MSB thúc đẩy chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cập nhật các tính năng sản phẩm - dịch vụ theo hướng số hóa để phục vụ khách hàng là chiến lược lâu dài của MSB.

Cập nhật các tính năng sản phẩm - dịch vụ theo hướng số hóa để phục vụ khách hàng là chiến lược lâu dài của MSB.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 94% ngân hàng thương mại đã tham gia vào lĩnh vực chuyển đổi số, 40% đưa chuyển đổi số thành tầm nhìn chiến lược trong 5-10 năm tới. Hành trình số hóa trở thành "chìa khóa" để các nhà băng vượt qua thách thức.

Hòa nhịp để phát triển, đồng thời hướng tới nâng cao trải nghiệm người dùng, MSB cũng liên tục cập nhật các tính năng sản phẩm - dịch vụ để phục vụ khách hàng giao dịch thông suốt, tiện lợi hơn. Đây không chỉ là bước đi của MSB khi Covid-19 bùng phát, mà còn mang tính chiến lược lâu dài.

Cụ thể, với 1 phút thao tác trên ứng dụng MSB mBank, khách hàng có thể mở gói tài khoản thanh toán thông qua tính năng định danh khách hàng điện tử. Không chỉ nhanh chóng, an toàn, MSB cũng mang tới người dùng chuỗi ưu đãi khi thực hiện chuyển khoản liên ngân hàng 24/7, rút tiền tại ATM, đặc biệt là lợi ích hoàn tiền lên tới 3,6 triệu đồng mỗi năm. Hơn thế, khách hàng có thể lựa chọn tài khoản số đẹp hoàn toàn miễn phí tại đây .

Khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán online chỉ trong 1 phút trên MSB mBank. Ảnh: MSB

Khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán online chỉ trong 1 phút trên MSB mBank. Ảnh: MSB

Cũng thông qua tiện ích MSB plus trên ứng dụng mobile banking, khách hàng đủ điều kiện có thể thực hiện các thao tác trực tuyến để đăng ký mở thẻ tín dụng không cần cung cấp các hồ sơ chứng minh thu nhập, không mất thời gian chờ đợi phê duyệt. Với nhiều ưu đãi như hoàn tiền tới 20% khi shopping online, giảm giá tới 30% tại hơn 300 cửa hàng trong Thế giới ưu đãi Joy, trả góp linh hoạt lãi suất 0%... khách hàng có những trải nghiệm mua sắm chất lượng, hứng khởi.

Mua sắm trực tuyến qua thẻ tín dụng của MSB. Ảnh: MSB

Mua sắm trực tuyến qua thẻ tín dụng của MSB. Ảnh: MSB

Song song với việc phát hành thẻ tín dụng trực tuyến, khách hàng là chủ kinh doanh đủ điều kiện có thể vay vốn tín chấp tới 1 tỷ đồng dựa trên sao kê mà không cần chứng minh thu nhập, linh hoạt chỉ sau 8 giờ làm việc với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 1,16% mỗi tháng. Khách hàng cũng được tặng miễn phí phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh online.

Bên cạnh đó, khách hàng hiện hữu đủ điều kiện của MSB còn có thể kích hoạt tính năng Fast Credit- vay tín chấp thông qua thẻ tín dụng chỉ trong 5 giờ. Ngoài ra, trong trường hợp phát sinh nhu cầu về vay vốn hay cần một nguồn tiền tạm thời, khách hàng chỉ cần 10s để đăng ký thấu chi online dựa trên giá trị sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng. Mức lãi suất thấu chi chỉ 0.7% một tháng tính trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng.Gần đây, MSB cũng ra mắt cổng thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt đa kênh - MSBPay. Hộ kinh doanh không cần kết nối hệ thống vẫn có thể sử dụng giải pháp thanh toán trực tuyến đa kênh này.

Thông qua nền tảng công nghệ hiện đại, MSB từng bước số hóa để nâng cao trải nghiệm khách hàng. "Không chỉ mang tới lợi ích thiết thực trong mùa dịch, những tiện ích online này sẽ đi cùng khách hàng trong một hành trình xuyên suốt khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của MSB", đại diện MSB chia sẻ.

Theo số liệu được công bố tại Diễn đàn trực tuyến tài chính số 2021 ngày 9/9, lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%; gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%; tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%. Dự báo, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2020-2025 là 29%. Đây chính là nền tảng để các ngân hàng đưa chuyển đổi số trở thành cơ hội để phát triển.

Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan, việc hạn chế trong tiếp xúc trở thành điều kiện góp phần hướng người tiêu dùng đến với thói quen mua sắm online, thanh toán điện tử. Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, trong 4 tháng đầu năm 2021, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. So với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 65,9% về số lượng, 31,2% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng, 123,1% về giá trị. Tiềm năng về sự tăng trưởng của thanh toán không tiền mặt chính là động lực để các ngân hàng có thể tiếp tục cải tiến và phát triển sản phẩm- dịch vụ nền tảng số.