Máy bay trinh sát Poseidon của Mỹ bị Su-27 Nga đánh chặn gần Crimea

VietTimes -- Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga vừa phát đi một thông báo vào cuối ngày 5/7 rằng lực lượng không quân nước này đã đánh chặn máy bay trinh sát Poseidon của Mỹ trên bầu trời Biển Đen.
Máy bay trinh sát Poseidon của Mỹ
Máy bay trinh sát Poseidon của Mỹ

Theo đó, trong khi máy bay trinh sát Poseidon của Mỹ tiếp cận biên giới Nga thì máy bay chiến đấu Su-27 đã "kèm cặp", khiến phi hành đoàn của Poseidon phải thay đổi hướng đi.

Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga nêu rõ: “Cần lưu ý rằng Su-27 của Nga đã hành động theo tất cả các quy tắc cho việc sử dụng không phận liên bang. Sau khi máy bay Mỹ hướng đến phần khác của bán đảo Crimea, các phi công Nga đã trở về sân bay an toàn.

Một trong những đại biểu của Hội đồng Nhà nước Crimea khẳng định chắc chắn rằng, sự chú ý ngày càng tăng của Không quân Hoa Kỳ vào Crimea là do cơ sở hạ tầng được của bán đảo đang được cải thiện

Tính từ ngày 3/7, đây là lần thứ hai của các phi công Mỹ có động thái xâm phạm không phận Liên bang Nga. Trước đó, vào ngày 3/7, bộ quân sự Nga đã báo cáo về việc không quân nước này đánh chặn một chiếc P-8A Poseidon của Mỹ khi nó đang cố tiến hành hoạt động trinh sát ngoài khơi bờ biển Crimea. Chiếc P-8A Poseidon bị chặn lại trong một hành lang trên không khu vực trung lập, cách bán đảo Crimea 75km.

Điều cần nhắc lại là, tại thời điểm này, Hải quân các nước NATO và Ukraine đang tổ chức cuộc diễn tập Sea Breeze-2019 ở Biển Đen.

Theo đó, cuộc diễn tập Sea Breeze-2019 của NATO có sự tham gia của hơn 3.000 nhân viên từ 19 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Anh và Ukraine và đã bắt đầu triển khai từ ngày 1/7.

Để đối phó với cuộc tập trận Sea Breeze-2019 của NATO, từ ngày 3/7, Nga cũng đã điều Hạm đội Biển Đen và máy bay diễn tập đối phó tại Crimea. Cuộc tập trận có sự tham gia của khoảng 100 nhân viên, khoảng 30 hệ thống tên lửa S-400 và tối đa 10 bệ phóng Pantsyr.

Theo tin chính thức từ Quân khu phía Nam của Nga, các bệ phóng tên lửa đất đối không “Triumf” và “Pantsyr” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhờ các đặc điểm của hệ thống radar, chức năng theo dõi mục tiêu, vũ khí tên lửa/súng kết hợp và tính linh hoạt của các mục tiêu tấn công".

Trong cuộc tập trận, các phi hành đoàn phòng không đã phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không cỡ nhỏ, tốc độ thấp và bay thấp và cũng thực hành quy trình phát hiện và tấn công tên lửa hành trình của kẻ thù giả định.

Trong cuộc tập trận, các phi hành đoàn phòng không đã phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không cỡ nhỏ, tốc độ thấp và bay thấp và cũng thực hành quy trình phát hiện và tấn công tên lửa hành trình của kẻ thù giả định.

Đến ngày 5/7, TASS dẫn thông tin từ Văn phòng báo chí của Quân khu phía Nam cho biết, các phi hành đoàn của các hệ thống tên lửa / không đối đất Pantsir-S1 đã phá hủy hơn 100 tên lửa hành trình của một kẻ thù đáng chú ý trong cuộc tập trận Crimea.

Bán đảo Crimea được Nga chính thức sát nhập vào ngày 18/3/2014. Đến nay, sau 5 năm kể từ sự kiện này, mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây ngày càng trở lên căng thẳng khi phương Tây ra hàng loạt lệnh trừng phạt và nỗ lực cô lập Moscow trên chính trường quốc tế.

 Nga đã dùng các biện pháp đáp trả bằng việc ủng hộ lực lượng ly khai miền Đông Ukraine. Moscow có thể dừng những can thiệp của mình tại vùng Donbas vào bất kỳ lúc nào, đồng thời giải thoát nền kinh tế quốc gia khỏi những lệnh trừng phạt gay gắt nhất.

Lập trường của Moscow trong vấn đề này không hề lay chuyển. Nga vẫn duy trì sự kiểm soát toàn diện trên bán đảo và những vùng lân cận ngày càng mạnh mẽ và sâu hơn. Moscow tiếp tục triển khai các lực lượng quân sự đến Crimea, đầu tư cơ sở hạ tầng ở đây nhiều hơn.

Đỉnh điểm là việc Nga đã hoàn thành cây cầu băng ngang eo biển Kerch nối bán đảo với lãnh thổ đất liền tại Krasnodar Krai. Lực lượng chấp pháp sẵn sàng cảnh cáo và bắt giữ tàu Ukraine tiến vào eo biển Kerch, đơn cử là cuộc đối đầu hải quân vào tháng 11/2018 giữa tàu của Kiev và Hạm đội Biển Đen.

Tình hình hiện nay lại càng có lợi cho nước Nga khi châu Âu và Mỹ tiếp tục mâu thuẫn lập trường quanh dự án đường ống dầu khí Dòng chảy Phương Bắc 2. Sự chia rẽ trong nội bộ các nước phương Tây về nỗ lực trừng phạt Moscow lớn hơn nhiều so với năm 2014.

Những nỗ lực cô lập Moscow về ngoại giao cũng thiếu hiệu quả. Dù Nga không còn được mời đến các cuộc họp của G7, Tổng thống Putin vẫn là nhà lãnh đạo không thể thiếu của các kỳ họp thượng đỉnh G20. World Cup 2018 diễn ra tại Nga thành công mỹ mãn khi không một nước nào tẩy chay sự kiện như nhiều chuyên gia từng quan ngại.

Thế nên, việc hải quân các nước NATO mà đứng đầu là Mỹ lấy cuộc diễn tập Sea Breeze-2019 ở Biển Đen để làm đòn quân sự đe dọa Nga lúc này cũng là dễ hiểu. Các hoạt động xung quanh đợt diễn tập kéo dài này sẽ khiến cho Hạm đội Biển Đen và lực lượng phối thuộc trên khu vực Quân khu phía Nam ngày càng chú ý và nâng cao cảnh giác.

Do vậy, chẳng lạ khi Nga tập trung lực lượng và loan báo tất cả những động thái của Mỹ và NATO ở khu vực Biển Đen.