Giáo sư Harald Haas là người đưa ra khái niệm mạng truyền không dây bằng ánh sáng. Năm 2011, Haas đề cấp đến vấn đề sử dụng đèn LED tạo lập mạng lưới kết nối không dây. Ông cũng đưa ra thuật ngữ Li-Fi (viết tắt cho Light Fidelity),được dùng rộng rãi để chỉ mạng không dây ánh sáng.
Việc điều biến sóng ánh sáng (light modulation) không phải là một khái niệm mới, nhưng Haas muốn sử dụng các thiết bị đơn giản như bóng đèn LED để thực hiện các kết nối thông tin. Sử dụng công nghệ Li-Fi, người dùng có thể kết đối đơn giản các mạng xã hội trên đường phố, trong các cơ sở cộng đồng. Tiềm năng của công nghệ rất lớn và các nhà cũng cấp dịch vụ truyền thông cũng chưa khai thác lĩnh vực này, nhưng trong tương lai, khi mạng xã hội cần thiết ở mọi lúc mọi nơi, thì Li-Fi có thể trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, tương tự như Wi-Fi.
Công nghệ giao tiếp bằng ánh sáng hoạt động với nguyên lý như sau: các bóng đèn trong hệ thống tắt bật rất nhanh, ở mức nano giây. Mỗi lần tắt bật như thế thì một bộ thu tín hiệu sẽ ghi nhận và chuyển thể nó thành dữ liệu. Các bóng đèn Li-Fi duy trì nguồn điện để có thể chạy, và dù sáng ở cấp độ nào, thì quá trình truyền thông vẫn tiếp tục diễn ra liên tục. Điều đó cũng có thể hiểu, khi bóng đèn được bật lên ở khu vực nào đó, trong nhà hoặc ngoài đường phố, người dùng đã có thể kết nối Li-Fi.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy Li-Fi đạt được tốc độ 10Gbps với việc truyền tải thông tin bằng ánh sáng, tương đương 1,25GB mỗi giây, nhanh hơn hàng trăm lần so với tốc độ Wi-Fi hiện nay. Li-Fi cũng có giá thành rẻ hơn Wi-Fi, do tính phổ dụng của bóng đèn chiếu sáng, khi sản xuất trên diện rộng, quy mô lớn, giá thành sẽ rất rẻ. Các thiết bị đầu thu không cần phải sử dụng chùm sáng trực tiếp chiều từ nguồn phát sáng, ánh sáng phản xạ từ các bức tường vẫn có thể mang lại tốc độ truyền tải lên đến 70Mbps trong điều kiện thí nghiệm.
Giới thiệu hệ thống Li-Fi trong điều kiện thử nghiệm
Một trong những lợi ích mà Li-Fi mang lại là hệ thống truyền thông mạng không dây trong cộng đồng xã hội. Sử dụng công nghệ Li-Fi, các cơ quan truyền thông có thể đưa mạng không dây đến bất kỳ điểm nào, chỉ cần nơi đó kết nối vào mạng điện xã hội. Đồng thời người dùng có thể sử dụng mạng không dây dịch vụ xã hội cho các hoạt động của mình trong các khu vực công công.
Mặc dù có những ưu điểm đáng kể , nhưng trong tương lai gần, Wi-Fi vẫn còn được sử dụng rộng rãi bởi công nghệ này có sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn trong thế giới truyền thông, trong khi Li-Fi vẫn còn đang tìm kiếm thị trường. Nếu Li-Fi có được sử dụng thì cũng chỉ có thể hiện diện trong những lĩnh vực nhà nước và cộng đồng xã hội. Trong khi đó, mạng Wi-Fi có thể được phát triển rất mạnh và tiến bộ hơn trong tất cả các lĩnh vực có giới hạn.
Nhưng còn trong tương lai xa thì có thể Li-Fi và Wi-Fi được chia thành các phân khúc thị trường khai thác sử dụng khác nhau. Ví dụ như các thiết bị thông minh sẽ được lắp các đèn LED như lò vi ba thông minh, tủ lạnh thông minh, bóng đèn thông minh,... những thiết bị này sẽ kết nối vào mạng truyền thông bằng ánh sáng.
Do đường truyền tín hiệu Li-Fi là hoàn toàn miễn phí, do đó nó rất thích hợp với các lĩnh vực hạ tầng cộng đồng xã hội. Đây có thể là nền tảng công nghệ truyền thông thông minh hạ tầng xã hội như Đường thông minh, quảng trường thông minh, thư viện xã hội, ...
Trong tương lai, các công ty sẽ phát triển sản phẩm tương thích với Li-Fi, và với cả Wi-Fi. Những laptop, smartphone, tablet tương lai sẽ được tích hợp sẵn bộ nhận tín hiệu Li-Fi. Và không gì có thể ngăn cản Li-Fi xuất hiện trên các bóng đèn gắn ngoài đường phố công cộng.
Theo phân tích của hãng nghiên cứu MarketsandMarkets, thị trường Li-Fi sẽ có giá trị hơn 6 tỉ USD vào năm 2018. Nhưng trong tương lai, thị trường Li-Fi sẽ là vô cùng lớn, khi các thiết bị trong nhà, ngoài phố, trên đường và mọi điểm sáng trong cuộc sống đều có thể kết nối mạng không dây.