Tờ Moskovsky Komsomolets Nga ngày 4/1 cho rằng Mỹ dự định đến trước giữa thập niên 20 của thế kỷ này làm cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 có khả năng chọc thủng hệ thống phòng không của Nga và Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga khiến cho Quân đội Mỹ rất bất an. Hiện nay, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đang tiến hành kiểm tra mô phỏng chọc thủng hệ thống phòng không trên máy tính và ngoài trời. Chuyên gia quân sự Nga đã đưa ra đánh giá về khả năng này của máy bay Mỹ.
Tờ Scout Warrior Mỹ dẫn lời cựu Giám đốc Văn phòng tích hợp F-35 Không quân Mỹ, Jeffrey Harrigian cho biết, Quân đội Mỹ coi hệ thống tên lửa phòng không S-300 là một trong những mối đe dọa chủ yếu để khởi động chương trình máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, hệ thống phòng không Nga có khả năng nhận dạng cự ly xa và phá hủy máy bay chiến đấu tàng hình, đã tạo ra mối đe dọa chính cho loại máy bay này. Nhưng, họ tin rằng, "khung máy bay mở" có thể giúp cho máy bay F-35 thích ứng với mối đe dọa này.
Chuyên gia quân sự Nga Viktor Murakhovsky cho rằng Không quân Mỹ luôn đứng trước một nhiệm vụ tác chiến - chọc thủng và áp chế hệ thống phòng không của kẻ thù tiền tàng.
Nói đến hệ thống tên lửa phòng không S-300 Nga khiến Mỹ lo ngại, ông chỉ ra, đến nay, nó đã được xuất khẩu tới rất nhiều nước, bao gồm các nước được coi là đối thủ địa - chính trị của Mỹ.
Chuyên gia này cho rằng: "Ngoài hệ thống tên lửa S-300, Nga còn có hệ thống S-400 và không lâu nữa sẽ có S-500, vì vậy, nói một cách thẳng thắn, nhiệm vụ của nhà chế tạo Mỹ không thể hoàn thành".
Ông chỉ ra, cùng với sự xuất hiện của radar mảng pha quét điện tử chủ động APAR, xác suất phát hiện ra máy bay chiến đấu tàng hình đã tăng mạnh.
Chuyên gia Viktor Murakhovsky giải thích cho biết: "Về quân sự, điều này được cho là một cuộc cách mạng nho nhỏ. Radar mảng pha quét điện tử chủ động không chỉ dùng cho hệ thống phòng thủ bầu trời và vũ trụ.
Trong hệ thống trinh sát và chỉ thị mục tiêu (như máy bay cảnh báo sớm), máy bay chiến đấu của chúng tôi cũng đã trang bị loại radar này. Ngoài ra, tất cả các cơ sở phòng thủ bầu trời và vũ trụ đều có thể thu được thông tin từ radar".
Ông chỉ ra, nếu chỉ là để tránh radar độc lập, đương nhiên có thể chế tạo ra máy bay có loại khả năng này, nhưng khi tất cả các radar đều được tích hợp vào hệ thống cảnh báo sớm thống nhất, muốn chọc thủng được hệ thống như vậy hầu như không có khả năng.
Chuyên gia cho rằng: "Cần phải nhấn mạnh, hiện nay, Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu hệ thống phòng thủ bầu trời và vũ trụ mang tính tổng hợp và có nhiều tầng khác nhau".