Không quân chiến lược Nga-Mỹ: Ai mạnh hơn?

Nga có thể sử dụng các căn cứ ở Cuba, Venezuela và Algeria làm sân bay “bước đệm” cho toàn bộ lực lượng không quân chiến lược. Nga sẵn sàng đáp trả việc mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bằng cách nào và Lầu Năm Góc có thể làm gì để đối phó với tham vọng gia tăng của Moskva?
Pháo đài bay B-52 của Mỹ
Pháo đài bay B-52 của Mỹ

Không quân tầm xa của Nga

Hiện nay, các máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga được biên chế cho Tập đoàn không quân số 37 thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao (chiến lược).Tập đoàn không quân 37 có 2 sư đoàn máy bay ném bom hạng nặng được trang bị các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Tu-95MS, có khả năng mang tổng cộng đến 884 tên lửa hành trình tầm xa.

Không quân chiến lược Nga-Mỹ: Ai mạnh hơn? ảnh 1

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack - airwar.ru

Ngoài ra, trong biên chế của tập đoàn quân còn có 4 sư đoàn máy bay ném bom hạng nặng trang bị máy bay ném bom Tu-22М3 (Backfire C). Sư đoàn Không quân ném bom Cận vệ số 22 đóng tại thành phố Engels, tỉnh Saratov, gồm có 2 trung đoàn máy bay ném bom hạng nặng: Trung đoàn Không quân Cận vệ 121 trang bị máy bay ném bom Tu-160 và Trung đoàn 184 với các máy bay ném bom Tu-95MS. Tổng cộng, trong trang bị của Sư đoàn 22 có 15 máy bay ném bom Tu-160 và 18 máy bay ném bom Tu-95MS.

Sư đoàn Không quân ném bom hạng nặng 326 đóng tại Ukrainka,  Vùng Khabarovsk. Sư đoàn này bao gồm các trung đoàn cận vệ 79 và 182 trang bị máy bay ném bom Tu-95MS. Đóng tại căn cứ Ukrainka có tổng cộng 40 máy bay ném bom.

Trong thập kỷ 1990, Không quân Chiến lược Nga đã hứng chịu một tổn thất nặng nề do mất đi đội ngũ cán bộ, công tác huấn luyện sa sút, số lượng tai nạn tăng, thiếu phụ tùng. Tạm thời phải đình hoãn việc hiện đại hóa các trang bị cũ và mua sắm thêm trang bị mới. Còn những chiếc Tu-160 mẫu mới được chuyển giao từ tháng 5/1987 cho Không quân Nga sau khi Liên Xô sụp đổ đã rớt lại trên lãnh thổ Ukraine bởi vì chúng ngay từ đầu nằm trong biên chế Trung đoàn Không quân ném bom hạng nặng 184 đóng ở Priluki.

Tháng 1/1992, Tổng thống Nga BorisYeltsin đã ra quyết định ngừng sản xuất loạt Tu-160. Tổng cộng cho đến lúc đó đã sản xuất  35 máy bay. Cùng năm, Nga đơn phương chấm dứt các chuyến bay của không quân chiến lược tới các khu vực xa xôi trên thế giới.

Năm 1998, Ukraine bắt tay vào tiêu hủy các máy bay ném bom chiến lược thuộc về họ bằng kinh phí do Mỹ cấp theo chương trình Nunn-Lugar. Nga đã kịp trì hoãn phần nào quá trình này. Năm 1999-2000, đã đạt được thỏa thuận, theo đó Ukraine đã chuyển cho Nga 8 chiếc Tu-160 và 3 chiếc Tu-95 để đổi lại việc Nga xóa một phần tiền nợ khí đốt.

Đầu thế kỷ XXI, không quân ném bom chiến lược Nga bắt đầu từng bước hồi phục. Tháng 5/2000, Không quân Nga nhận được chiếc Tu-160 mới, số hiệu 07 Aleksandr Molodchyi. Năm 2002, BQP Nga ký hợp đồng với hãng KAPO Gorbunov để hiện đại hóa 15 chiếc Tu-160. Ngày 12/4/2006, đã công bố hoàn tất giai đoạn thử nghiệm quốc gia đối với các động cơ hiện đại hóa NK-32 giành cho Tu-160.

Ngày 22/4/2006, cựu Tư lệnh Không quân Tầm xa của Không quân Nga, Trung tướng Igor Khvorov đã thông báo rằng, trong các cuộc diễn tập, một tốp máy bay Tu-160 đã xâm nhập không phận Mỹ mà không bị phát hiện. Ngày 5/7/2006, Không quân Nga nhận vào trang bị chiếc Tu-160 hiện đại hóa và nó là chiếc thứ 15 thuộc loại này (số hiệu 19 Valentin Bliznyuk). Chiếc máy bay này được chế tạo năm 1986, nhưng được sử dụng cho các cuộc thử nghiệm của Viện Thiết kế-Thử nghiệm (OKB) Tupolev.

Ngày 17/8/2007, Nga nối lại các chuyến bay thường kỳ của không quân chiến lược ở các khu vực xa xôi. Tháng 9/2007, Không quân Nauy và Không quân Hoàng gia Anh đã đưa các máy bay tiêm kích lên ngăn chặn các máy bay ném bom Tu-160 tuần tra trên không phận Bắc Đại Tây Dương. Đầu năm 2008, các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đã tham gia các cuộc diễn tập của Hải quan Nga ở Đại Tây Dương.

Ngày 29/4/2008, một chiếc Tu-160 có tên Vitaly Kopylov, chiếc thứ 16, đã được nhận vào trang bị của Trung đoàn Không quân ném bom hạng nặng Cận vệ Cờ Đỏ Sevastopol. Như vậy, hiện Không quân Nga có tổng cộng 64 Tu-95MS và 16 Tu-160.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS (Bear H) được Viện Thiết kế (KB) A.N. Tupolev phát triển trong thập kỷ 1950 và được sản xuất loạt từ năm 1984-1991 tại nhà máy hàng không ở thành phố Kuibyshev (Nay là Nhà máy hàng không Aviakor, thành phố Samara).

Máy bay ném bom này được trang bị các động cơ turbin quạt và là một trong những máy bay có tốc độ cao nhất thuộc loại này. Vũ khí tấn công của Tu-95 gồm: 6 tên lửa hành trình tầm xa Kh-55 bố trí trong khoang bom. Biến thể ném bom mới Tu-95MS16 có thể mang thêm tới 10 tên lửa hành trình lắp trên các giá treo dưới cánh.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Bear H -airlines.net

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Bear H -airlines.net

Máy bay ném bom Tu-160 (Blackjack) cũng do Viện Thiết kế (KB) A.N. Tupolev nghiên cứu chế tạo và được sản xuất loạt từ năm 1984-1991 và từ năm 1999 tại nhà máy hàng không tại thành phố Kazan (Nay là Liên hiệp sản xuất hàng không S.P. Gorbunov). Vũ khí tiến công của máy bay ném bom Tu-16 gồm: 12 tên lửa hành trình tầm xa Kh-55 lắp trong khoang bom. Sau chương trình hiện đại hóa đang tiến hành, Tu-160 sẽ có thể mang bom rơi tự do và tên lửa hành trình lắp đầu đạn thông thường.

Tên lửa hành trình  Kh-55 (AS-15, RKV-500А) của không quân tầm xa Nga do Viện MKB Raduga (Thành phố Dubna, tỉnh Moskva) phát triển và được sản xuất loạt từ năm 1983. Biến thể cải tiến Kh-55SM (RKV-500B) lắp thêm các thùng nhiên liệu nên có tầm xa hơn. Năm 1999, đã tiến hành các cuộc thử nghiệm biến thể hiện đại hóa Kh-555 (biến thể mang đầu đạn thông thường của Kh-55).

Hiện Nga đã phát triển loại tên lửa hành trình mới để thay thế Kh-55 và các biến thể của nó. Biến thể mang đầu đạn thông thường của tên lửa mới có tên Kh-101, còn biến thể mang đầu đạn hạt nhân có tên Kh-102.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack - airwar.ru

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack - airwar.ru

Xét về tính năng kỹ-chiến thuật và cơ cấu vũ khí, Tu-160 là máy bay chiến đấu uy lực nhất thế giới và vượt trội đáng kể loại máy bay ném bom tương tự của Mỹ là В-1В Lancer. Tuy nhiên, số lượng Tu-160 hiện có của Không quân Nga không cho phép bảo đảm sự khống chế hoàn toàn không phận thế giới như Không quân Mỹ đang làm được.

Không quân chiến lược Mỹ

Trong biên chế của không quân ném bom chiến lược Mỹ hiện có các loại máy bay ném bom В-1В, В-2А và В-52Н (tổng cộng 181 chiếc, kể cả số thuộc lực lượng dự bị thường trực ở các đơn vị và trong biên chế Bộ Chỉ huy Không quân dự bị).

Lực lượng và phương tiện chủ yếu của không quân ném bom chiến lược Mỹ tập trung tại các tập đoàn không quân số 8 và 12 của Bộ Chỉ huy Không quân Chiến đấu Mỹ. Ngoài ra, một phi đội В-52Н (8 chiếc) thuộc Bộ Chỉ huy Không quân dự bị được bố trí tại căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana. 

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit - airwar.ru

Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit - airwar.ru

Các  căn cứ không quân tiền tiêu của Mỹ ở nước ngoài có thể tiếp nhận triển khai máy bay của không quân ném bom chiến lược Mỹ là Fairford (Anh), Andersen (đảo Guam), Al-Udeid (Qatar), Diego Garcia (quần đảo Chagos).

Đơn vị chiến thuật chủ yếu của không quân ném bom chiến lược Mỹ là phi đoàn ném bom hạng nặng, trên cơ sở đó xây dựng cấu trúc một căn cứ không quân tiêu chuẩn. Một phi đoàn gồm: bộ chỉ huy và 4 bộ phận (tác chiến, bảo dưỡng kỹ thuật, bảo đảm kỹ thuật sân bay và y tế). Biên chế của bộ phận tác chiến gồm các phi đội chiến đấu (1-3) với các tổ lái và trang bị kỹ thuật hàng không, ngoài ra là các phân đội kế hoạch và điều khiển bay, trinh sát…

Bộ phận bảo dưỡng kỹ thuật chịu trách nhiệm về tình trạng sẵn sàng chiến đấu của trang bị kỹ thuật hàng không, công tác khai thác và sửa chữa trang bị. Bộ phận bảo đảm kỹ thuật sân bay đảm nhiệm công tác xây dựng, yểm trợ vật chất-kỹ thuật và hậu cần cho các phi đội chiến đấu, đồng thời phụ trách công tác bảo vệ, phòng thủ  căn cứ không.Một phi đội chiến đấu (tùy thuộc vào chủng loại máy bay ném bom trang bị cho phi đoàn) gồm 8 chiếc máy bay (В-2А) hay 12 chiếc (В-1B, B-52H).

Theo các kế hoạch xây dựng Không quân Mỹ hiện nay, đến năm 2035-2040, trong biên chế không quân ném bom chiến lược vẫn duy trì cả 3 loại máy bay ném bom, tổng cộng là 156 chiếc (76 В-52Н, 60 В-1В, 20 В-2А). Trong số đó, 96 máy bay ném bom (36 В-1В, 16 В-2А và 44 В-52Н) sẽ được sử dụng để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.

Máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress - ausairpower.net

Máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress - ausairpower.net

Theo tính toán của lãnh đạo Không quân Mỹ, lực lượng không quân ném bom chiến lược với 156 máy bay ném bom đã qua các chương trình hiện đại hóa tương ứng và được trang bị các vũ khí hàng không hiện đại và tiên tiến sẽ có thể bảo đảm trình độ sẵn sàng và sức mạnh tấn công cần thiết cho không quân và đáp ứng các yêu cầu mà những tài liệu chỉ đạo xây dựng quân đội Mỹ nêu ra trong phạm vi toàn bộ dải phổ nhiệm vụ phải thực hiện.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer - airforce-technology.com

Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer - airforce-technology.com

Các máy bay dùng để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chiến đấu (96 chiếc) sẽ được triển khai tại 5 căn cứ không quân chính của không quân ném bom chiến lược ở lục địa nước Mỹ: Mainot, bang North Dakota - 12 В-52Н; Elsworth, South Dakota - 24 В-1В; Whiteman, Missouri - 16 В-2А; Dais, Texas - 12 В-1В và Barksdale, Louisiana - 24 В-52Н và 8 В-52Н thuộc dự bị của Không quân.

Các kế hoạch xây dựng không quân ném bom chiến lược Mỹ dự kiến việc phát triển một mẫu thử nghiệm máy bay tấn công tầm xa thế hệ mới trước năm 2018. Việc chế tạo máy bay phải bắt đầu không muộn hơn năm 2013.

Như vậy, có thể nói Nga thua kém Mỹ về lực lượng và phương tiện không quân ném bom chiến lược nên để thực hiện những kế hoạch tham vọng ở Cuba, Venezuela và Algeria, Nga trước hết cần phải nghĩ đến việc khôi phục tổ hợp công nghiệp quốc phòng của mình để tăng mạnh số lượng phương tiện hiện đại cho không quân ném bom chiến lược.

Không có những phương tiện đó thì khó lòng giành thắng lợi trong các cuộc chiến địa-chính trị hiện nay. Thiếu những tiềm lực đó, Nga chỉ còn cách tiến hành các chiến dịch thông tin, nhưng có lẽ cách đấu tranh này trong xã hội thông tin hiện đại lại hiệu quả hơn nhiều bản thân những chiếc máy bay.

Theo VND