Hứa Vĩ Văn triển lãm hội họa giữa mùa dịch COVID-19 hoành hành

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngay tại không gian làm việc chung, Hứa Vĩ Văn triển lãm hội họa giữa mùa dịch COVID-19 hoành hành dữ dội.
Hứa Vĩ Văn triển lãm hội họa giữa mùa dịch COVID-19 hoành hành dữ dội, khách tham dự phải đảm bảo công tác phòng dịch (Ảnh: NI)
Hứa Vĩ Văn triển lãm hội họa giữa mùa dịch COVID-19 hoành hành dữ dội, khách tham dự phải đảm bảo công tác phòng dịch (Ảnh: NI)

Hứa Vĩ Văn đã có khoảng thời gian “lưu trú" tại Toong và trực tiếp vẽ trước công chúng. Kết quả bộ tác phẩm tranh đa chất liệu ‘Vùng Yên | Night Irene’, được trưng bày từ ngày 08/05/2021-10/06/2021, tại 188 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM. Mọi lợi nhuận từ việc bán tranh sẽ được gửi đến các chiến sĩ vùng biên giới, góp phần phòng chống đại dịch Covid-19.

Hoạt động này cũng đồng thời đánh dấu sự kiện nghệ thuật đầu tiên thuộc chuỗi chương trình Art Resider do GốcCreation cộng tác cùng Toong - nhà phát triển không gian làm việc đa dạng nhất Đông Dương với hơn 20 địa điểm tại Việt Nam, Lào và Campuchia - tiên phong khởi xướng, nhằm cung cấp không gian thực hành, sáng tạo và trưng bày cho nghệ sĩ ngay trong không gian làm việc.

‘Vùng Yên' - Sự bình yên ở trong tâm thức

Điểm đặc biệt của mô hình tổ chức Art Resider là nghệ sĩ được toàn quyền sáng tác trực tiếp trước người xem trong không gian, cấu trúc của triển lãm cũng được liên tục cập nhật và thay đổi. Theo cách này, người nghệ sĩ được đặt trong lòng không gian làm việc đương đại với quy trình sáng tạo trở thành trọng tâm chính. Khán giả có thể quan sát, đồng hành và trở thành một phần của quá trình sáng tác thay vì chỉ thưởng thức tác phẩm hoàn thiện. Nói như Hứa Vĩ Văn, thật hiếm khi chúng ta được mời đến phần “hậu trường” của nghệ thuật.

Chuỗi chương trình Art Resider do GốcCreation cộng tác cùng Toong

Chuỗi chương trình Art Resider do GốcCreation cộng tác cùng Toong

Sau triển lãm tranh đầu tay ‘Vùng Mơ’, đây là lần thứ hai Hứa Vĩ Văn sáng tác và đặt tác phẩm tại không gian làm việc của Toong, và GốcCreation tiếp tục đóng vai trò giám tuyển chính. Có duyên phát hiện và trân trọng sự dấn thân của Hứa Vĩ Văn vào một lĩnh vực nghệ thuật mới, GốcCreation đồng hành cùng anh từ triển lãm đầu tay, đến những nỗ lực thử nghiệm với chủ đề và chất liệu đặc biệt.

Lần này, Hứa Vĩ Văn trở lại với nguồn cảm hứng và táo bạo thử nghiệm chất liệu mới: màu acrylic, ốc và sao biển. Triển lãm được đặt tên ‘Vùng Yên | Night Irene’ – với Irene có nghĩa là bình yên trong tiếng Hy Lạp, cũng đồng thời thể hiện cách thực hành nghệ thuật phóng khoáng, tự do của người nghệ sĩ trong thế giới đang gặp nhiều thách thức bởi đại dịch. ‘Vùng Yên’ là lời gợi nhắc đậm chất thơ về vai trò lớn lao của thiên nhiên và sự sống bền vững của con người. Đặc biệt, khi thiên nhiên đang bị phá hoại bởi khách du lịch đang được dấy lên mạnh mẽ.

Nuôi dưỡng nghệ thuật trong cộng đồng một cách cởi mở

Kết hợp cùng GốcCreation và Toong trong chương trình Art Resider, Hứa Vĩ Văn gián tiếp biểu đạt tư duy nghệ sĩ cởi mở: không chỉ đưa nghệ thuật vào không gian sống của doanh nhân - trí thức đương đại, mà còn cổ vũ một văn hóa sáng tạo đặc thù, nơi mà ai cũng có thể tự do khám phá, thử nghiệm và không ngừng phát triển.

Khung cảnh làm việc chung xuất hiện những tác phẩm nghệ thuật

Khung cảnh làm việc chung xuất hiện những tác phẩm nghệ thuật

Hành trình của Hứa Vĩ Văn với hội họa truyền đi một thông điệp giàu ý nghĩa với người trẻ: đừng bao giờ ngừng khám phá và phát huy năng lực của bản thân mình. Từ một sinh viên trường Mỹ thuật, anh gây dựng sự nghiệp với tư cách diễn viên - ca sĩ, rồi tìm về với việc vẽ một cách rất tự nhiên. Hứa Vĩ Văn sáng tác như một cách cân bằng, làm mềm mại tâm hồn của mình, đồng thời là để sẻ chia và khơi gợi những đồng cảm.

Được biết, Toong 188 Võ Thị Sáu được tái tạo từ phế tích đô thị, từng là nơi ở của các trợ tá Dinh Phó Tổng thống Sài Gòn. Không gian làm việc chung này bao trọn diện tích 1250m2, nằm trong con hẻm đối diện Nhà Thiếu nhi Thành phố, tiền thân là Dinh Phó Tổng thống Sài Gòn. Việc khai thác công trình gặp phải nhiều hạn chế bởi phải giữ nguyên khung nhà cổ. Vì thế, Toong kết hợp cùng đơn vị phát triển đô thị chiến lược GốcCreation, tìm cách kiến tạo ngay trên những gì đã sẵn có, xây dựng một hệ sinh thái văn phòng, nơi làm việc và nghỉ ngơi của giới doanh nhân.

Toong 188 Võ Thị Sáu được tái tạo từ phế tích đô thị

Toong 188 Võ Thị Sáu được tái tạo từ phế tích đô thị

Theo chia sẻ của Nhà sáng lập & CEO Dương Đỗ, Toong 188 Võ Thị Sáu được quy hoạch cảnh quan - nội thất chặt chẽ và tỉ mỉ nhằm “gia tăng sự nhạy cảm của người dùng, tạo cơ hội để người làm việc chứng kiến được sự sinh sôi nảy nở và chuyển biến liên tục của tự nhiên trong không gian”. Theo anh, những "sự làm phiền" tích cực của tự nhiên và nghệ thuật trong môi trường làm việc sẽ góp phần mài giũa các giác quan của người dùng. Từ đó, giúp mỗi người phát huy tốt hơn tiềm năng của bản thân, mang lại hiệu quả cho công việc. Minh chứng là khi thời gian làm việc tại nhà tăng, người làm việc càng nhận ra tính khả thi, song không toàn diện, của trực tuyến. Giá trị của những không gian làm việc vật lý (có kết nối, tương tác trực tiếp) đang được xác minh rõ ràng hơn bao giờ hết.