Số tỷ phú tài trợ hai ứng viên là bao nhiêu?
Theo danh sách khoảng 800 tỷ phú Mỹ do Forbes tổng hợp, hiện có ít nhất 144 người (khoảng 18%) đang sử dụng tài sản của mình để hỗ trợ cho ứng cử viên mình ủng hộ trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024.
Có hai tỷ phú hiện đang thu hút sự chú ý của thị trường, một là Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, người ủng hộ ông Donald Trump, ứng viên của Đảng Cộng hòa; người còn lại là Mark Cuban, cựu nhà đầu tư vào "Shark Tank" và là chủ sở hữu một phần của đội bóng rổ nổi tiếng Dallas Mavericks ủng hộ ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris.
Trong khi đó, người sáng lập Microsoft Bill Gates, đã quyên góp khoảng 50 triệu USD cho tổ chức phi lợi nhuận “Future Forward” hỗ trợ chiến dịch tranh cử của bà Harris. Một tỷ phú và nhà từ thiện nổi tiếng khác là Laurene Powell Jobs cũng quyên góp tiền cho bà Harris.
Theo tin các báo, tính đến giữa tháng 10, hai phe của các ứng cử viên Tổng thống này đã huy động được hơn 3,8 tỷ USD, trở thành hoạt động gây được số tiền quỹ trước bầu cử lớn nhất trong lịch sử.
Đài NBC chỉ ra rằng theo một báo cáo mới của Tổ chức Công bằng Thuế Mỹ (ATF), ít nhất 700 trong số khoảng 800 tỷ phú ở Mỹ đã đóng góp cho cuộc bầu cử năm 2020 và khoảng 465 người đã đóng góp cho cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022. Nhưng lần này, tính đến cuối tháng 8 năm nay, mới chỉ có 150 gia đình tỷ phú đã rót hơn 1,4 tỷ USD ủng hộ cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024.
Một bài phân tích của Financial Times về các tài liệu tài chính của chiến dịch cho thấy các tỷ phú đã quyên góp ít nhất 695 triệu USD, chiếm khoảng 18% tổng số tiền huy động được trong chu kỳ bầu cử này. Trong số đó, ông Trump đặc biệt phụ thuộc vào giới tinh hoa Mỹ. Khoảng 1/3 số tiền huy động được từ các nhóm vận động tranh cử và các nhóm liên minh đến từ các tỷ phú; trong khi khoảng 6% số tiền mà các nhóm thuộc Liên minh Harris huy động là tiền đến từ các tỷ phú.
Các ông chủ doanh nghiệp chọn phe
Khi chiến dịch tổng tuyển cử ở Mỹ tăng cường, các nhà tài trợ từ các đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng bị cuốn vào cuộc cạnh tranh. Những nhà tài trợ này chọn phe như thế nào? Họ có thể đạt được những lợi ích gì?
Hệ thống chính trị Mỹ thông qua bầu cử và các nguồn quỹ bầu cử hợp pháp để hướng tới việc tối đa hóa lợi ích của các nhà tài trợ, là một phần không thể thiếu trong hệ thống bầu cử. Các công ty này về cơ bản là trụ cột trong việc cung cấp tiền vốn hợp pháp. Nếu không có sự hỗ trợ về tiền quỹ, các cuộc bầu cử ở Mỹ không thể diễn ra bình thường.
Các công ty khác nhau có khuynh hướng đảng phái tương ứng và sau đó mới hướng tới các ứng cử viên tổng thống cụ thể. Cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều có những nhà ủng hộ tài chính thường xuyên. Họ cũng làm ăn với nhau và một số người trong số họ có quan hệ chặt chẽ. Đánh giá từ các quá trình bầu cử trước đây ở Mỹ, khuynh hướng chính trị sẽ không dẫn đến căng thẳng giữa các nhà tài trợ, nhưng sẽ dẫn đến đấu tranh giữa hai đảng và trở thành đối tượng của tai họa.
Chính trị lưỡng đảng là hệ sinh thái chính trị của Mỹ. Nếu ủng hộ một đảng nào đó nhưng không có đủ nền tảng chính trị để nhận được sự bảo trợ và công nhận của đảng đó thì khả năng bị thanh toán sau thất bại của cuộc bầu cử là rất cao.
Lấy Elon Musk làm ví dụ. Ông đã từ một người nghiệp dư về chính trị trở thành một nhân vật quan trọng trong việc gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ. Nhưng ông thể hiện không phải là ủng hộ quan điểm của Đảng Cộng hòa mà là sự đặt cược vào thắng bại của Donald Trump, điều này khá nguy hiểm vì nếu ông Trump thua, ông có thể trở thành mục tiêu tấn công của đảng Dân chủ. Nhưng những người khác đã thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và bình thường với đảng Cộng hòa có thể thoát thân dưới sự bảo vệ của đảng này.
Tương tự như vậy, Bill Gates và ông trùm tài chính George Soros có mối liên hệ nhất định với đảng Dân chủ và có liên kết với đảng. Họ không ủng hộ bà Harris, nhưng có mối quan hệ lâu dài với các đảng viên đảng Dân chủ dẫn đến quyết định ủng hộ Harris. Vì vậy, ngay cả khi gặp bất lợi trong cuộc bầu cử, cũng sẽ không tổn hại lớn và đảng Cộng hòa sẽ không làm gì đến họ.
Còn có một tình huống khác là đặt cược vào cả hai bên và là người hỗ trợ tài chính cho cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Vì vậy, nếu phải hỏi liệu họ còn làm ăn với nhau hay không thì có vẻ chưa hiểu biết sâu sắc về chính trị Mỹ. Lập trường chính trị và ý định bỏ phiếu cũng như các mối quan hệ hàng ngày và giao dịch kinh doanh của họ không có ảnh hưởng gì với nhau.
Trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, các nhà tài trợ tương đối tập trung, bao gồm các công ty, tổ chức công hội và các cá nhân giàu có. Họ đều có lợi ích và nhu cầu riêng và sẽ có những chính sách tương ứng được thực hiện sau cuộc bầu cử.
Tầng lớp thượng lưu Hoa Kỳ gián tiếp tham gia vào nền chính trị bằng cách cung cấp tiền cho các ứng cử viên trong cuộc bầu cử. Tất nhiên, sau khi hình thành sự hiểu biết và quy tắc ngầm này, thực tế đã phản ánh khía cạnh tương đối hủ bại của cuộc bầu cử ở Mỹ.
Trong tình hình bình thường, hai đảng ở Mỹ thay nhau nắm quyền nên những nhà tài trợ này thường có thể đợi cho đến khi đảng mà họ ủng hộ lên nắm quyền sau khi thua một hoặc hai cuộc bầu cử. Hơn nữa, nếu hai đảng có căn cứ tương đối cố định của riêng mình, họ có thể kiểm soát ít nhất một viện của Quốc hội mà vẫn tìm kiếm lợi ích, thậm chí hỗ trợ chính sách cho các nhà tài trợ của mình sau khi thua trong cuộc bầu cử Tổng thống.
Nền chính trị Mỹ giống như một chiếc bánh, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có quyền cắt bánh dù ủng hộ bên nào thì họ cũng có quyền phân chia lợi ích. Vì vậy, mô hình chính trị này thực chất là sự tiếp nối của nền chính trị dân chủ hai đảng ở Mỹ. Nó xây dựng dựa trên sự phân tán các nhà tài trợ giữa hai đảng. Nếu tập trung vào một đảng, có thể chấm dứt cái gọi là nền dân chủ Mỹ và trở thành chế độ chuyên chính độc đảng.
Từ góc độ thiết chế nền chính trị dân chủ Mỹ, đó là để tránh tình trạng một đảng chiếm ưu thế. Hai bên đều đã bồi dưỡng các nhà tài trợ của mình từ lâu, thậm chí có những nhà tài trợ còn hỗ trợ cả hai bên cùng một lúc. Đồng thời, hai đảng đều có những người ủng hộ và căn cứ riêng, cũng như các cơ sở bỏ phiếu và phạm vi ảnh hưởng cố định.
Điểm khởi đầu của nền chính trị dân chủ Mỹ là đạt được mối quan hệ cân bằng và cạnh tranh giữa các đảng chính trị thay nhau nắm quyền. Vì vậy, trong văn hóa bầu cử của Hoa Kỳ, không có chuyện các công ty mâu thuẫn với nhau và không kinh doanh vì khác biệt về lập trường chính trị. Những điều này không dựa trên các quy tắc bầu cử, hệ thống chính trị và bầu không khí xã hội do Hoa Kỳ thiết lập trong một thời gian dài.
Cuối cùng, kết luận là hệ thống hai đảng ở Hoa Kỳ có nền tảng lịch sử sâu sắc và không phải là một hệ thống bầu cử có thể bị lật đổ một cách tùy tiện. Có quan điểm chính trị và những người ủng hộ khác nhau là một đặc điểm của nền dân chủ Mỹ. Đồng thời, việc thể chế hóa các nhà tài trợ là sản phẩm của chính trị hai đảng và sẽ tồn tại lâu dài.
Theo Creaders, QQnews