“Hố đen” Nga khiến phương Tây bất lực, rụng rời

VietTimes -- Trong lịch sử Hải quân Nga không ít lần khiến NATO bất ngờ hoảng hốt, nhưng sự kiện tàu ngầm Kilo sử dụng tên lửa hành trình tấn công IS ở Syria là một chuyện khác. Sự kiện này cho thấy, hệ thống chống ngầm siêu hiện đại của phương Tây hoàn toàn bất lực trước "Hố đen".
“Hố đen” Nga khiến phương Tây bất lực, rụng rời

Chiều ngày 08.12.2015, từ vị trí ngầm dưới biển, tàu ngầm Kilo dự án 636.3 B-237 “Rostov-on-Don” dự án 06363 dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng hạng 2 Andrew Adamski đã phóng loạt 4 quả tên lửa hành trình Kalibr-PL vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria.

Tất cả các tên lửa Kalibr - PL đều đánh chính xác 2 sở chỉ huy của IS tại tỉnh Raqqa, vùng lãnh thổ mà IS tuyên bố là thủ đô của Calipahte. Vụ phóng này đã trở thành lần phóng tổ hợp tên lửa Caliber-PL thực chiến đầu tiên trong lịch sử Hải quân Nga.

Từ kết quả của vụ tấn công tên lửa hành trình này, Hải quân Nga có thể một lần nữa khẳng định Moscow đang sở hữu loại vũ khí có uy lực rất lớn, có khả năng “tấn công” đối phương bất kỳ thời gian và vị trí nào trên trái đất.

Nhưng vấn đề không phải là tên lửa hành trình Kalibr – PL có những thông số kỹ thuật không hề kém tên lửa Tomahawk, mà là chuyến hành quân của tàu ngầm “Rostov-on-Don” dự án 636.3 lớp Kilo thuộc nhóm tàu diesel – điện đến Địa Trung Hải nhưng các lực lượng trinh sát, tình báo và chống ngầm của NATO hoàn toàn không phát hiện được.

Điều này có những giá trị rất lớn. “Hố đen” vốn không phải là tàu ngầm chiến lược mang tên lửa, mà là tàu ngầm được trang bị phổ biến ở nhiều nước, vốn đối thủ của phương Tây. Sự kiện “Rostov-on-Don” cho thấy, Kilo 636 mang tên lửa hành trình sẽ trở thành mối đe dọa đáng sợ đối với bất cứ hệ thống chống ngầm hiện đại nào.

Lý lịch Rostov-on-Don

Tàu ngầm B-237 là chiếc tàu ngầm thứ 2 lớp 06363 được đóng tại xưởng đóng tàu Admiralty ngày 21.11.2011, hạ thủy ngày 26.06.2014. Lễ thượng cờ cho tàu ngầm B-237 được thực hiện ngày 30.12.2014 và  được biên chế vào Lữ đoàn tàu ngầm độc lập số 4 Hạm đội Biển Đen.

Nhưng B-237 không được điều đến phía nam mà được giao thực hiện nhiệm vụ tại phía bắc. Tháng 4.2015, “Rostov-on-Don” đã đến Polar (nơi có căn cứ của Hạm đội Biển Bắc). Tại đây, “Rostov-on-Don” thực hiện thử nghiệm lặn sâu và sử dụng các loại vũ khí tấn công chủ lực. “Rostov-on-Don”  đã thực hiện phóng  tổ hợp tên lửa Kaliber-PL và thủy thủ đoàn tập huấn các kỹ năng hoạt động xa bờ.

Các khoa mục huấn luyện và thực nghiệm được đánh giá thành công. Ngày 02.10.2015, “Rostov-on-Don” đã cơ động đến Biển Barent thực hiện bài bắn kiểm tra sát hạch chuẩn xác bằng tên lửa Caliber từ dưới nước vào các mục tiêu ven bờ trên thao trường Chizh ở tỉnh Arkhangelsk.

 Sau đó,  ngày 09.10, tàu “Rostov-on-Don”  lại tiếp tục thực hành sử dụng  tên lửa hành trình tiêu diệt mục tiêu chiến hạm nổi trên biển ở cự ly vài trăm km cách điểm phóng.

Tấn công IS

Ngày 16.10, tàu ngầm “Rostov-on-Don” dưới sự hộ tống của tàu lai dắt cứu hộ SB-406 rời cảng Ekanerinsk tại Polar và bắt đầu tuyến hành trình đến nơi trú quân thường trực.

Cuối tháng 11, “Rostov-on-Don” cùng với “Novorossiysk” đã đến căn cứ. “Novorossiysk” – tàu ngầm đầu tiên của dự án 636.3 cơ động đến căn cứ thường trực trong khoảng thời gian từ 11.08-21.09.2015.

Tình huống xảy ra khá bất ngờ khi “Rostov-on-Don” được biết đã không đến La-Manshe mà qua eo biển Đan Mạch đến Biển Baltic. Đêm ngày 29.10, B-237 thả neo tại cảng Kronstadt Merchant.

Các phương tiện truyền thông cho biết, tàu gặp sự cố về động cơ. Lúc đầu, Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Quốc phòng Nga không đưa ra bất kỳ bình luận nào. Xưởng đóng tàu Admiralty là cơ quan đầu tiên đưa ra công bố báo chí sáng ngày 29.10 với nội dung: “…không có nhu cầu điều chuyên gia đến sửa chữa ”. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc khẳng định “Rostov-on-Don” không gặp bất kỳ sự cố nghiêm trọng nào. Tiếp theo đến lượt Nhà máy sản xuất động cơ Kolomna phát biểu khẳng định, “Hải quân không yêu cầu các chuyên gia của nhà máy đến sửa chữa động cơ tàu ngầm”.

Khác lạ nữa là “Rostov-on-Don” cũng không được điều đến nhà máy hải quân Kronstadt, nơi có thể khắc phục những hỏng hóc của tàu. Sau đó, các tuyến đường  đi qua và cập bến cảng Merchant, nơi chiếc “Rostov-on-Don” neo đậu, theo mệnh lệnh của Tư lệnh trưởng căn cứ Hải quân Leningrad đóng cửa đối với tất cả các phương tiện dân sự. Rất lâu sau này, Cục báo chí và thông tin của Bộ Quốc phòng Nga mới cho biết, theo kế hoạch hành quân, “Rostov-on-Don” cập cảng căn cứ hải quân Kronstadt để tiếp nhận các cơ số hậu cần kỹ thuật theo tiêu chuẩn cần thiết trước khi cơ động đến nơi đồn trú thường trực tại Biển Đen.

Chiều ngày 04.11, B-237 rời bến và cơ động hướng ra biển. Lần cuối cùng quan sát được tàu tại La-Manshe ngày 13.11, sau đó “Rostov-on-Don”  biến mất. Lúc đó, Hải quân và Không quân Anh, Pháp truy tìm “Hố đen” tại bờ biển Scotland, nhưng không phát hiện ra.

Giả thuyết “Rostov-on-Don” rẽ vào Kronstadt có thể với mục đích trước hết là đưa tên lửa Kalibr-PL vào khoang chiến đấu. Khi rời khỏi Polar, tàu ngầm chưa được trang bị loại tên lửa này trên boong. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Bộ quốc phòng Nga, căn cứ vào kết quả kiểm tra đã quyết định thử nghiệm loại vũ khí này trên thực chiến và đã ra lệnh cho “Rostov-on-Don” quay lại căn cứ hải quân Lenigrad.

Việc tàu ngầm được hộ tống bằng tàu lai dắt SB-406 đi qua eo biển Đan Mạch và Baltic không có điều gì bất thường. Để tiết kiệm số giờ công tác của động cơ, phần lớn quãng đường từ Polar đến Novorossiysk, tàu ngầm Novorossiysk cũng được hỗ trợ bằng tàu lai dắt.

Điều đặc biệt là thông tin gây “sốc” liên quan đến “Rostov-on-Don” được các phương tiện truyền thông Pháp công bố. Ngày 17.11, truyền thông thế giới loan tin rằng, tàu ngầm Nga cùng với lực lượng không quân đã tấn công bằng tên lửa hành trình 3M14 tổ hợp Kalibr-PL vào các mục tiêu là cơ sở hạ tầng quân sự của khủng bố ở Syria. Trong trường hợp này, đây là hoạt động khiêu khích hoặc dò tìm tin tình báo. Nga đã thỏa thuận với liên minh phương Tây chống khủng bố IS, sẽ cung cấp thông tin về các cuộc tấn công sắp tới từ trên không và trên biển vào các mục tiêu khủng bố để tránh “va chạm không chủ ý” đáng tiếc.

Moscow đã thông báo cho Paris về các cuộc tấn công sắp tới từ trên không và trên biển vào các mục tiêu IS. Ngày 17.11, không quân chiến lược tầm xa đã tiến hành các cuộc tấn công có sử dụng cả các tên lửa hành trình. Ngày 20/11 các khinh hạm mang tên lửa của Hạm đội Caspian cũng góp phần.

Cũng có giả thuyết nói về cuộc tấn công tên lửa từ tàu ngầm “Rostov-on-Don”. Nhưng ngày 17.11 tàu ngầm “Rostov-on-Don” không thể kịp đến địa điểm phóng ở phía đông Địa Trung Hải do tàu ngầm diezel - điện có tốc độ hải trình thấp để tiết kiệm nhiên liệu.

Một thông tin giật gân khác từ Pháp nói rằng, Bộ Tư lệnh nhóm tác chiến Hải quân Pháp với kỳ hạm là tàu sân bay nguyên tử Charles De Gaule đã yêu cầu tàu ngầm Nga nổi lên mặt nước để không khiến các lực lượng chống ngầm NATO phải thi hành các biện pháp an ninh. Nhưng theo tính cách liên tục tung tin về việc phát hiện tàu ngầm Nga ở bờ biển nước này, nước khác thì chắc chắn Pháp không thể để yên mà không đưa “Rostov-on-Don” lên trang nhất các báo nếu phát hiện được.

Ngày 8/12 khi “Rostov-on-Don” tấn công các mục tiêu IS từ vùng nước phía đông Địa Trung Hải,  không còn bóng dáng của tàu sân bay Charles De Gaule và các tàu hộ tống. Cụm tàu trả thù cho Paris theo lệnh của Mỹ đã đi ra Biển Đỏ, sau đó đến Vịnh Ba Tư.

“Rostov-on-Don” đi qua Bosphorus

Sự kiện phóng tên lửa Kalibr từ tàu ngầm “Rostov-on-Don” bùng phát một làn sóng bình luận mạnh mẽ ở nước ngoài. “Tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm là đỉnh cao của sức mạnh hải quân Nga” – nhà bình luận quốc tế của tờ The Telegraph David Bleyer khẳng định như vậy, dẫn lời chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) Ben Barry nói: “Nếu như người Nga muốn kìm chế sự mạo hiểm vô trách nhiệm của NATO thì sự phô trương khả năng phóng tên lửa từ tàu mặt nước và tàu ngầm rất có hiệu quả”.

Tàu ngầm Rostov-on-Don đi quan eo biển Bosphorus

“Kremlin đang sử dụng chiến dịch quân sự chống khủng bố tại Syria để thử nghiệm vũ khí và trang thiết bị mới” – Tạp chí Foreign Policy của Mỹ viết. Tóm lại, Kremlin cảnh báo Mỹ và các cường quốc phương Tây rằng, Nga đã khôi phục sức mạnh quân sự sau nhiều thập kỷ suy yếu.

Nhà phân tích hải quân hàng đầu thuộc Viện Nghiên cứu chiến tranh Chris Kharm nhấn mạnh, Kilo 636 “Rostov-on-Don” là một trong những tàu ngầm có độ ồn thấp nhất thế giới. Đây là phương tiện lý tưởng để thực hiện các chiến dịch bí mật” và tuyên bố: “Tên lửa phóng từ tàu ngầm trước hết là một vũ khí chính trị nhằm mục đích chống lại Washington chứ không phải là vũ khí quân sự tấn công IS ”.

Theo quan điểm của Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp New York, chuyên gia về Quân đội Nga, ông Mark Galeotti, Nga không chỉ ủng hộ Tổng thống Assad mà còn muốn thử nghiệm công nghệ mới. Ngoài ra, Moscow còn muốn phô trương sức mạnh vũ khí Nga để chào hàng quân sự”.

Như vậy, ngoài những tuyên bố và cáo buộc ầm ỹ của phương Tây, không một nhà quan sát, bloger tiết lộ bí mật hoặc một tờ báo lá cải nào đưa ra được một sơ đồ hay một bình luận về chuyến hải hành vượt đại dương của “Rostov-on-Don” từ biển Đen đến Địa Trung Hải, các lực lượng chống ngầm phương Tây im lặng trước một sự thật chết người. Kilo 636 có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên các vùng nước địa cầu và giánh đòn hủy diệt, kể cả những nơi được cho là vùng nước trong suốt của Đại Tây Dương. Rostov-on-Don có đi qua Bosphorus hay không trong tình huống căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ? Đây là câu hỏi không có câu trả lời.

Khải hoàn về căn cứ Sevastopol

Trong cuộc họp mở rộng tại Bộ Quốc phòng Nga, Tổng thống Putin đề cập đến việc sử dụng các loại vũ khí mới có độ chính xác cao tại Syria. “Các hoạt động của chúng ta ở đó không nhằm vào việc thỏa mãn các lợi ích địa chính trị viển vông khó hiểu nào đó, không có ý định tập dượt và thử nghiệm các hệ thống vũ khí mới, mặc dù điều này cũng rất quan trọng, nhưng điều cốt lõi để chúng ta có mặt ở Syria  là ngăn chặn các mối đe dọa Nga”. Người đứng đầu nước Nga, Tổng Tư lệnh tối cao ra lệnh cho quân đội “hành động cương quyết” và nhấn mạnh: “Tất cả mọi mục tiêu đe dọa cụm không quân viễn chinh hoặc cơ sở hạ tầng mặt đất của chúng ta đều phải bị tiêu diệt”.

Theo đó, Nga đã cảnh báo Israel và Mỹ, cũng như các đối tác của Washington về những cuộc tấn công tên lửa sắp tới từ vùng nước Địa Trung Hải. Điều này đã được đại diện Lầu Năm Góc xác nhận. Ngày 06.12, nhằm mục đích bảo đảm an ninh, các sân bay Erbil và Sulaymaniyah tại miền bắc Irap đã đóng cửa không cung cấp dịch vụ cất – hạ cánh máy bay.

Ngày 13.12, B-237 đàng hoàng công khai cơ động qua Dardanelles và Bosporus dưới sự hộ tống của 2 chiến hạm Thổ Nhĩ Kỳ (1 chiếc của hải quân, 1 chiếc của lực lượng bảo vệ bờ biển). Một ngày sau, tàu đã vào vùng nước Biển Đen, chiều ngày 15 “Rostov-on-Don”  thả neo tại căn cứ hải quân Novorossiisk. Tàu ngầm “Rostov-on-Don” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao!

Tàu ngầm “Rostov-on-Don” cập cảng Sevastopol trong sự bình yên hiếm thấy của hải cảng quân sự này

Ngày 25/12/2015, tàu ngầm “Rostov-on-Don” dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng Andrew Adamski đã cơ động đến Sevastopol. Tại căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen, toàn bộ hệ thống động lực, các bộ phận và thân tàu được tiến hành kiểm tra đo đạc và bảo dưỡng ngoài định kỳ. Có thể nói, các chuyên gia kỹ thuật tàu ngầm Nga đang lấy lại các thông số kỹ chiến thuật cần thiết để điều chỉnh các Kilo khác.

XH