Theo trang tin Hoa ngữ Creader ngày 7/6, trước đó, Bộ Y tế Canada đã gấp rút mở rộng sản xuất chất sát trùng tay để giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng sản phẩm phòng hộ do đại dịch COVID-19 gây ra. Các nhà máy bia và xưởng chưng cất cồn đã đua nhau chuyển từ sản xuất đồ uống có cồn sang sản xuất dung dịch sát trùng tay.
Việc cung cấp các chai nhựa chuyên dụng để đựng chất sát trùng bị thiếu hụt, buộc một số công ty phải sử dụng lon bia, vỏ chai rượu và các chai PE đựng đồ uống khác để đóng gói.
Thế là các sự cố nguy hiểm đã nổ ra. “Tôi chỉ ở Canada, rất nhiều người, không chỉ mình tôi nhầm nó với nước, đặc biệt là những người có tuổi và trẻ nhỏ”.
Số vụ ngộ độc cồn do uống nhầm dung dịch sát trùng tay ở Canada (Ảnh: CBC News).
|
Sherif Mohsen, 37 tuổi, là quản lý thương hiệu trong một công ty y tế làm đẹp y. Ông cho rằng việc thiếu ghi cảnh báo trên nhãn rõ ràng là sơ suất của nhà sản xuất.
Mohsen nói: "Đây là một sơ suất nguy hiểm. Tôi nghĩ có ghi cảnh báo trên nhãn là trách nhiệm của nhà sản xuất”.
Ông đã báo cáo về sản phẩm cho trung tâm kiểm soát chất độc địa phương ở Toronto và Hiệp hội thực thi an toàn dược phẩm Canada (ISMP), một tổ chức chuyên làm giảm nguy cơ sử dụng thuốc sai.
Carolyn Hoffman, CEO của ISMP, cho biết: "Ngay khi nhìn thấy bức ảnh do Mohsen cung cấp, chúng tôi đã đi nghiên cứu các sản phẩm khác cùng loại trên khắp Canada, sau đó biết rằng người tiêu dùng gặp nguy cơ cao. Đúng vậy, chất sát trùng tay có thể gây nguy cơ ngộ độc cồn”.
Bà nói thêm: "Chúng tôi biết (phía nhà sản xuất) đó là sự vô ý. Nhưng hiện tại thực sự gây nên rất nhiều rủi ro”.
Dung dịch sát trùng tay được đựng trong vỏ chai giống chai rượu vang (Ảnh: Creaders).
|
Nhãn hiệu cồn sát trùng tay "trông giống y như rượu vang" - Bruce Khabazi, chủ sở hữu một công ty phân phối nước rửa tay Canada, cho biết ông không có lựa chọn nào khác ngoài sử dụng vỏ chai nước giải khát vì không thể mua được các bao bì khác để thay thế.
Ông nói rằng trong ba tuần rưỡi qua, công ty đã phải sử dụng vỏ chai rượu vang để chứa cồn sát trùng tay.
Theo trang web của mình, công ty này đặt tại Selwyn, Ontario, đã đựng một số chất sát trùng tay trong một loại vỏ chai rượu vang.
Khabazi nói rằng chất sát trùng này có chứa các chất phụ gia vị đắng, (vì vậy người dùng cần phân biệt), đã được bán cho một số chuỗi siêu thị lớn, nhưng các đơn đặt hàng còn lại hiện tại sẽ được bàn giao cho chính phủ.
ISMP cũng nhận được một báo cáo khác rằng một đứa trẻ ở Canada đã đưa một hộp đựng đồ uống lên miệng mà không có bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào và uống nhầm một ít chất sát trùng tay.
Theo dữ liệu của Bộ Y tế Canada, số vụ uống nhầm dung dịch sát trùng tay được báo cáo cho ISMP đã tăng từ 105 trường hợp vào tháng 1 lên 200 vào tháng 4, tăng gần gấp đôi.
"Đề xuất của chúng tôi là các từ ‘Chỉ sử dụng bên ngoài’ phải trở nên rất bắt mắt. Nó phải có phông chữ khác, chẳng hạn như phông chữ lớn hơn và màu sắc khác, để làm cho nó trở nên rất đáng chú ý. Chúng tôi khuyên các nhà sản xuất chất sát trùng tay và các công ty liên quan khác nên sử dụng các đồ họa cảnh báo dễ cháy và nổ”, Hoffman nói.
Về sự nguy hiểm của việc uống thuốc sát trùng, Tiến sĩ Joss Reimer, bác sĩ y tế công cộng tại Đại học Manitoba, nói rằng trong những trường hợp bình thường, bà không bao giờ khuyến nghị bán các sản phẩm bôi ngoài trông giống như đồ uống, nhưng COVID-19 gây ra tình trạng thiếu vỏ chai đóng gói. Bà cũng thừa nhận rằng đây là phương sách vạn bất đắc dĩ.
Dung dịch sát trùng tay được đóng vào vỏ lon bia (Ảnh: Creaders).
|
Reimer nói rằng ngay cả khi nhãn hiệu nổi bật, nguy cơ đối với trẻ em vẫn cao bởi chúng ít hiểu biết. "Nếu trẻ em uống nửa ly bia, chúng có thể chỉ cảm thấy không khỏe, nhưng nó sẽ không có tác dụng lâu dài. Nhưng nếu trẻ uống nửa chai nước rửa tay, nó có thể gây ngộ độc cồn nặng và phải điều trị y tế”, Reimer nói.
Bà chỉ ra rằng nếu chất sát trùng tay mua có bao bì khó hiểu, thì nên bảo quản cẩn thận - tránh xa tầm tay trẻ em và không để cần các đồ uống có cồn khác trong nhà. Reimer cũng khuyên cha mẹ nên giao tiếp với con kịp thời để cho chúng biết sự nguy hiểm khi uống phải chất sát trùng tay.
Bà Reimer nói, một nhóm có nguy cơ cao khác là những người nghiện rượu vì khi say, họ không tỉnh táo, rất dễ mắc sai lầm. Nếu ai đã uống thuốc sát trùng tay, cần liên hệ ngay với trung tâm kiểm soát chất độc.
ISMP khuyên mọi người nên đổ chất sát trùng tay vào các bao bì cũ, sạch và khô (như chai xịt) hoặc thay thế nắp chai hiện có bằng nắp có vòi bơm để làm cho sản phẩm trông khác với đồ uống. Ngoài ra cần được ghi rõ là "Chỉ sử dụng bên ngoài".