Diplomat: Hải quân Mỹ có 3 siêu vũ khí giúp ngăn chặn, giải quyết xung đột với Trung Quốc

VietTimes -- Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 15/7 dẫn tờ The Diplomat Nhật Bản ngày 13/7 đăng bài viết "Vũ khí mới tương lai của Hải quân Mỹ là then chốt hạn chế xảy ra xung đột với Trung Quốc".
Ngày 10/7/2016, tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện cất hạ cánh máy bay trên Biển Đông. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Ngày 10/7/2016, tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện cất hạ cánh máy bay trên Biển Đông. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Bài viết cho rằng gần đây Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ đã công bố một bản báo cáo về 3 công nghệ tiên tiến đang được Hải quân Mỹ phát triển cho tàu chiến mặt nước của họ: máy laser trạng thái rắn, pháo ray điện và đạn bắn siêu tốc. 

Máy laser trạng thái rắn phóng chùm laser năng lượng cao dùng cho phòng thủ tầm ngắn đối với tàu nhỏ, máy bay không người lái và tên lửa; pháo ray điện có thể bắn đạn trên 100 hải lý với tốc độ trên 7 Mach; đạn siêu tốc là loại đạn được thiết kế cho pháo ray điện, nó cũng có thể bắn bằng pháo hải quân truyền thống. 

Khi bắn đạn siêu tốc từ pháo hải quân truyền thống, tầm bắn của nó đạt 50 hải lý, hơn gấp đôi tầm bắn hiệu quả của pháo hải quân hiện nay, hơn nữa độ chính xác tăng mạnh.

Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ đánh giá, nếu đưa vào sử dụng thành công trên chiến trường, thì bất cứ công nghệ nào nói trên đều sẽ có "tính lật đổ": Nếu 2 công nghệ trong số đó hoặc cả 3 công nghệ được ứng dụng cho hạm đội thì đây sẽ là sự phát triển có "tính đột phá" của chiến tranh tàu chiến. 

Tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện cất hạ cánh máy bay trên Biển Đông.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện cất hạ cánh máy bay trên Biển Đông.

Máy laser trạng thái rắn vốn được dùng để bổ sung và thay thế cho hệ thống phòng thủ tầm ngắn khác trên tàu chiến nhằm ứng phó với tên lửa hoặc máy bay; pháo ray điện và đạn siêu tốc là vũ khí tấn công dùng để thay thế cho tên lửa đắt đỏ và pháo hải quân thông thường, đối phó các tàu chiến khác hoặc các mục tiêu trên bờ biển. 

Việc thực hiện sự “đột phá” những công nghệ này sẽ có thể giúp cho Hải quân Mỹ có biện pháp kiểm soát (hạn chế) leo thang xung đột với các đối thủ.

Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ nhấn mạnh, hiện nay, phòng ngự tàu chiến mặt nước hải quân có hai hạn chế lớn trong tình hình "chống can thiệp/chống tiếp cận": độ sâu kho đạn và tỷ lệ chi phí. 

Tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện cất hạ cánh máy bay trên Biển Đông.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện cất hạ cánh máy bay trên Biển Đông.

Độ sâu kho đạn là chỉ số lượng đạn được chở theo và bắn đi trên một chiếc tàu chiến. Kho đạn trên tàu chiến tên lửa của Hải quân Mỹ có thể chứa 90 - 120 quả tên lửa, những kho đạn này không chỉ có thể chứa tên lửa phòng không, mà còn có thể chứa tên lửa tấn công đối đất và rocket săn ngầm. 

Mặc dù một chiếc tàu chiến có thể dùng tên lửa phòng không hoặc pháo phòng thủ điểm bắn rơi tên lửa địch, nhưng lại có hạn về số lượng tên lửa có thể mang theo và số lượng đạn dược mà vũ khí phòng thủ điểm của nó có thể mang theo. 

Tỷ lệ chi phí là chỉ so sánh chi phí của tên lửa đối phương với chi phí của hệ thống phòng thủ tàu mục tiêu. Hải quân Mỹ triển khai một số tên lửa phòng không có tính năng cao nhưng đắt đỏ trên chiến trường. 

Chính như báo cáo giới thiệu, triển khai rộng rãi tên lửa SM-2 tương đối thuận lợi, mỗi quả khoảng 400.000 USD. Trong khi đó, tên lửa cùng loại tiên tiến hơn SM-6 có giá gần 4 triệu USD/quả. Tên lửa SM-3 tiên tiến nhất trên tàu chiến dùng để đối phó tên lửa đạn đạo, trị giá mỗi quả khoảng 14 - 20 triệu USD. 

Tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện cất hạ cánh máy bay trên Biển Đông.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện cất hạ cánh máy bay trên Biển Đông.

Đối với các đối thủ “công nghiệp hóa” có thể chế tạo lượng lớn tên lửa tấn công như Trung Quốc, việc bảo vệ tàu chiến hải quân Mỹ trong các cuộc xung đột kéo dài có khả năng không thể đảm đương được, nhất là để đảm bảo bắn trúng thì cần bắn nhiều quả tên lửa phòng thủ để đánh chặn tên lửa tiên tiến của đối phương.

3 loại hệ thống phòng ngự mới đang phát triển này không chỉ có thể có hiệu quả hơn so với các hệ thống tên lửa hiện nay trên phương diện đối phó với tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đạn đạo chống hạm, hơn nữa, chúng hầu như cũng đã khắc phục được giới hạn của độ sâu kho đạn, và có ưu thế lớn về tỷ lệ chi phí. 

Chỉ cần tàu chiến có thể cung cấp điện cho hệ thống máy laser trạng thái rắn, loại vũ khí này sẽ có số lượng đạn không hạn chế, hơn nữa, Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết, chi phí cận biên của mỗi phát đạn chỉ khoảng 1 USD. 

Tàu chiến bắn đạn siêu tốc bất kể sử dụng pháo ray điện hay sử dụng pháo hải quân để bắn, có thể dự trữ vài trăm quả đạn siêu tốc, chi phí mỗi quả khoảng 25.000 USD.

Hiện nay, nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc, tàu chiến Mỹ có khả năng hoặc là buộc phải từ bỏ khu vực địa lý bị đe dọa, hoặc là tiến hành tấn công "đánh đòn phủ đầu" đối với hệ thống chống can thiệp/chống tiếp cận của Trung Quốc, trên thực tế sẽ làm cho xung đột leo thang, có thể sẽ đến mức không thể kiểm soát. 

Nếu nghiên cứu chế tạo thành công, những hệ thống mới này sẽ giúp cho tàu chiến Hải quân Mỹ được bảo vệ tốt hơn trong tình hình chống can thiệp/chống tiếp cận, chứ không nhất thiết tiến hành các cuộc tấn công phòng thủ dẫn tới xung đột leo thang. 

Vì vậy, máy laser trạng thái rắn, pháo ray điện và đạn siêu tốc có thể cung cấp một con "đường vòng chạy ra đường cao tốc" cho các nhà hoạch định chính sách, tránh làm cho các cuộc xung đột hạn chế tiếp tục leo thang, thậm chí ngay từ khi bắt đầu đã có thể làm thay đổi ý đồ gây ra xung đột của kẻ thù.