Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức ở Đà Nẵng, Việt Nam, từ ngày 11 đến 12/11/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trình bày trước các nước thành viên một lựa chọn rõ ràng về việc ai sẽ lãnh đạo thế giới.
Trung Quốc và Mỹ phá vỡ Trật tự tự do toàn cầu
Chủ tịch Tập ủng hộ một trật tự toàn cầu – đó là cơ chế đưa ra các quyết định thông qua hợp tác đa phương và quốc tế như hiện nay, nhưng cần được điều chỉnh theo ý của Trung Quốc để phục vụ thuận lợi cho “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.
Ông Tập cho rằng mô hình mới của Trung Quốc là “món quà tặng cho thế giới” và rằng sự thống lĩnh toàn cầu của Trung Quốc chính là là “Thiên Mệnh” (Mandate from Heaven). Kể từ khi nhậm chức Chủ tịch năm 2013, ông Tập đã bí mật và bây giờ bây giờ chuyển sang công khai nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn của mình.
Lấy ví dụ, ông Tập đã tiếp quản được năm cơ quan của Liên Hợp Quốc, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới nhiều điều tiếng, để hỗ trợ Trung Quốc thực hiện các tham vọng toàn cầu của mình.
Tổng thống Trump luôn né tránh hành động đa phương. Ông chuộng các mối quan hệ song phương để các các quốc gia có thể theo đuổi lợi ích riêng của họ trong khi vẫn đạt được các “thảo thuận” đôi bên cùng có lợi. Ông Trump tin rằng nước Mỹ đã bị lợi dụng trong trật tự tự do toàn cầu mà chính nước Mỹ đã góp phần xây dựng từ sau Thế chiến II; chính vì vậy, khẩu hiệu của ông đưa là “Nước Mỹ là trên hết”. Ngay trong năm đầu tiên tại vị, ông Trump đã phá vỡ trật tự tự do đó.
Chẳng hạn, ông chủ Nhà Trắng đã từ bỏ gần như tất cả các hiệp định thương mại, bao gồm cả Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) rất có lợi cho Việt Nam.
Cả ông Tập và ông Trump đều muốn viết lại các quy tắc điều chỉnh trật tự tự do vốn có từ nhiều thập kỷ nay để đưa ra những trật tự mới có lợi cho quốc gia của mình, đặc biệt là về thương mại, tài chính, luật pháp và quản trị quốc tế. Cả hai nhà lãnh đạo đều không thích các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Cả hai đều tán thành quan hệ hòa bình trong khi không ngừng tái thiết và hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là năng lực vũ khí hạt nhân, sức mạnh hải quân, chiến tranh mạng và thậm chí ngoài vũ trụ.
Đối đầu toàn cầu
Trong các vấn đề đối ngoại, Trung Quốc đã sử dụng đe dọa quân sự, viện trợ nước ngoài, tài chính phát triển, thương mại và các liên minh chính trị để giành được sự ủng hộ và lôi kéo các quốc gia chưa ủng hộ Trung Quốc.
Trung Quốc thậm chí còn trở nên hung hăng hơn trong việc chiếm đóng và quân sự hóa nhiều hòn đảo, rạn san hô và đảo san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông và Bãi cạn Scarborough ở vùng biển Philippines. Trung Quốc dường như đang có được sự hậu thuẫn của Phillipines dưới thời Tổng thống Duterte.
Toàn cảnh đảo nhân tạo Trung Quốc tiến hành xây cất ở khu vực Trường Sa. Dù vừa mới ra khỏi đại dịch, Bắc Kinh không ngừng leo thang các hành động hung hăng hơn ở Biển Đông (Ảnh: EPA)
|
Trung Quốc đầu tư mạnh vào sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá một nghìn tỷ đô la của mình để o bế nhiều quốc gia từ biên giới phía tây Trung Quốc qua Trung Đông đến châu Âu và khu vực Châu Phi cận Sahara.
Trung Quốc đã chống lưng cho Venezuela, một quốc gia có tiềm lực dầu lửa nhưng luôn trong tình trạng nghèo đói để đối kháng lại ông Trump. Trung Quốc hợp tác với Nga về kinh tế, quân sự và trong hoạt động tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nước này cũng tăng cường hợp tác với Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar, chưa kể Pakistan và Iran.
Tuy nhiên, không phải mọi việc đều diễn ra theo ý của Trung Quốc. Một số quốc gia châu Phi nhận viện trợ nước ngoài và tài chính phát triển của Trung Quốc đang bị Bắc Kinh ép buộc phải chuyển giao cơ sở hạ tầng (ví dụ: cảng biển) và tài nguyên thiên nhiên (ví dụ: mỏ quặng) cho Trung Quốc như một hình thức trả nợ.
Người châu Phi không thích những rắp tâm tái thuộc địa châu lục của họ. Sri Lanka và Malaysia cũng đang cân nhắc lại. Venezuela đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản vay của Trung Quốc.
Mỹ chống lại các động thái của Trung Quốc trên biển bằng cách tăng cường các cuộc diễn tập “ tự do hàng hải” và gửi tàu chiến đến các vùng biển Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền, bao gồm hoạt động tuần tra eo biển Formosa chia tách Đài Loan với Trung Quốc. Mỹ cũng đã cải thiện quan hệ thương mại và quân sự với Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, đồng thời phong tỏa kinh tế Venezuela.
Nhưng nước Mỹ hiện vẫn sa lầy ở Trung Đông - Libya, Syria, Li Băng, Iraq, Iran, Afghanistan và Yemen – chưa thấy hồi kết cho cuộc chiến này. Quan điểm của chính quyền Tổng thống Barack Obama là Trung Đông khiến Hoa Kỳ xao nhãng khỏi Châu Á Thái Bình Dương. Trung Quốc hiện đang hâm nóng lại mối quan hệ với Ai Cập bởi vì nước này cần tiếp cận với Kênh đào Suez.
Mỹ đã cắt giảm lực lượng quân sự chống khủng bố ở châu Phi, coi như đã nhường lại lục địa này cho Trung Quốc.
Có lẽ lúc này Trung Quốc tin rằng vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trong trật tự tự do đã bị chối bỏ; những nỗ lực đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu đang thất bại; và các quốc gia khác không hợp tác với nước Mỹ nữa.
Việc ông Trump rút khỏi thỏa thuận TPP vẫn là một điểm nhức nhối trong khu vực. Trung Quốc tin rằng có lẽ đây là thời điểm tốt nhất để “soán ngôi” của Mỹ trên trường quốc tế.
Rắc rối nội bộ
Về mặt nội bộ, Trung Quốc đang phải hứng chịu những hệ quả đầy bức bối.
Kể từ tháng 6/2019, Hồng Kông đã trở thành điểm nóng với các cuộc biểu tình chống lại nỗ lực của Trung Quốc xóa bỏ quyền tự trị của Hồng Kông. Vào tháng 1 năm 2020, Trung Quốc đã thất bại trong việc thuyết phục người Đài Loan từ bỏ chủ quyền trong cuộc bầu cử quốc gia.
Kể từ năm 2015, Trung Quốc đã phải hứng chịu sự chỉ trích toàn cầu vì những nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh nhằm “Hán hóa” cộng đồng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Và hiện giờ là đến lượt Tây Tạng, một khu tự trị đang thu hút sự chú ý của quốc tế.
Trong hơn ba năm từ khi ông Trump trở thành Tổng thống, đảng Dân chủ vẫn còn tức giận về thất bại của bà Hillary Clinton trong kỳ bầu cử trước, cộng với việc đảng này ghét cay ghét đắng cả tính cách và các chính sách của ông Trump, đã làm mọi cách để “hất cẳng” ông khỏi Nhà Trắng, ngáng chân mọi hoạt động quản trị và ngăn chặn khả năng tái đắc cử của ông vào tháng 11 tới đây.
Đảng Dân chủ đã tiến hành 5 phiên luận tội, điều tra tội phạm; cấu kết với các cơ quan tình báo; và gây rắc rối bằng các vụ kiện cáo chống lại các chính sách, các doanh nghiệp và các thành viên gia đình của ông.
Bất chấp tất cả các hành động đó, ông Trump vẫn đứng vững. Ông còn được đánh giá xếp hạng cao hơn mức đánh giá dành cho ông Barack Obama khi còn làm Tổng thống. Hiện lúc này cuộc đua giành chiếc ghế vào Nhà Trắng tháng 11 tới đây được chốt lại với hai ứng cử viên: Tổng thống đương nhiệm Donald Trump và Phó Tổng thống của ông Obama, Joe Biden.
Cuộc đối đầu Mỹ - Trung thời gian qua thể hiện đậm nét qua chiến tranh thương mại giữa hai nước. Ảnh: Financial Times.
|
Trung Quốc hiện đang là vấn đề quan trọng nhất trong cuộc tranh đua giữa hai ông Trump-Biden. Trước khi xảy ra đại dịch vào tháng 1, rắc rối với Trung Quốc là thương mại. Ông Trump áp mức thuế quan của Mỹ lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc để buộc Trung Quốc đối xử với Mỹ công bằng hơn.
Thuế quan của Mỹ đã khiến nền kinh tế Trung Quốc tổn hại nặng nề, chưa kể đến một số lĩnh vực khác của nền kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông cũng là một vấn đề khiến Mỹ phải tăng cường sức mạnh quân sự để đối đầu với việc quân sự hóa của Trung Quốc.
Đảng Dân chủ và ông Biden phản đối lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc của ông Trump bởi đơn giản là ông Trump làm gì họ cũng phản đối. Ông Biden đã tuyên bố rằng nước Mỹ không có gì phải e sợ trước trật tự toàn cầu mới mà Trung Quốc đưa ra trong tầm nhìn của họ. Ông này cho rằng thông tin đó chẳng qua đã bị thổi phồng.
Ông Biden muốn tiếp tục bắt tay với Trung Quốc thông qua đối thoại, lặp lại y hệt những nỗ lực đàm phán bất thành trong suốt 8 năm tại vị của ông Obama. Mục tiêu của ông Biden là sẽ từ bỏ chính sách tăng cường sức mạnh quân sự mà ông Trump đang thực hiện bởi ông này cho rằng Trung Quốc không phải là nguy cơ.
Con trai của ông Biden, Hunter Biden, đã trở thành một nguyên nhân gây ra nhiều um xùm. Theo đảng Cộng hòa, anh ta đã giúp phía Trung Quốc tiếp cận Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Biden để đổi lấy các khoản đầu tư trị giá 1 tỷ đô la. Vấn đề này hiện đang được Thượng viện do phe Cộng hòa nắm đa số điều tra.
Có lẽ Trung Quốc tin rằng vận may của họ sẽ đến nếu ông Biden thắng cuộc.
(Còn tiếp)