Các thành viên Quốc hội Đức nói rằng quân đội nước này đang phục vụ tại căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ nên rút về nước nếu Ankara tiếp tục không cho phép các nghị sĩ tiếp cận vùng đất này.
250 binh lính Đức đang đóng tại căn cứ này, cùng với sáu máy bay trinh sát Tornado và một máy bay tiếp tế nhiên liệu, một phần của liên minh do Mỹ dẫn đầu được cho là đang chiến đấu chống lại nhóm khủng bố IS ở Syria và Iraq.
Quan hệ giữa Đức và Ankara đã trở nên căng thẳng trong vài tuần trở lại đây sau khi Quốc hội Đức thông qua một nghị quyết coi sự kiện thảm sát người Armenia của đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ một thế kỷ trước chính là “diệt chủng”.
Trong một cuộc phỏng vấn vào Chủ nhật với kênh truyền hình ARD, đồng lãnh đạo Đảng Xanh của Đức, CemÖzdemir, cho rằng tình hình sẽ phải thay đổi:
“Khi các nhà lập pháp đưa quân tới những vùng này, chúng ta phải biết rằng họ đang ở dâu, họ sống như thế nào và có thể nói chuyện trực tiếp được với họ. Nếu điều này không thể thực hiện được ở Thổ Nhĩ Kỳ thì quân lính của chúng ta phải quay trở về Đức.”
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ trao quyền tiếp cận cho các nghị sĩ đến căn cứ này, bởi việc phê duyệt chi tiêu quân sự và đầu tư vào cơ sở hạ tầng thuộc trách nhiệm của họ.
“Các nhà lập pháp cần tìm ra cách để có thể thăm nom binh lính. Chúng ta phải tiếp tục hành động khi mà giải pháp vẫn chưa được tìm ra.”, bà Angela Merkel đã nói như vậy trong suốt buổi phỏng vấn.
Andreas Scheuer, Tổng thư ký của Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) – Đảng Bavarian anh em của Đảng dân chủ Thiên chúa bảo thủ của bà Merkel (CDU)- cũng kêu gọi quyền tiếp cận đến căn cứ này.
Ông Cme Özdemir cho rằng: “Hệ quả của hành vi này là Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải đối mặt với việc rút quân của quân đội Đức.”
Người Armenia cho rằng gần 1.5 triệu người Armenia theo Thiên chúa giáo đã bị tàn sát ở phía đông. Thổ Nhĩ Kỳ thông qua việc giết người hàng loạt này đã cưỡng bách di dân và nạn đói, một quá trình bắt đầu từ năm 1915 và diễn ra nhiều năm trong suốt Thế chiến I và cuộc tan rã của Đế chế Ottoman.
Ankara bác bỏ kết án “diệt chủng” và cho rằng 300,000 đến 500,000 người Armenia và ít nhất là nhiều người Thổ đã thiệt mạng từ năm 1915 đến 1917, điều mà được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gọi là “con số thương vong trong Thế chiến I”. Chỉ một vài nước bao gồm Pháp, Nga chính thức coi sự kiện này là diệt chủng.