1. Bertelsmann
Bertelsmann là một công ty truyền thông quốc tế mà bộ phận cốt lõi là Penguin Random House. Công ty được thành lập năm 1835 và có mối liên hệ sâu sắc với Adolf Hitler.
Bertelsmann đã xuất bản các giấy tờ và sách có chứa nội dung chống Do Thái và thúc đẩy truyền bá chủ nghĩa phát xít.
Người ta cho rằng Heinrich Mohn - Chủ tịch của công ty đã quyên góp cho các trại tập trung, SS và lực lượng đặc biệt của Hitler. Dù bản thân Mohn cũng không tham gia vào Đảng Quốc xã nhưng lại có mối quan hệ chính trị đặc biệt với Đức Quốc xã.
Bertelsmann đã bày tỏ sự hối hận sâu sắc về những việc đã làm trong chiến tranh.
2. Kodak
Theo hồ sơ của National Archives, các công ty con của Eastman Kodak đã giao dịch với Đức Quốc xã sau khi Mỹ tuyên bố chiến tranh.
Nhà máy của Kodak tại Stuttgart, Đức đã sử dụng 80 lao động nô lệ trong khi nhà máy Berlin-Kopenick có tới 250 công nhân nô lệ.
Một công ty con khác của Kodak ở Bồ Đào Nha đã trợ giúp Đức Quốc xã theo cách khác. Nó gửi lợi nhuận của đến chi nhánh công ty ở Hague bị chiếm đóng bởi Đức Quốc xã vào giữa năm 1942. Năm 1942, chi nhánh Kodak ở Tây Ban Nha đã mua các mặt hàng nhập khẩu từ Đức.
Wilhelm Keppler, cố vấn kinh tế riêng của Hitler còn được biết đến như “Kodak Man”do có mối quan hệ cá nhân và kinh doanh với công ty. Chính Keppler đã khuyên Kodak sa thải hết nhân viên người Do Thái.
Doanh thu của Kodak giai đoạn này tăng trưởng rất mạnh và mở rộng sang cả thiết bị quân sự.
3. Hugo Boss
Hugo Boss là một thành viên của Đức Quốc xã và năm 1928 hãng này đã trở thành nhà cung cấp chính thức đồng phục quân đội cho Đảng Quốc xã. Riêng năm 1940, công ty đã kiếm được 1.000.000 Reichsmark (tiền Đức Quốc xã). Cũng trong năm này, Boss đã sử dụng 140 lao động cưỡng bức trong tám tháng và thêm 40 tù nhân chiến tranh khác từ Pháp.
Sau chiến tranh, Hugo Boss bị phạt 100.000 đồng Mác (tiền Đức) vì đã ủng hộ chủ nghĩa phát xít. Năm 1999, công ty của ông đã đóng góp vào một quỹ đã đền bù cho những người lao động cưỡng bách.
4. IBM
Khi Hitler giành được quyền lực, mục tiêu cuối cùng của Hitler là tiêu diệt 600.000 người Do Thái. Một khi bị xác định là người Do Thái, họ sẽ bị giết. Tuy nhiên, tất cả các dữ liệu của người Do Thái không hề có trong hồ sơ của nhà thờ và chính phủ vì chưa có máy tính tại thời điểm đó.
Nhưng ngay cả khi không có máy tính, một công ty khác đã tạo ra thẻ đục lỗ và hệ thống phân loại - tiền thân của máy tính và là đây chính là sản phẩm của IBM.
IBM Đức với đội ngũ nhân viên đã thiết kế và cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho Đức Quốc xã. Có hai nghìn máy xác định người Do Thái được đặt bên trong Đức và hàng ngàn máy khác ở các khu vực khác của châu Âu. Các trại tập trung đã sử dụng hệ thống tự động hóa của IBM.
5. IG Farben
IG Farben bao gồm Agfa, BASF, Hoechst, Bayer và một số công ty nhỏ ở Đức. IG Farben là công ty hóa chất lớn nhất lúc bấy giờ.
Từ 1933 đến 1944, IG Farben được coi là nhà tài chính lớn nhất của Đảng Quốc xã, đóng góp hơn 81 triệu Reichsmark. IG Farben cung cấp cho Đức Quốc xã và quân đồng minh các máy bay ném bom bằng xăng IG Farben.
Công ty đã xây dựng một nhà máy gần trại tập trung Auschwitz để sử dụng người lao động cưỡng bức.Từ Auschwitz, Monowitz và nhà máy lân cận, hàng ngàn tù nhân đã chết. Người ta ước tính rằng 370.000 tù nhân đã chết vì thiếu lương thực và điều kiện làm việc tồi tệ.
6. Siemens
Siemens được cho là đã sử dụng người lao động cưỡng bức trong nạn diệt chủng Holocaust.
Zyklon B của Siemens ban đầu là một loại thuốc trừ sâu và nó được sử dụng trong các phòng hơi để giết người Do Thái. Ở Đức, Zyklon là một loại khí độc đã cướp đi sinh mạng của vô số đàn ông, phụ nữ và trẻ em.
Năm 2001, công ty lại sử dụng từ “Zykon” trong một dòng sản phẩm mới bao gồm lò nướng nhưng đã bị dư luận phản đối mạnh mẽ và buộc phải thu sản phẩm về.
Siemens đã bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc nhất và đã khởi xướng một quỹ cho các nạn nhân và gia đình sau nạn diệt chủng.
7. BMW
Guenther Quandt - gia đình sở hữu BMW đã sử dụng lao động cưỡng bức trong các nhà máy vũ khí của họ. Guenther đã gia nhập Đảng Quốc xã chỉ một tháng sau khi Hitler nắm quyền kiểm soát tối cao ở Đức và thu được hàng trăm hợp đồng béo bở. Công ty đã phát triển cực thịnh trong chiến tranh.
Sau nhiều năm im lặng, BMW cũng phải thừa nhận đã sử dụng lao động từ các trại tập trung, cụ thể là 50 nghìn nô lệ để sản xuất đạn dược, pin và pháo binh…
8. Audi
Trong Thế chiến II, Audi hãng xe khổng lồ còn được gọi là Tập đoàn Auto Union. Hãng đã sử dụng hàng ngàn lao động cưỡng bức từ các trại tập trung. Công ty đã ký thỏa thuận thuê 3.700 cá nhân từ các trại tập trung. Ngoài các trại tập trung, 16.500 nô lệ khác cũng đã làm việc trong nhà máy của họ.
Các công nhân tàn tật sau đó bị đưa đến Flossenburg và số lượng sẽ được thay thế bởi các tù nhân mới.
Trước khi chiến tranh kết thúc, 688 tù nhân chiến tranh bị đưa đến Zwickau, một nửa trong số họ đã chết.
Audi đã thừa nhận tội lỗi của mình trong chiến tranh và trả hàng triệu đô la cho quỹ lao động nô lệ.
9. Daimler-Benz
Từ năm 1937, nhà sản xuất xe hạng sang Daimler của Mercedes Benz đã sản xuất động cơ máy bay DB 601 và các loại vũ khí như xe tải LG3000 . Nhà máy của Daimler nơi sản xuất động cơ máy bay nằm trong một khu rừng bị che dấu ở phía nam Berlin.
Daimler-Benz có 63.610 lao động cưỡng bức là dân thường, tù nhân chiến tranh hoặc từ các trại tập trung.
Sau chiến tranh, Daimler đã thừa nhận mối quan hệ với Đức Quốc xã. Họ tích cực tham gia vào “Remembrance, Responsibility and Future” - một sáng kiến của Quỹ Công nghiệp Đức với mục đích cung cấp viện trợ nhân đạo cho người lao động cưỡng bức trong chiến tranh.
10. Deutsche Bank
Theo ủy ban từ Israel, Đức, Anh và Mỹ, Ngân hàng Deutsche Bank đã mua 4.446 kg vàng từ Reichbank. Đây là ngân hàng trung ương trong chiến tranh. Lúc đó, vàng được định giá hơn năm triệu USD. Vàng cướp được từ các tù nhân của các trại tập trung và sau đó được đúc lại thành các thanh vàng thỏi theo chỉ dẫn của sĩ quan SS Melmer.
Một vai trò khác của Deutsche Bank trong chiến tranh là cho Adolf Hitler vay tiền. Khoản vay được sử dụng để xây dựng trại tử thần Auschwitz ở Ba Lan. Từ tháng 8/11/1942, 363.211 người Do Thái đã bị giết trong trại tập trung Auschwitz.
Năm 1998, Deutsche Bank AG đã chịu trách nhiệm đạo đức về các giao dịch với Đức Quốc xã và xem đó là "các chương đen tối nhất trong lịch sử của ngân hàng”.
Theo Wonderlist