F-22 Mỹ “đè chết” tiêm kích Su-35 Nga

Trong chiến dịch của Nga tại Syria, 4 chiếc máy bay phản lực tối tân nhất và tuyệt vời nhất Su-35 Flanker của Nga đã thực hiện các phi vụ chỉ cách vài dặm máy bay tiêm kích thế hệ 5 duy nhất đang hoạt động trên thế giới là F-22 Raptor của Mỹ, Business Insider so sánh hai chiến đấu cơ này.
F-22 Mỹ  “đè chết” tiêm kích Su-35 Nga

Không quân Nga vừa thu hút sự chú ý quốc tế với chiến dịch ném bom để hỗ trợ Bashar Assad ở Syria. Nhưng họ sẽ như thế nào một khi đối đầu với lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới?

Trong chiến dịch của Nga tại Syria, 4 chiếc máy bay phản lực tối tân nhất và tuyệt vời nhất Su-35 Flanker của họ đã thực hiện các phi vụ chỉ cách vài dặm máy bay tiêm kích thế hệ 5 duy nhất đang hoạt động trên thế giới là F-22 Raptor của Mỹ.

Với những khác biệt cơ bản sẵn có giữa hai tiêm kích phản lực hàng đầu này, chúng ta hãy xem xét các tính năng kỹ thuật của chúng để tìm ra loại tiêm kích nào sẽ giành chiến thắng trong một cuộc giao tranh mặt đối mặt.

Tính năng kỹ thuật của F-22

Tốc độ tối đa: 2,410 km/h

Tầm bay tối đa: 3.000 km

Sải cánh×chiều dài×chiều cao: 13,56×18,9×5,09 m
Trọng lượng cất cánh tối đa: 38.000 kg

Động cơ: 2 động cơ turbine quạt F119-PW-100 với các loa phut điều khiển vector lực đẩy hai chiều

Vũ khí: 1 pháo 20 mm M61A2 với 480 viên đạn, khoang bên chứa vũ khí bên trong lắp 2 tên lửa không-đối-không tự dẫn hồng ngoại AIM-9, và khoang chính chứa vũ khí bên trong lắp 6 tên lửa không đối không dẫn bằng radar AIM-120 (phương án trang bị tác chiến đối không) hoặc 2 quả bom cỡ 1.000 pound GBU-32 JDAM và 2 tên lửa không đối không dẫn bằng radar AIM-120 (phương án trang bị tác chiến đối đất).

Tính năng kỹ thuật của Su-35

Tốc độ tối đa: 2,390 km/h

Tầm bay tối đa: 3,600 km

Sải cánh×chiều dài×chiều cao: 15,3×21,9×5,9 m

Trọng lượng cất cánh tối đa: 34.500 kg

Động cơ: 2 động cơ turbine quạt 117S với các loa phụt có điều khiển vector lực đẩy, mỗi động cơ có lực đẩy 14.500 kgf

Vũ khí: 1 pháo gắn bên trong 30mm GSh-30 với 150 viên đạn, 12 điểm treo vũ khí dưới cánh và thân lắp được đến 8.000 kg bom đạn bao gồm các tên lửa không-đối-không, tên lửa không đối diện, rocket và bom.

Nguồn: CombatAircraft.com

Khả năng cơ động

Hình ghép cho thấy các giai đoạn khác nhau của một thao tác cơ động nhào lộn thực hiện bởi một chiếc Su-35 do Sergey Bogdan điều khiển tại Triển lãm hàng không Paris Air Show 2013.

Nga đã thiết kế Su-35 trên nền tảng tuyệt vời của Su-27 vì vậy danh tiếng tiêm kích “siêu cơ động” là một thực tế.

Các phi công Nga quen thuộc với khả năng điều khiển vector lực đẩy của họ tiêm kích Sukhoi các thế hệ trước đã thực hiện những thao tác bay nhào lộn biểu diễn ngoạn mục như “Rắn hổ mang Pugachev”.

Mặt khác, F-22 có tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng lớn và các loa phụt động trên các động cơ turbin quạt. Những loa phụt cơ động này cung cấp cho F-22 khả năng điều khiển vector lực đẩy, nhưng người ta phải thiết kế chúng rất tốt để bảo đảm ưu thế tàng hình của F-22.

Nhiều khả năng, Su-35 có sức cơ động vượt trội F-22 trong không chiến tầm gần cổ điển.

Tác chiến điện tử

Cả Nga và Mỹ đều khẳng định khả năng tác chiến điện tử máy bay của họ là tiên tiến nhất, do đó, có thể giả định rằng, cả Su-35 và F-22  đều có khả năng tác chiến điện tử tiên tiến và có hiệu quả gần như ngang nhau.

Hỏa lực

Cả hai máy bay đều được trang bị các loại tên lửa tiên tiến để bắn nhau trên bầu trời. Việc Su-35 phải mang bom đạn bên ngoài thân máy bay là một bất lợi nhỏ, nhưng nói chung, máy bay nào bắn trước sẽ giành chiến thắng.

Su-35 có thể mang 12 tên lửa, trong khi F-22 chỉ mang được 8 quả tên lửa, nhưng như Justin Bronk từ Royal United Services Institute lưu ý trong một cuộc phỏng vấn với Hushkit.net, Su-35 thường bắn hàng loạt 6 tên lửa lắp các đầu tìm hỗn hợp, có nghĩa là 12 tên lửa chỉ thực sự cho phép bắn 2 loạt lớn.

F-22 có thể chặn đánh Su-35 từ cự ly xa hơn vì nó khó bị phát hiện hơn nhờ ưu thế tàng hình, vì thế F-22 có thể sử dụng tên lửa một cách tiết kiệm hơn.

Khả năng tàng hình

Đây là nơi mà mọi thứ trở nên thú vị: Về mặt tàng hình, F-22 hơn hẳn một cái đầu so với bất kỳ máy bay phản lực nào đang hoạt động trên thế giới hiện nay.

Su-35 có bề mặt tán xạ hiệu dụng từ 1-3 m2, tức là tương đương hoặc kích thước một bàn ăn lớn. Còn bề mặt tán xạ hiệu dụng của F-22 là về kích thước của viên bi.

Theo Justin Bronk, Su-35 có khả năng giả định phát hiện phát hiện F-22 ở tầm gần bằng hệ thống tìm/bám hồng ngoại (IRST) và radar hiện đại Irbis-E, cả hai loại sensor này sẽ phải tập trung chính xác vào một khu vực bầu trời cụ thể để có cơ hội phát hiện và bám mục tiêu. Trái lại, F-22 sẽ biết chính xác vị trí của Su-35 ở tầm cực xa và có thể chiếm lĩnh vị trí khống chế hoàn toàn cuộc giao tranh ngay từ đầu với vũ khí siêu việt hơn.

F-22 giành phần thắng

Như vậy là cả F-22 và Su-35 đều tỏ ra là hai máy bay có những năng lực nổi trội khác nhau. Su-35 mang được nhiều tên lửa hơn, có thể bay xa hơn và rẻ hơn nhiều. Su-35 là sự cải tiến từ các mẫu Sukhoi trước đó từng chứng tỏ hiệu quả trong không chiến tầm gần cổ điển.

Nhưng F-22 không hề muốn tham gia không chiến tầm gần cổ điển. Những trận đánh diễn ra khi hai máy bay ở trong tầm nhìn có lẽ có lợi cho máy bay Nga, nhưng quan trọng là các trận đánh thường nổ ra từ ngoài tầm nhìn.

Một Su-35 đơn độc có ít cơ hội đối phó với một số lượng tương tự F-22 bởi vì máy bay Mỹ có công nghệ tàng hình tiên tiến hơn nhiều.

Các phi công F-22 chẳng cần lo trước những động tác cơ động kinh người của Su-35 vì họ có thể phát hiện và ngắm bắn mục tiêu từ xa hơn nhiều và kết thúc trận không chiến tầm gần từ trước khi nó thực sự bắt đầu.

Ngoài ra, Không quân Mỹ huấn luyện phi công F-22 theo một số tiêu chuẩn cao nhất thế giới.

Về lịch sử, các máy bay Mỹ có ưu thế hơn máy bay Nga và thế hệ máy bay chiến đấu mới của Mỹ sẽ tiến hành không chiến theo cách mà các phi công tương lai không cần động tay chân để răn đe và đánh bại đối phương.