F-35 Lightning II luyện kỹ năng không chiến chống tiêm kích Nga

Những phi đội tiêm kích siêu hiện đại F-35 Lightning II đang lên kế hoạch huấn luyện không chiến thực binh với “máy bay tiêm kích Nga”. Yêu cầu huấn luyện là "chống lại chiến thuật không chiến" của phi công tiêm kích Nga trên chiến trường.
F-35 Lightning II luyện kỹ năng không chiến chống tiêm kích Nga

Quân xanh (lực lượng kẻ thù xâm lược) được lựa chọn là công ty tư nhân Mỹ Draken International. Công ty này khá nổi tiếng nhờ dịch vụ cung cấp cho Không quân Mỹ và các đơn đặt hàng quân sự khác về đóng vai “quân xanh” trong các cuộc diễn tập không chiến. Công ty cũng tham gia vào phim trường Hollywood với các phim chiến đấu. Tất nhiên, các máy bay của công ty thường đóng vai tiêm kích Iraq, Bắc Triều Tiên và Nga, trên màn bạc những anh hùng phi công Sao và Vạch, trải qua trường huấn luyện bay Top Gun dễ dàng tiêu diệt đối phương. Tất nhiên họ không hề giới thiệu nguồn gốc của trường huấn luyện bay cao cấp Top Gun.

Trong kho máy bay dự trữ của Draken International có các máy bay cường kích A-4 Skyhawk mua lại của New Zealand. Một thời chiếc A-4 là máy bay không tồi, nhưng rõ ràng đến nay đã quá già – máy bay được phát triển từ giữa những năm 50 x của thế kỷ trước. Nhưng dùng A-4 để đóng vai mục tiêu cho siêu tiêm kích F-35 thực sự kỳ lạ. Hơn thế nữa, theo kế hoạch – quân xanh phải có khả năng thực hiện đúng và đủ chiến thuật không chiến của không quân Nga. Chỉ huy căn cứ không quân Edwards, nơi đóng quân của F-35 nói rõ rằng các phi công sẽ thục luyện kỹ năng tác chiến cùng máy bay tiêm kích Nga, dù cho đến thời điểm này, công ty vẫn chưa vẽ những ngôi sao đỏ trên cánh của "Skyhawks", nhưng chiến thuật đã chỉ rõ đối tượng tác chiến.

Theo truyền thông, các phi công Hoàng gia Hà Lan sẽ với người Mỹ huấn luyện đào tạo nhằm 'đánh bại’ các tiên kích Nga – Hà Lan cũng đang tìm hiểu F-35.

Cuộc đối đầu giữa các tiêm kích thế hệ 5 với các máy bay cường kích phản lực tốc độ cận âm sẽ giống hoàn toàn cuộc chiến giữa chim ưng và gà trống, mặc dù A-4 được mang tên là “chim ưng trời” skyhawk.

Nhưng ngay cả trong các nước NATO cũng có các máy bay thế hệ thứ 4 – MiG 29. Nhưng chưa rõ tại sao F-35 không muốn không chiến giả định cùng.

Cách đây không lâu đã có những cuộc diễn tập tác chiến đường không giữa các máy bay hiện đại của Mỹ và châu Âu đối đầu với Su-30. Trong vòng 10 năm qua các cuộc không chiến giả định đã diễn ra khá nhiều. Cuộc không chiến diễn tập lần đầu tiên là trong diễn tập Cope India-2004. Khi đó Su – 30K do phi công Ấn Độ điều khiển đã dành thắng lới trước F-15 Eagle với tỷ số 9:1 nghiêng về phía Ấn Độ.

Tháng 11 năm 2005, cuộc diễn tập Cope India-2005. Mỹ đã đưa F-16C Block 50 tham gia diễn tập. Đây là máy bay được sản xuất đại trà nhất ở Mỹ, số lượng xuất xưởng lên đến 700 chiếc, các F-16C tham gia hầu hết các cuộc chiến tranh có liên quan đến Mỹ, ngoài ra để hỗ trợ cho tiêm kích mỹ đã sử dụng máy bay cảnh báo sớm và điều hành tác chiến AWACS E-3 Sentry, có nhiệm vụ phát hiện Su và dẫn đường cho F-16.

Cuộc diễn tập đường không này có ý nghĩa rất lớn. Ngoài việc khôi phục lại danh dự của không quân Mỹ sau năm 2004, Mỹ cần có những thành công để ủng hộ các hợp đồng bán vũ khí cho nhiều nước. Cần chứng minh khách quan và thực tế rằng, máy bay của Mỹ có hiệu quả tác chiến tốt nhất thế giới.

Không quân Ấn Độ lúc đó vẫn chưa hoàn toàn làm chủ được Su-30MKI. Khác hơn Su- 30K, MKI đã có những thay đổi lớn về cấu trúc thiết kế theo yêu cầu của các sĩ quan ẤN Độ. Và rất khó để biết, những thay đổi đó làm cho Su-30MKI tốt lên hay làm xấu đi những tính năng kỹ chiến thuật của nó.

Tuy nhiên, sự khác biệt chính của Su-30MKI là lắp đặt radarmảng pha chủ động mới nhất của Nga "Bars", .Người Mỹ đã lắp radar tương tự trên các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Chính vì vậy Su-30MKI đã thắng được hầu như tất cả các trận không chiến. Thành công phần lớn nhờ vào radar mới nhất và hệ thống điện tử trên máy bay.

Ngoài máy bay Mỹ, Su-30MKI đã thể hiện sức mạnh và kỹ năng tác chiến vượt trội hơn hẳn các máy bay tiêm kích châu Âu.

Năm 2006 trong khuôn khổ cuộc diễn tập Garuda-III các phi công Ấn Độ dành thắng lợi trước các phi công Pháp, bay trên các máy bay tiêm kích Mirage 2000. Diễn tập Garuda-IV diễn ra trong năm 2009 các phi công Ấn Độ trên Su-30MKI chiến thắng ngay cả tiêm kích đa nhiệm mới nhất Rafale. Vấn đề tại sao Deli quyết định trang bị cho không quân nước mình Rafale mà không phải là MiG-35, chỉ có thể được giải thích bằng các nguyên nhân chính trị.

Cách đây không lâu, vào cuối mùa hè, lại có cuộc diễn tập chung của các tiêm kích Phương Tây và Su-30MLI. Tham gia vào cuộc diễn tập này là các phi công của Anh và Ấn Độ với trình độ và thời gian bay tương được nhau. Trong khuôn khổ các trận không chiến dogfight, phần thắng tuyệt đối dành cho các phi công Ấn.

Tháng 8.2008, một cuộc diễn tập chung mà sự kiện này ơ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, người ta cố gắng không để lộ quá nhiều thông tin và mong muốn được quên càng nhanh càng tốt. Điều này liên quan đến F-35, chiến đấu cơ siêu hiện đại mà các phi công đang bắt đầu học cách không chiến chống lại chiến thuật của người Nga.

Bảy năm trước, Úc có dự kiến mua F-35 với một khoản ngân sách khổng lồ, 16 tỷ USD. Nhưng trước khi thực hiện hợp đồng, các sĩ quan Úc quyết định tiến hành một cuộc thủ nghiệm không chiến ảo giữa F-35 và Su-30. Đã xây dựng một phần mềm không chiến mô phỏng và các thông số chính xác của của 2 loại máy bay. Chương trình này được xây dựng bởi chính các lập trình viên người Mỹ. Trong không gian tác chiến ảo chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 đã thua hoàn toàn chiếc tiêm kích Nga thế hệ 4.

Lầu Năm Góc tuyên bố rằng, do yêu cầu bí mật, các thông số tính năng kỹ chiến thuật của F-35 đã được giới hạn ở mức tổi thiểu, trong khi đó thông số của Su -30 đã được gia tăng. Khá thú vị cho tuyên bố này vì vấn đề nằm ở hợp đồng hàng chục tỷ USD, trong trường hợp này người ta thường gia tăng điều kiện tốt hơn cho các phi cơ của mình chứ không phải của đối phương.

Từ nhận định đã nếu cộng với rất nhiều những vấn đề phức tạp về vấn đề kỹ thuật mà ngay cả các phi công Mỹ cũng chưa phát huy và khai thác triệt để. Lực chọn tối ưu cho đợt huấn luyện này đã lựa chọn một đối thủ rất yếu, chiếc A-4 Skyhawk cổ lỗ. Nó thể hiện một vấn đề khá quan trọng – “Tia chớp” F-35 phải đảm bảo chắc chắn tiêu diệt được mục tiêu khi đối phương sử dụng chiến thuật “Nga”.

Có hai câu vấn đề ngẫu nhiên đặt ra:

Một, như vậy chiếc chiến đấu cơ đắt đỏ này không nằm trong ý đồ sử dụng trong các trận không chiến với các đối thủ ngang cơ hoặc thấp cơ hơn một chút – thế hệ 4. Nó có thể được sử dụng trong các cuộc chiến với các nước thế giới thứ 3 mà ở đó, hệ thống phòng không có thể gần như bằng Không và máy bay chiến đấu nằm ở thế hệ rất cổ.

Hai, có một vấn đề rất thô trong mối quan hệ quốc tế. Trong điều kiện thời bình, quân đội thục luyện kỹ năng trong các đợt diễn tập. Đã nhiều thế kỷ trên thế giới không bao giờ đưa ra tên gọi một kẻ thù tiềm năng cụ thể. Ngay cả trong thời điểm cuộc chiến tranh Lạnh ở giai đoạn căng thẳng nhất, trong các cuộc diễn tập quân sự của Liên Xô cũng chỉ nêu tên “quân xanh” mà không nói rõ là Mỹ hay NATO.

Hiện nay, trong các cuộc diễn tập của quân đội Nga, các lực lượng vũ trang chiến đấu với các “lực lượng khủng bố vũ trang có tổ chức”. Trong quyết tâm chiến đấu hoặc kế hoạch diễn tập chưa bao giờ có định danh “quân đội Mỹ” hoặc “lực lượng NATO”.

Nhưng Không quân Mỹ đã công khai thực hiện các cuộc diễn tập chống lại đối thủ, được định danh rõ ràng “chiến thuật tiêm kích của không quân Nga”, Đồng thời lôi kéo các lực lượng phi công từ châu Âu.

Giải thích trong quan điểm quan hệ quốc tế khá khó khăn, nhưng nước Nga luôn bị cáo buộc về những ý đồ xâm lược vào đâu đó. Mặc dù quân đội Nga không chiến đấu với “NATO” ngay cả trên thao trường.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN