Giúp đỡ Syria theo Hiến pháp Nga và luật pháp quốc tế
Hội đồng Liên bang tại cuộc họp lần thứ 378 của mình, mà đã mở phiên họp mùa thu của Thượng viện đã thông qua Nghị quyết về việc chấp thuận việc sử dụng đội ngũ của lực lượng vũ trang của Liên bang Nga bên ngoài lãnh thổ của Nga. Một đề nghị như vậy phù hợp với Hiến pháp của Liên bang Nga đệ trình lên Hội đồng Liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tuân thủ theo quy định của Hiến pháp Nga, Hội đồng Liên bang trong buổi họp lần thứ 378, mở mà cho phiên làm việc mùa thu đã thông qua Nghị quyết chấp thuận cho tổng thống quyền được sử dụng quân đội Nga ở ngoài lãnh thổ.
Theo mục "g" phần 1 Điều 102 Hiến pháp Nga, Hội đồng Liên bang có thẩm quyền quyết định khả năng sử dụng lực lượng vũ trang Liên bang Nga bên ngoài lãnh thổ đất nước. Sự tham gia của quân đội và hải quân trong sứ mệnh tiến hành chiến tranh, gìn giữ hòa bình và hoạt động khác ở nước ngoài được chấp nhận nếu phù hợp với Hiến pháp Liên bang, luật pháp quốc tế và luật pháp hiện hành của nước Nga.
Không có quyết định của Hội đồng Liên bang, không ai được phép sử dụng lực lượng vũ trang Nga ở ngoài lãnh thổ. Lần gần đây nhất thượng viện Nga bỏ phiếu về đề xuất tương tự vào ngày 01.03.2014, thống nhất cho phép người đứng đầu chính quyền Liên bang sử dụng lực lượng vũ trang ở nước ngoài cho đến khi bình thường hóa tình hình ở Ukraine.
Ngày 25.06.2014, Hội đồng Liên bang theo đề nghị của tổng thống V.Putin đã chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết này do tình hình biến đổi liên quan đến cuộc đàm phán ba bên về bình thường hóa tình hình ở khu vực phía Đông Ukraine.
“Mục đích của chiến dịch quân sự là yểm trở hỏa lực đường không cho quân đội chính quyền Syria trong cuộc chiến chống IS – chủ nhiệm văn phòng Tổng thống ông Sergei Ivanov nói – Loại trừ khả năng sử dụng lực lượng vũ trang tham gia các hoạt động tác chiến trên bộ”.
Ngoài ra, chiến dịch không kích phải nằm trong khuôn khổ thời gian, các vấn đề tài chính và xã hội, gắn liền với đảm bảo hậu cần kỹ thuật và sinh hoạt của quân nhân. Tất cả các hoạt động trong chiến dịch này được kiểm soát chặt chẽ. Mọi quyết định trong chiến dịch đã được phê chuẩn – chủ nhiệm văn phòng tổng thống Nga khẳng định.
Chiến dịch nhằm mục đích ngăn chặn
Muộn hơn một chút, Vladimir Putin trong cuộc họp với các thành viên chính phủ Nga đã gọi quyết định này là hành động để ngăn chặn. Tiêu diệt những chiến binh Hồi giáo cực đoan trên lãnh thổ mà chúng chiếm đóng, “không đợi chúng đến nhà chúng ta”. Tổng thống Nga nhận định đây là phương pháp duy nhất đúng trong cuộc chiến chống lại các tổ chức khủng bố quốc tế. Ông nói: không còn gì là bí mật khi trên lãnh thổ Syria có rất nhiều các băng đảng khủng bố quốc tế.
Tổng thống Nga nhấn mạnh, một vấn đề quan trọng là trong hàng ngũ của tổ chức khủng bố quốc tế “Nhà nước Hồi giáo” (ông nhận xét: tổ chức này hoàn toàn không có điểm gì tương hợp với Hồi giáo chân chính) có hàng nghìn phiến quân có nguồn gốc từ châu Âu, Nga và và các nước hậu Xô viết.
V.Putin chỉ rõ: “không cần phải là chuyên gia để hiểu, nếu chúng có được kết quả ở Syria, chúng chắc chắn sẽ quay lại đất nước mình, quay trở về nước Nga. Và cũng không có gì là bí mật khi IS từ lâu đã tuyên bố nước Nga là kẻ thù của chúng”.
Cho đến hôm này, rất nhiều nước đã sử dụng lực lượng không quân tiến hành các chiến dịch không kích vào các vị trí đóng quân của nhóm khủng bố IS trên lãnh thổ Syria. Nhưng những kết quả chống IS vẫn còn quá nhiều ẩn số.
V,Putin nói: “ Chúng ta đã ủng hộ và sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng cuộc chiến chống khủng bố phải tuân thủ chặt chẽ luật pháp quốc tế, có nghĩa là chỉ tiến hành khi có Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hoặc có yêu cầu trực tiếp từ quốc gia, thật sự cần thiết phải giúp đỡ trong các hoạt động quân sự”.
Khi nói về vấn đề này, tổng thống Nga nhấn mạnh: “các đối tác của chúng ta không có cả điều kiện này hoặc điều kiện kia trong các hoạt động chiến tranh ở Syria”. Nhưng lãnh đạo nước Nga cho rằng hoàn toàn có khả năng và thiết thực liên kết mọi quốc gia quan tâm trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và thực hiện một sự nghiệp chung trên cơ sở Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Theo ông, giai đoạn đầu tiên là các quốc gia quan tâm, trước hết là các quốc gia khu vực kết nối vào những hoạt động của Trung tâm thông tin quốc tế ở Bagdad, sau đó là liên kết, phối hợp và chia sẻ thông tin chống khủng bố.
Ông Putin nhận xét: “Xung đột ở Syria có những cội rễ sâu sắc, hình thành từ các nguyên nhân khác nhau”, trong đó có mâu thuẫn giữa các quốc gia, nội bộ chính trị, tôn giáo, sắc tộc, ngày càng sâu sắc và căng thẳng do những tác động từ phía bên ngoài.
Trên cơ sở những yếu tố đặc thù khu vực, hoạt động của Nga nằm trong một khuôn khổ chặt chẽ. Sự giúp đỡ quân đội Syria chỉ giới hạn trong cuộc chiến đấu hợp pháp chống lại các tổ chức khủng bố. Mọi hoạt động yểm trợ chỉ thực hiện từ trên không mà không có sự tham gia của lực lượng quân đội vào các chiến dịch mặt đất. Những hoạt động yểm trợ này giới hạn trong thời gian quân đội Syria thực hiện các chiến dịch chiến đấu tấn công.
“ Một thực tế không chối cãi là, việc ổn định một cách triệt để và lâu dài tình hình Syria chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở cải cách hệ thống chính trị, đối thoại bình đẳng giữa các lực lượng mạnh mẽ và trong sạch của đất nước. Tổng thống Assad hiểu rất rõ điều này và sẵn sàng tiến trình như vậy. Chúng ta cần hy vọng vào quan điểm tích cực vào mềm dẻo của ông Assad cũng như khả năng sẵn sàng nhượng bộ nhân danh quốc gia và dân tộc”.
Xuất phát từ thực tế khách quan
Về khả năng triển khai hành động giúp đỡ quân sự Syria, V.Putin đã nói trong bài phát biểu tại hội nghị thượng định Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 70. Ông khẳng định rằng Nga đã giúp đỡ vũ khí trang thiết bị kỹ thuật cho Iraq và Syria, cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực đang tiến hành cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế. Từ chối sự hợp tác giúp đỡ chính quyền và quân đội Syria - những người đang dũng cảm đối mặt chiến đấu với khủng bố - tổng thống Nga cho đó là một sai lầm lớn.
Ông khẳng định: “Cho đến nay, ngoài quân đội Syria, lực lượng dân quân người Kurd đang chiến đấu chống lại nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” không có ai về thực tế đã tham gia chống IS hiệu quả. Nga hiểu tất cả những mâu thuẫn, xung đột nội bộ khu vực và những phức tạp rắc rối còn tồn tại, nhưng xuất phát từ thực tế buộc phải tiến hành”.
Cần phải giúp đỡ toàn diện nhà nước hợp pháp Syria. Hiệu quả của mọi phương pháp giải quyết vấn đề nạn nhập cư và dòng người di tản trong chiến tranh phụ thuộc chính vào điều này.
Theo tổng thống, giải quyết triệt để vấn đề chỉ có thể bằng giải pháp phục hồi lại một quốc gia thống nhất ở ngay tại chỗ mà nó bị phá hủy bằng phương pháp củng cố và phát triển mọi tổ chức, mọi cơ quan chức năng của nhà nước, sử dụng giải pháp giúp đỡ về mọi mặt: quân sự, kinh tế, cơ sở vật chất đời sống và hậu cần kỹ thuật cho quốc gia và những người dân, mặc dù phải chịu muôn vàn thử thách, đã không rời bỏ đất nước. Tất nhiên, mọi sự giúp đỡ một quốc gia có chủ quyền phải tuân thủ các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Trong các lần gặp mặt tiếp theo với Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và Tổng thống Mỹ Barack Obama, tổng thống Nga đã trình bài chi tiết quan điểm của mình về việc giải quyết vấn đề Syria và cuộc chiến chống khủng bố ở đất nước này. Tổng thống V.Putin đã đưa ra phương án Nga tham gia trong sứ mệnh chống khủng bố ở Syria. Nhưng Nga loại trừ hoàn toàn khả năng tham gia vào chiến dịch mặt đất và sự có mặt của bộ binh trên chiến trường chống khủng bố.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại Liên hợp quốc cũng tuyên bố Nga can thiệp vào Syria là theo lời mời của chính quyền hợp hiến Syria một cách "lịch sự", chứ không thích làm gì thì làm như Mỹ và phương Tây.
Trên cơ sở thông tin trinh sát hiện đại
Nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng viễn chinh Nga ở Syria là cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và bảo vệ chính quyền Syria. Theo thiếu tướng Igor Konashenkov, không kích chủ yếu nhằm vào các phương tiện chiến tranh, trạm thông tin liên lạc, phương tiện vận tải, kho tàng vũ khí trang bị của các tổ chức khủng bố.
Theo Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về các vấn đề quốc tế Konstantin Kosachev, sử dụng không quân trong cuộc chiến chống IS không phải là một phương pháp can thiệp vào nội bộ của một nước có chủ quyền, Nga không tìm kiếm một lợi ích cốt lõi nào, ngoài việc bảo đảm an toàn và an ninh cho các công dân mình bằng phương pháp tiếp cận mục tiêu từ xa, gây thiệt hại năng nề không thể phục hồi cho IS và tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội Syria.
Thượng nghị sĩ Kosachev nhận định: “ Chúng ta sẽ không đi vào vùng nguy hiểm, như vậy có thể sẽ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột kéo dài, gây nguy hiểm cho mạng sống của các quân nhân. Chiến dịch yểm trợ sẽ hoàn toàn là tấn công đường không, có sự liên kết chặt chẽ với lực lượng tác chiến mặt đất của quân đội Syria, tất cả những yêu cầu và nguồn thông tin mặt đất đều do quân đội Syria đảm nhiệm.
Chi tiết của chiến dịch không được công bố rộng rãi. Tướng Yuri Yakubov, chịu trách nhiệm điều phối thuộc Cục thanh tra tác chiến Bộ Quốc phòng cho biết, đại diện của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga với quân hàm tướng đảm nhiệm điều hành không kích các mục tiêu hạ tầng cơ sở của tổ chức khủng bố IS trên lãnh thổ Syria. Trung tâm thông tin chống khủng bố ở Bagdad đang bắt đầu hoạt động ở chế độ thử nghiệm thực tế chiến đấu. Nguồn thông tin là những bức ảnh chụp từ vệ tinh trinh sát, tọa độ mục tiêu được xác định từ nhiều nguồn khác nhau, từ phía quân đội Syria, thu thập được thông tin trinh sát từ hoạt động trinh sát điện tử - chặn và thu các tín hiệu thông tin liên lạc của kẻ thù, các video thu được từ máy bay không người lái….
Nguyên tổng tham mưu trưởng, đại tướng Yuri Baluyevsky cho rằng, chiến dịch chống “nhà nước Hồi giáo” và các tổ chức khủng bố khác có thể liên kết phối hợp với các quốc gia thuộc Liên xô cũ, các nước này cũng đặc biệt quan tâm đến cuộc chiến chống các tổ chức Hồi giáo cực đoan. Các nước đó có thể là Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan. Ông cũng ủng hộ quan điểm tiến hành chiến dịch chỉ giới hạn trong khuôn khổ tác chiến đường không, tác chiến điện tử và tiêu diệt mọi phương tiện, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của khủng bố.
Tướng Yuri Baluyevsky nhận xét: “chiến dịch đường không là một vấn đề khác. Chúng ta có thể yểm trợ đường không cho các hoạt động tác chiến mặt đất của quân đội Syria. Chúng ta có ưu thế sức mạnh trong lĩnh vực này. Kết quả của chiến dịch phụ thuộc vào các hoạt động trinh sát, cảnh báo sớm từ vũ trụ, trên không và sử dụng các phương tiện bay không người lái để trinh sát, chuyển tải thông tin, chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho các vũ khí chính xác trong thời gian thực”.
Không hề có một chút mờ ám nào trong chiến dịch không kích chống “Nhà nước Hồi giáo và các tổ chức khủng bố cực đoan. Đại sứ quan Mỹ ở Moscow đã thông báo, Nhà Trăng và Lầu Năm Góc đã nắm được tư tưởng chủ đạo trong hoạt động giúp đỡ quân sự Syria. Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định: “Tổng thống Obama đã gặp ông Putn, cả hai đồng thuận rằng Mỹ và Nga có cùng một quan điểm trong cuộc chiến chống “Nhà nước Hồi giáo” ở Syria”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng đã cho triển khai các hoạt động liên kết phối hợp đồng thời tổ chức các cuộc thảo luận với Bộ Quốc phòng Nga nhằm tìm kiếm các quy định chung cho cả hai bên trong cuộc chiến nhằm tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông.