Mùi và màu trong tranh xuân của họa sĩ tuổi Tý Lâm Đức Mạnh

VietTimes – Những bức vẽ của họa sĩ Lâm Đức Mạnh đầy sức sống, tràn ngập sắc xanh của mùa xuân. Tưởng chừng có thể ngửi thấy cả “mùi quê” trong những bức tranh của họa sĩ tuổi Tý.

Một phần bức tranh "Ngày xuân" của họa sĩ Lâm Đức Mạnh (Ảnh: họa sĩ cung cấp)
Một phần bức tranh "Ngày xuân" của họa sĩ Lâm Đức Mạnh (Ảnh: họa sĩ cung cấp)

Đến thăm họa sĩ tuổi Tý Lâm Đức Mạnh một chiều xuân, trong xưởng vẽ của anh ngập tràn sắc xanh, từng cụm hoa đỏ như bừng lên ánh sáng của một mùa mới.

Kể cả những bức vẽ “Chiều mùa đông”, “Chiều cuối năm”, “Con đường vắng”… vẫn là những gam màu xanh ấm áp, nổi bật trên nền trời xám là cây lá rũ rĩ nơi bờ ao, góc vườn, là con đường ngập bóng cây xanh. Sắc hoa trên đường chở ra chợ Tết như những đốm lửa làm sáng bừng sinh khí, tràn trề hơi thở của sự sống.

“Mùa xuân xanh”, “Bên bờ ao”, “Ngày xuân”, “Sương đầu thôn”, “Sương sớm trên đồng”, “Chân đê”… của họa sĩ Lâm Đức Mạnh được sáng tác theo phong cách pha trộn giữa cổ điển với đương đại, những nhát cọ khỏe khoắn làm bật lên nét thân thuộc đã ăn sâu vào ký ức của bất cứ ai về vùng quê nghèo, nơi vẫn còn đó đống rơm ngoài ngõ, cây gạo đầu thôn nở hoa đỏ chói, những cánh hoa xoan tím ngắt cả một trời thương nhớ, dải sương sớm huyền ảo trên cánh đồng làng…

"Mùa xuân xanh"
"Mùa xuân xanh"
“Sương đầu thôn”
“Sương đầu thôn”
“Ngày xuân”
“Ngày xuân”
“Chân đê”
“Chân đê”


Nỗi nhớ quê hương trong tranh Lâm Đức Mạnh đậm đặc đến mức tưởng có thể sờ thấy được, ngửi thấy được “mùi quê” trong những bức “Giấc mơ xanh”, “Cánh đồng hoa đỏ”, “Lối xưa”, “Bến sông quê”, “Cây gạo đầu thôn”… Và ngay đến cả cơn “Gió mùa đông” tê tái trên những tán bàng khô cũng trở thành một hòa sắc ấm áp, đẹp đến nao lòng.

Tham gia nhiều triển lãm trong và ngoài nước, các triển lãm nhóm nhân dịp Tết đến xuân về, nhưng trong kho của họa sĩ Lâm Đức Mạnh vẫn còn rất nhiều tranh. Họa sĩ tuổi Tý miệt mài vẽ quanh năm, nhiều đêm, anh vẽ cả đêm trong xưởng.

Mấy chục năm sống cùng cọ và màu, trăn trở với từng bố cục, từng lối thể hiện, tìm tòi pha trộn cả hiện đại, đương đại vào truyền thống, thế nhưng, anh bảo tại tính cầu toàn, nên cũng nhiều bức vẽ xong rồi lại phá bỏ để làm lại chứ không thể vẽ ào ào theo yêu cầu của khách đặt hàng được.

“Giấc mơ xanh”
“Giấc mơ xanh”
“Cánh đồng hoa đỏ”
“Cánh đồng hoa đỏ”
“Lối xưa”
“Lối xưa”
“Bến sông quê”
“Bến sông quê”
"Cây gạo đầu thôn"
"Cây gạo đầu thôn"
“Gió mùa đông”
“Gió mùa đông” là bảng màu với hòa sắc ấm áp, đẹp đến nao lòng


Hỏi họa sĩ tuổi Tý mong gì trong năm Canh Tý, Lâm Đức Mạnh nói: “Họa sĩ chỉ biết cầm cọ và sắc màu sẽ nói thay những điều muốn nói. Thị trường mỹ thuật Việt còn chưa thật thành hình, luật còn nhiều lỗ hổng, kẽ hở, nên các họa sĩ còn vất vả, những người có chút thành công sẽ dễ bị lợi dụng làm tranh giả, tranh nhái bán công khai, bị “đạo” ý tưởng khi đưa tác phẩm lên mạng internet. Chúng tôi chỉ mong mình cứ làm thật, sống thật, dần dần đóng góp phần nào công sức để thị trường phát triển đi lên, các họa sĩ sẽ đỡ vất vả hơn”.

"Chiều cuối năm"
"Chiều cuối năm"
"Chiều mùa đông"
"Chiều mùa đông"
"Con đường sáng"
"Con đường sáng"
"Con đường vắng"
"Con đường vắng"
"Con ngòi"
"Con ngòi"
"Lối xưa"
"Lối xưa"
"Mây đồng xa"
"Mây đồng xa"
"Nắng trưa tháng 3"
"Nắng trưa tháng 3"
"Sương đầu thôn"
"Sương đầu thôn"
"Sương sớm trên đồng"
"Sương sớm trên đồng"
"Tháng 3" - Tranh Lâm Đức Mạnh (Bộ ảnh do họa sĩ cung cấp)
"Tháng 3" - Tranh Lâm Đức Mạnh (Bộ ảnh do họa sĩ cung cấp)