Kế hoạch “B” của Washington: hủy diệt Syria

VietTimes -- Trung Đông có được chưa đầy hai ngày sôi động với nhiều quan điểm khác nhau về thỏa thuận ngừng bắn, được để xuất từ Mỹ và Nga sẽ được hiện thức hóa trên dất nước Syria tan hoang vì chiến tranh tàn phá.
Kế hoạch “B” của Washington: hủy diệt Syria

Nhưng đạt được thỏa thuận ngừng bắn không có nghĩa là sẽ chấm dứt bạo lực, hận thù và đau thương tang tóc ở đất nước này, cũng như cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố vẫn sẽ tiếp tục với cường độ cao hơn.

Ngày 23.02.2016, Washington đã khiến tình hình trở lên rõ ràng hơn khi tuyên bố rằng Nhà Trắng có "kế hoạch B" trong một đe dọa rõ ràng đối với chính phủ Syria.

Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã thẳng thắng phát biểu rằng "những thử thách sẽ được đưa vào hành động trong những ngày tới ".

"Tùy chọn" mà ông Kerry đưa ra có nghĩa là, trong trường hợp một chuyển đổi chính trị không diễn ra ở Syria như mong muốn, có thể được hiểu là một sự leo thang của cuộc chiến toàn cầu đang diễn ra trên đất nước Syria.

Do đó, điều mà Washington tái khẳng định là cam kết làm thay đổi chế độ ở Syria, khi Mỹ thấy rằng có thể sử dụng thỏa thuận ngừng bắn này để tạo lợi thế cho liên minh.

Thuật ngữ “Sử dụng – use” do ông Kerry đưa ra lời đe dọa này chỉ đối với Tổng thống Bashar al-Assad mà không hướng tới bất kỳ một bên tham chiến nào khác, như thể chỉ có chính phủ là nguồn cơn của tất cả các cuộc xung đột.

Điều này cho thấy ông Kerry và Washington hoàn toàn không nghiêm túc về vấn đề chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu kéo dài năm năm ở Syria. Thay vào đó, Nhà Trắng đang tìm kiếm một cơ hội nào đó để đạt được lợi ích từ thỏa thuận ngừng bắn này.

Hoàn toàn không có gì ngạc nhiên khi quân đội Syria, - được sự yểm trợ từ chiến dịch không kích của Nga đã có đủ điều kiện để tiến hành cuộc tấn công ở tỉnh chiến lược Aleppo, giải phóng một vùng đất rộng lớn. Những thành quả đó đe dọa sự tồn vong của các lực lượng đối lập và cũng là nguyên nhân thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn này được chấp nhận bởi Washington, các đồng minh ở Syria cũng như láng giềng Syria.

Washington phải ngăn chặn sự thành công của chính phủ Syria cùng với các đồng minh khu vực. Ankara và Riyadh thậm chí còn đe dọa xâm lược Syria trong những kịch bản khác nhau.

Washington hiểu rằng, những chiến thắng của chính phủ Syria sẽ dẫn đến sự suy giảm vị thế địa chính trị rất lớn của Mỹ, Ảrập Xêút rất có thể sẽ thảm bại ở Syria và trọng tâm chính chiến dịch quân sự của Ankara nằm trong mưu đồ tiêu diệt lực lượng dân quân người Kurd YPG ở miền bắc Syria, lực lượng do Mỹ hậu thuẫn.

Thỏa thuận ngừng bắn, được cho là một bước nhằm chấm dứt sự thù địch vũ trang trên toàn quốc, theo tuyên bố chung Mỹ và Nga không bao gồm các lực lượng IS, Jabhat al-Nusra và "các tổ chức khủng bố khác được thừa nhận bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. "

Chưa thể thấy được những "tổ chức khủng bố tổ chức khác" là ai. Đó có thể sẽ là một cách để đưa ra những quan điểm khác biệt hoàn toàn về nhiều nhóm chiến binh khác nhau có liên kết chặt chẽ với Jabhat Al-Nusra (Al Qaeda Syria).

Các tổ chức như Harakat Ahrar al-Sham, Jaysh Al-Islam và Harakat Nour Ad-Din al-Zengi là những nhóm không được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xác định là các tổ chức khủng bố, chỉ có Syria, Nga và Iran là những nước có quan điểm coi các nhóm này là những tổ chức khủng bố trong khi Washington và các đồng minh coi chúng là đối lập "ôn hòa". Hơn thế nữa, Washington thậm chí tham gia vào các cuộc đàm phán với Harakat Ahrar al-Sham.

Thực tế là các nhóm này hoàn toàn không khác biệt Jabhat Al-Nusra và IS. Các tổ chức này không khác nhau về ý thức hệ và sử dụng các chiến thuật như các nhóm tội phạm: đánh bom tự sát, chặt đầu đối thủ và thực hiện hành vi diệt chủng chống lại các dân tộc và tôn giáo thiểu số như IS và Jabhat Al-Nusra đã làm.

Nhưng đây là những nhóm được quảng cáo là lực lượng đối lập "ôn hòa" của Riyadh và Ankara, và được Washington cung cấp vỏ bọc chính trị.

Đối với những người quan sát từ phía ngoài cuộc chiến này, rõ ràng là các nhóm này không chỉ chia sẻ những tư tưởng tương tự và sự tàn bạo như IS và Jabhat Al-Nusra, mà còn tích cực hợp tác với IS và Jabhat Al-Nusra chống lại các lực lượng vũ trang Syria.

Điều này thể hiện rất rõ trong tuần qua, khi một chiến dịch được thực hiện bởi lực lượng liên minh bao gồm IS, Jund Al-Aqsa (Al-Qaeda Syria) và Quân đội Syria tự do FSA đã tấn công cắt đứt tuyến đường tiếp vận chính của chính phủ Syria đến Aleppo.

Cuộc tấn công chung này là nỗ lực ngăn chặn và làm suy yếu sức tiến công của Quân đội Syria tại Aleppo, tận dụng thời cơ trong một thời điểm thuận lợi do chỉ còn dưới một tuần trước khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực.

Sẽ rất ngây thơ khi nghĩ rằng Washington đơn giản là bỏ thuật ngữ "nổi loạn ôn hòa". Mỹ không từ quan điểm hằn học với các cuộc không kích của Nga chống lại các nhóm "ôn hòa", hay như một quan chức Mỹ gọi các nhóm đối lập này năm ngoái: "người của chúng tôi", để chấp nhận họ như những kẻ khủng bố và đồng thuận với chiến dịch của Moscow.

Vì thế chúng ta chỉ có thể chờ đợi từ thỏa thuận ngừng bắn này là hoàn toàn thất bại, giống như các cuộc đàm phán hòa bình đã thất bại trước đó và có thể dự đoán được, thất bại này sẽ được Washington và đồng minh sử dụng để tiếp tục thúc đẩy cho một cuộc xâm lược hoặc leo thang chiến tranh với cấp độ cao.

Có hai lý do rõ ràng cho sự thất bại này:

1- Thất bại trong việc không đồng thuận về những tổ chức được coi là khủng bố và những tổ chức không được coi là khủng bố. Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã khiến mọi vấn đề chở lên rõ ràng khi tuyên bố: nước ông sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố đến thắng lợi cuối cùng. Dù muốn hay không quân đội Syria sẽ phải nhắm vào các tổ chức “ôn hòa” của Washington, không được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xác định là khủng bố nhưng vẫn tiếp tục liên kết phối hợp với Jabhat Al-Nusra và IS nhằm gia tăng lực lượng chiến binh và gắn bó lại để đối phó với quân đội Syria.

2- Tổng thống Syria đã làm rõ ràng hơn khi tuyên bố rằng, lệnh ngừng bắn phải đảm bảo bằng việc: sự hỗ trợ cho lực lượng khủng bố từ các nước Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út kết thúc. Điều này là bất khả thi nếu xét đến các khoản đầu tư lớn mà những người cầm quyền ở Riyadh và Ankara đã đổ vào cuộc chiến này.

Kịch bản có khả năng cao nhất là lệnh ngừng bắn sẽ bị phá vỡ trong vòng một tuần bởi nhóm Al-Qaeda Syria, không phải do kỹ năng đàm phán nghèo nàn, mà tổ chức này không bao giờ tôn trọng bất kỳ thỏa thuận nào, khi chính phủ Syria vẫn còn quyền lực. Sẽ không có một người nào ở Ankara và Riyadh cho rằng phải tôn trọng lệnh ngừng bắn.

Kịch bản rất khả thi này sẽ dẫn đến tiếp tục chiến tranh, Washington cáo buộc các lực lượng vũ trang Syria vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và gia tăng sức ép đòi Moscow phải ngừng không kích.

Tiến trình ngừng bắn sẽ tạo điều kiện cho các nhóm khủng bố có thời gian để tập hợp lại và tái vũ trang, có thể được Washington sử dụng để ngăn chặn bước tiến của chính phủ Syria.

Bất cứ ai hy vọng cho một sự thay đổi trong chính sách của Washington về vấn đề Syria chắc chắn sẽ thất vọng. Washington đang tìm kiếm những cách thức mới để nắm quyền kiểm soát của tình huống mà họ đã mất quyền kiểm soát kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch không kích IS, Al-Nusra và các tổ chức cực đoan khác.

Trong một kịch bản có tính hủy diệt, Washington sẽ lựa chọn con đường chiến tranh, đứng về phía Ankara và Riyadh, hỗ trợ một cuộc xâm lược vào Syria hoặc leo thêm một nấc thang mới, liên quan đến việc cung cấp cho khủng bố các loại vũ khí phòng không hiện đại chống máy bay Nga.

Nhưng điều này không có gì là bất ngờ đối với bất cứ ai, nên nó có thể kết thúc không như ý muốn của các bên tham chiến!

Tác giả bài viết: Aram Mirzaei là phó tiến sĩ chính trị khoa học Iran, luận án của ông có tựa đề "Chiến tranh ở Syria - Một cuộc chiến tranh lợi ích".

TTB