Điểm mặt những tên lửa Nga bảo vệ lãnh thổ Việt Nam“

Người Việt Nam lần đầu tiên làm quen với các tên lửa của Nga sản xuất cách đây đúng nửa thế kỷ, vào mùa hè năm 1965, theo Sputniknews.
Điểm mặt những tên lửa Nga bảo vệ lãnh thổ Việt Nam“

Đó là khi hệ thống tên lửa phòng không Dvina của Liên Xô bắt đầu tham gia bảo vệ vùng trời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc kháng chiến cứu nước lần thứ hai, đã có 1.300 máy bay Mỹ, kể cả 54 máy bay ném bom chiến lược B-52 đã bị bắn rơi.

Năm thập kỷ sau chiến tranh, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam đã nắm vững kỹ năng vận dụng loạt mô hình tên lửa mới của Nga. Ví dụ, với tổ hợp tên lửa S-300 sở hữu tính năng chiến thuật-kỹ thuật vượt trội thay thế cho các hệ thống Dvina, hoặc với các tên lửa R-73 (theo ký hiệu Mỹ và NATO AA-11 Archer).

Đây là tên lửa dẫn đường lớp không-đối-không được chế tạo dành cho hoạt động không chiến cơ động cự ly ngắn. Tên lửa có trọng lượng phóng 100 kg, tốc độ di chuyển tới 2.500 km/h và tiêu diệt mục tiêu ở độ cao đến 20 km. Tên lửa R-73 có thể sử dụng trên các tiêm kích MiG và Su do Nga sản xuất hiện có ở Việt Nam, thậm chí trên các máy bay trực thăng.

Ngoài ra, tên lửa dẫn đường Kh-59MK lớp không-đối-hạm cũng có khả năng bố trí trên những phương tiện bay này.

Trong điều kiện biển động cấp 6, tầm nhắm bắn tối đa mục tiêu "tàu khu trục-tàu tuần dương" của tên lửa Kh-59MK là 285 km, còn các mục tiêu "thuyền" có tầm bắn cỡ 145 km. Xác suất bắn trúng tuần dương hạm và khu trục hạm đạt 93%, đồi với mục tiêu thuyền thì xác suất này vào cỡ70-93%. Để tiêu diệt tàu nhỏ chỉ cần một tên lửa, với tàu tuần dương thì cần hai tên lửa.

Các máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của Không quân Việt Nam do Nga sản xuất còn được trang bị cả tên lửa Kh-35 Uran.

Loại vũ khí này có tốc độ cận âm với trọng lượng phóng 500 đến 600 kg, thiết kế tiêu diệt tàu với sức rẽ nước tới 5000 tấn ở khoảng cách lên đến 300 km.

Việt Nam bắt đầu nhận Kh-35 Uran năm 1999. Tên lửa này cũng được triển khai trên các tàu tuần biên Svyetlyak và Gepard của Việt Nam, trên các tàu tên lửa Molniya đang được đóng theo giấy phép của Nga sau khi hai chiếc đầu tiên do Nga bàn giao được bộ chỉ huy Hải quân Việt Nam đánh giá cao.

Tại diễn đàn "Quân đội-2015" diễn ra ở ngoại ô Moscow trong tháng 6 năm nay, đại diện Việt Nam đã bày tỏ ý định hiện đại hóa tàu tên lửa Molniya thông qua việc trang bị tên lửa hành trình mới của Nga.

Ông Alexander Shlyakhtenko, Tổng giám đốc Cục Thiết kế hàng hải Trung ương Nga (Almaz) cho biết, Nga sẵn sàng triển khai công việc này.

Những thay đổi có thể được thực hiện mà không gây gián đoạn cho tiến trình sản xuất các tàu chiến này.

Tàu Molniya có thể sẽ trang bị các tên lửa Yakhont với tầm bắn tới 300 km. Vũ khí này có nhiệm vụ đối phó với cụm tàu nổi hoặc một tàu độc lập trong điều kiện đối phương duy trì hỏa lực và lá chắn điện tử mạnh.

Ưu điểm chính của tên lửa Yakhont là chương trình dẫn mục tiêu cho phép hoạt động trên nguyên tắc "một tên lửa-một tàu" cũng như nguyên tắc "cả đàn" để chống cả cụm tàu.

Các tên lửa có khả năng tự phân bố và phân loại tầm quan trọng của mục tiêu, tự lựa chọn chiến thuật tấn công và lên kế hoạch.

Sau khi phá hủy mục tiêu chính trong cụm tàu, các tên lửa sẽ tấn công những mục tiêu còn lại và cùng lúc loại trừ khả năng hai tên lửa bắn cùng một mục tiêu.

Tên lửa Yakhont đã được Việt Nam sử dụng trên hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion.

Mỗi tổ hợp triển khai bảo vệ hơn 600 cây số bờ biển và kiểm soát vùng biển diện tích 200.000 km vuông. Các lực lượng hải quân trên thế giới hiện chưa có phương tiện hiệu quả nào để chống lại hệ thống Bastion, vẫn theo Sputniknews.

Ngoài tên lửa Yakhont, trên các tàu Molniya đang đóng tại Việt Nam có thể bố trí tên lửa loại Klab, cũng được trang bị cho các tàu ngầm Nga mà Hà Nội đặt mua.

Klab di chuyển với tốc độ cận âm, khi tiến gần mục tiêu đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ sẽ tách khỏi động cơ chính và tăng vận tốc gấp ba lần so với tốc độ âm thanh.

Đầu đạn của Klab tiếp cận mục tiêu ở vận tốc hơn một cây số mỗi giây và với tầm phóng ở độ cao từ 5 đến 10 m, tên lửa này gần như tàng hình trước các thiết bị radar và các hệ thống chống tên lửa của đối phương.

"Người Việt muốn sản phẩm họ mua phải thực sự đáng tin cậy, với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo", Thượng nghị sĩ Nga Andrei Klimov, Phó chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về Ngoại giao và là thành viên các cuộc đàm phán cấp cao Nga-Việt tại Hà Nội gần đây cho biết.

"Việt Nam rất nghiêm túc quan tâm tới sự hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga. Trong công tác đàm phán ở Hà Nội, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tái khẳng định sự sẵn sàng phát triển tương tác trong lĩnh vực quân sự. Họ biết rằng Nga là một đồng minh nghiêm túc và đáng tin cậy của Việt Nam. Đặc biệt, giá thành và chất lượng vũ khí Nga tốt hơn so với của Mỹ", ông Klimov nói.

Theo: BizLive