Klibr Nga bắn khủng bố Syria khiến phương Tây chưa hết “choáng”

Việc Nga phóng tên lửa hành trình từ biển Caspian vào các mục tiêu ở Syria khiến phương Tây chưa hết choáng váng. Bloomberg khuyên Mỹ và các đồng minh nên cảnh giác: Ông Putin đã đánh dấu một thành công mới.
Chiến hạm Nga phóng tên lửa hành trình tiêu diệt mục tiêu cách 1.500km tại Syria
Chiến hạm Nga phóng tên lửa hành trình tiêu diệt mục tiêu cách 1.500km tại Syria

Việc Nga phóng tên lửa hành trình từ biển Caspian vào các mục tiêu ở Syria khiến phương Tây chưa hết choáng váng. Nếu như Moscow chỉ muốn tấn công các kẻ thù của ông Assad tại Syria, họ có nhiều chiến hạm đang hoạt động gần Địa Trung Hải. Nhưng Nga lại phóng 26 quả tên lửa từ Caspian chỉ đơn giản thể hiện họ có khả năng làm việc đó.

Mỹ và các đồng minh nên cảnh giác: Ông Putin đã đánh dấu một thành công mới. Giới quân sự phương Tây đã biết rõ rằng Nga có sở hữu các tên lửa hành trình tầm xa hiệu quả, loại vũ khí có thể bay với khoảng cách xa ở tốc độ siêu âm và dưới tầm phát hiện của radar. Phương Tây cũng biết rằng Moscow đã triển khai 4 chiến hạm ở biển Caspian, nơi hải quân Nga đã hiện diện hàng thế kỷ nay.

Tiết lộ đáng giật mình là Nga đã kết hợp được cả hai: Trang bị tên lửa hành trình trên tàu chiến lớp Buyan-M cỡ nhỏ trọng tải chỉ 950 tấn, sức mạnh hỏa lực có thể sánh với khu trục hạm lớp Arleigh Burke và tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga lớn hơn rất nhiều của Mỹ. Bằng cách sử dụng tàu chiến cỡ nhỏ và hệ thống tên lửa hành trình Kalibr NK, Kremlin đã bắn một phát qua cây cung của Mỹ theo 2 cách.

Trước hết là thể hiện khả năng được tăng cường trong lĩnh vực được giới phân tích quân sự gọi là chiến tranh sát thương phân tán. Chiến lược ở đây là tránh tạo cho kẻ thù một mục tiêu lớn, bằng việc triển khai phân tán các vũ khí chiến tranh và công nghệ liên quan, bao gồm hệ thống dẫn đường và cảm biến vào số đông các đơn vị nhỏ. Nó tạo ra hai vấn đề cho đối thủ: Các mục tiêu nhỏ hơn thì càng khó phát hiện hơn và  cho dù có đánh trúng chỉ một mục tiêu thì vẫn không triệt hạ được khả năng tấn công của kẻ địch.

Khả năng này đe dọa với một số lượng lớn các vị trí, tạo ra một chiến lược đối phó với hải quân trong việc không cho cường quốc thù địch tiếp cận các khu vực sống còn và bảo đảm  tự do lưu thông trên các tuyến hàng hải và hàng không. Trong khi Mỹ đang đóng mới siêu tàu sân bay khổng lồ lớp Ford trị giá tới 10 tỷ USD, Trung Quốc đặc biệt chú trọng vào việc sản xuất các tên lửa chống hạm, tàu ngầm và máy bay trinh sát, cũng như ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Với Nga, các chiến hạm Buyan không phải mối đe dọa duy nhất đang được phát triển, nó đang được cách tân và bổ sung vào hạm đội thời Chiến tranh Lạnh của Nga những tàu ngầm mini Piranya có thể rải mìn dưới nước, phóng thủy lôi và chuyên chở các toán đặc nhiệm. Với trọng tải chỉ 390 tấn và lớp vỏ hợp kim titan, các tàu ngầm mini Piranya hoạt động gần như yên lặng.

Tên lửa Klibr phóng đi từ chiến hạm Nga trên biển Caspian
Tên lửa Klibr phóng đi từ chiến hạm Nga trên biển Caspian

Mùa thu vừa rồi, quân đội Thụy Điển đã cáo buộc Nga thử nghiệm tàu ngầm tại lãnh hải Thụy Điển trên biển Baltics, dẫn tới một giai đoạn căng thẳng ngắn. Trên mặt nước Baltic, Nga có màn thể hiện hoành tráng khả năng quân sự tuần này bằng màn diễn tập với 3 chiến hạm truy lùng một tàu ngầm tàng hình lớp Varshavyanka.

Một lý do khác khiến Nga phát động chiến dịch quân sự tại Syria là vấn đề bán vũ khí. Với nền kinh tế dựa vào dầu lửa đang bị rớt giá và việc vướng vào những rắc rối tốn kém tại Ukraine và Trung Đông, Nga đang cần tiền. Không có gì ngạc nhiên khi xuất khẩu vũ khí của Nga tăng 37% trong giai đoạn 2005-2014. Danh mục vũ khí bao gồm cả hệ thống tên lửa Klub-K, một phiên bản của tên lửa Kalibr rất thích hợp với các tàu chở containers được bán giá 20 triệu USD. Nhà sản xuất đã giới thiệu sản phẩm bằng một video trong đó một hệ thống Klub-K phá hủy có vẻ là hai tàu tuần dương Mỹ, kết thúc với câu “Mọi quốc gia đều có quyền độc lập”.

Chiến hạm Buyan được đóng tại nhà máy Zelanodolsk tại nước cộng hòa Tatarstan cũng là một sản phẩm có khả năng bán chạy. Nga có kế hoạch giao thêm 2 tàu nữa vào cuối năm nay cho hạm đội 12 sắp thành lập. Giới quân sự Mỹ đau đầu về vấn đề làm thế nào ngăn chặn nguy cơ từ loại hỏa lực phân tán này? Trên biển, nó có nghĩa trở nên ít phụ thuộc vào các tàu sân bay khổng lồ, đắt đỏ như Ford, tuần dương hạm Burke và khu trục hạm mới lớp Zumwalt. Nó nhấn mạnh vai trò của các chiến hạm cỡ nhỏ hơn và linh hoạt hơn (một nhà phân tích của Defense Weekly còn cho rằng Klub-K là “sát thủ tàu sân bay".

Đáng ngại hơn là việc phân tán khả năng tấn công dường như lại không nằm trong tư duy của Lầu Năm Góc, trong khi đây lại là thay đổi lớn nhất về ưu tiên quân sự kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Lầu Năm Góc hoàn toàn không hay biết gì về lý thuyết sát thương phân tán này, vốn gần đây được thực hiện trong các cuộc chiến.

Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể mỉa mai rằng chiến dịch can thiệp quân sự của ông Putin là biểu hiện của sự yếu đuối, nhưng đòn đánh tên lửa hành trình tầm xa (mặc dù một vài tên lửa không trúng mục tiêu) đã cho thấy sức mạnh quân sự tăng lên của Nga.

Theo QPAN