawolf và tàu ngầm hạt nhân tấn công Hampton lớp Los Angeles từ căn cứ Hải quân Bremerton ở bang Washington và căn cứ Hải quân San Diego ở California, đến Tây Thái Bình Dương. Các tàu chiến đấu gần bờ Littoral Tulsa và Charleston cũng đã xuất hiện tại Okinawa, Nhật Bản và ghé thăm Singapore lần lượt vào thứ Ba (8/6) và dự kiến ​​sẽ tuần tra ở Biển Đông trong tương lai.

Taufg sân bay USS Ronald Reagan hiện đang tập trận trên Biển Đông (Ảnh: AP).

Taufg sân bay USS Ronald Reagan hiện đang tập trận trên Biển Đông (Ảnh: AP).

Theo bài báo của Politico, mặc dù hai đề nghị này chưa được quyết định nhưng chúng sẽ có thể “tiếp thêm sức mạnh” cho những phát biểu cứng rắn của Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với Trung Quốc. Tin tức này được đưa ra vào thời điểm các nhà lãnh đạo NATO ngày càng nhất trí với lập trường chống Trung Quốc của ông Joe Biden.

Ông Jerry Hendrix, chuyên gia phân tích của Công ty tư vấn Mỹ Trimos Group, cho rằng lực lượng tác chiến đặc biệt được thành lập ở châu Âu này cho phép các nước tham gia này “phát huy tối đa ảnh hưởng trên biển, đồng thời đầu tư chuyên biệt”. Ông cũng cho rằng, một lực lượng đặc nhiệm có hiệu quả ở khu vực Thái Bình Dương cũng nên bao gồm các hạm tàu của các nước châu Âu như Anh và Pháp, cũng như các tàu của Nhật Bản và Australia. Các quốc gia như Anh và Pháp hiện đang tăng cường hiện diện quân sự trên biển ở Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, những người am hiểu vấn đề này nói rằng hiện không rõ lực lượng đặc nhiệm này chỉ gồm tàu ​​Mỹ hay tàu của các nước khác. Một người khác quen thuộc với vấn đề này nói rằng Lầu Năm Góc vẫn chưa thông báo cho Quốc hội Mỹ về những kế hoạch này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuần trước đưa ra chỉ thị nhằm thống nhất các lực lượng của nhiều bộ phận để ứng phó với những thách thức an ninh của Trung Quốc đối với Mỹ (Ảnh: USNavy).

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuần trước đưa ra chỉ thị nhằm thống nhất các lực lượng của nhiều bộ phận để ứng phó với những thách thức an ninh của Trung Quốc đối với Mỹ (Ảnh: USNavy).

Politico đề cập rằng cũng dựa trên kiến nghị của "Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc", tuần trước Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã đưa ra chỉ thị nhằm thống nhất các lực lượng của nhiều bộ phận để ứng phó tốt hơn với những thách thức an ninh do Trung Quốc, nước bị coi là "thách thức hàng đầu" của Mỹ gây ra. Nhưng các quan chức từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết nào, nói rằng nhiều biện pháp thuộc loại bí mật.

Gần đây, để đối phó với "mối đe dọa Trung Quốc", quân đội Mỹ đã liên tục hoạt động trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, hình thành nhiều "lực lượng đặc nhiệm". Trong sách trắng được Lục quân Mỹ chính thức phát hành vào tháng 3 năm nay, Lục quân Mỹ đề xuất rằng lực lượng đặc nhiệm đa khu vực sẽ là nòng cốt để thúc đẩy sự chuyển hình của Lục quân và hai "lực lượng đặc nhiệm khu vực" sẽ được triển khai xung quanh Trung Quốc; trang web của Hội Hải quân Hoa Kỳ (USNI) ngày 25/3 đưa tin tướng Richard Clark, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ, đã tiết lộ với Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ rằng Bộ Tư lệnh này đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm tại khu vực Đại Tây Dương và hợp tác với các đồng minh trong khu vực để đối phó với chiến tranh thông tin của Trung Quốc. Trang web tạp chí Foreign Policy (Chính sách Ngoại giao) của Mỹ ngày 8/6 đưa tin, các tài liệu về ngân sách nội bộ cho thấy Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ đã yêu cầu Quốc hội tăng ngân sách quân sự gần 1 tỉ USD, tuyên bố là để chuẩn bị cho "tình huống khẩn cấp quân sự có thể xảy ra trong khu vực".

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường: Mỹ đang bịa ra kẻ thù và thổi phồng "mối đe dọa Trung Quốc"...(Ảnh: zhihu).

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường: Mỹ đang bịa ra kẻ thù và thổi phồng "mối đe dọa Trung Quốc"...(Ảnh: zhihu).

Theo trang web Thời báo Hoàn cầu ngày 16/6, ông Nhậm Quốc Cường, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đáp trả về "trò hề cũ" của một số người ở Mỹ. Ông cho rằng: “Mỹ đầu tiên bịa ra ‘kẻ thù’ và thổi phồng ‘mối đe dọa’, sau đó đòi hỏi tiền bạc và vật chất trong nội bộ, và tranh quyền xưng bá bên ngoài. Tuy thủ đoạn đã cũ nhưng lòng dạ nham hiểm. Đó hoàn toàn là điển hình, biểu hiện của tư duy Chiến tranh lạnh và trò chơi có tổng bằng 0. Trung Quốc kiên quyết phản đối. Xu thế thời đại hiện nay là phát triển hòa bình, hợp tác cùng có lợi. Hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ đi cùng một hướng, giữ vững các nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tránh hiểu lầm và đánh giá sai, tiếp tục tập trung vào hợp tác, quản lý rủi ro và sự bất đồng”.

Nhậm Quốc Cường nói: “Về sự phát triển của quan hệ quân sự Trung-Mỹ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhận định rằng quan hệ Trung-Mỹ hiện đang ở thời điểm mấu chốt quan trọng. Hợp tác Trung-Mỹ sẽ có lợi cho cả hai bên, đấu tranh sẽ gây tổn hại cho cả hai. Hợp tác là lựa chọn chính xác duy nhất cho cả hai bên. Quan hệ giữa hai lực lượng vũ trang là một bộ phận quan trọng của quan hệ hai nước, giữ cho quan hệ giữa hai quân đội phát triển lành mạnh ổn định là xu thế lớn, nguyện vọng của dân chúng, đồng thời cũng là trách nhiệm của hai Bộ Quốc phòng. Mong rằng Mỹ sẽ cùng Trung Quốc thực hiện nghiêm túc đồng thuận chung mà nguyên thủ hai nước đạt được, nêu cao tinh thần không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, tăng cường đối thoại và liên lạc, mở rộng hợp tác thực dụng, quản lý đúng đắn sự khác biệt và thúc đẩy sự ổn định lâu dài của quan hệ quân sự Trung-Mỹ”.