Đánh giá sai Nga, Mỹ nguy cơ gây chiến tranh hạt nhân

VietTimes -- Những tuyên bố mới nhất trong Bản đánh giá chung về tình trạng hạt nhân có nhiều điểm mà Mỹ đã đánh giá sai tình hình. Điều này, có thể vô tình khiến cho một cuộc chiến hạt nhân nổ ra, nhà nghiên cứu Jeffey Edmonds từng là giám đốc về chương trình Nga của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo.
Bản đánh giá chung về tình trạng hạt nhân của chính quyền tổng thống Trump kêu gọi mở rộng những lựa chọn về hạt nhân bao gồm cả những vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp. Trong khi có những lý do rất xác đáng để bổ sung vào cấu trúc của lực lượng quân sự Mỹ thì nguyên nhân lớn nhất lại là sự mong muốn để ngăn chặn chính phủ Nga với lý do nhiều người ở Washington đang tin rằng Nga đang giảm điểm ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cách suy nghĩ này sẽ tạo ra rủi ro của việc hiểu lầm phạm vi mà trong đó chính phủ Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Đồng thời, cũng đánh giá quá cao khả năng của chính Mỹ để phát đi tín hiệu gì đó có ý nghĩa với người Nga trong kịch bản mà Moscow phải cân nhắc thận trọng khi tấn công hạt nhân trước. Đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn cản người Nga không sử dụng các loại vũ khí hạt nhân nhỏ hiệu suất thấp có nhiều khả năng là vô tác dụng. 
Đang có rủi ro xảy ra một cuộc chiến hạt nhân vì Mỹ hiểu lầm hoàn cảnh mà Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.Đang có rủi ro xảy ra một cuộc chiến hạt nhân vì Mỹ hiểu lầm hoàn cảnh mà Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Những bình luận của Mỹ và phương Tây về học thuyết sử dụng hạt nhân của Nga thường tập trung vào ý định của Moscow sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp trong một cuộc xung đột thông thường, tăng cái giá phải trả cho phương Tây. Với ngụ ý rằng Nga đang giảm điểm ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân. Bản đánh giá chung về tình trạng hạt nhân tuyên bố Nga đang tin vào cái giá phải trả với những vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp của họ là sai và sửa lại những suy nghĩ này là chiến lược khẩn thiết. Điều quan trọng ở đây là cần hiểu đúng về những điểm ngưỡng. 
Một điểm ngưỡng có thể hiểu là một tập hợp các điều kiện và tình thế mà khi một nước gặp phải sẽ kéo theo một loạt hành động. Trong trường hợp điểm ngưỡng sử dụng hạt nhân của Nga, các tình thế này thường là khi Liên bang Nga phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu với đất nước bao gồm cả đe dọa từ một lực lượng quân đội thông thường nhưng áp đảo quân đội Nga. Và những lãnh đạo Nga, theo các tài liệu chính thức của họ thì không hạ và cũng không tăng điểm ngưỡng trong thời điểm này. Điều mọi người hiểu sai ở đây là các nhà hoạch định chính sách ở cả Nga và Mỹ đang có quan điểm khác nhau về các hoàn cảnh mà sau đó sẽ đưa một cuộc xung đột tới gặp điểm ngưỡng sử dụng hạt nhân mà các nhà lãnh đạo Nga đề cập tới. 
Bom hạt nhân B-61, vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất của Mỹ.Bom hạt nhân B-61, vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất của Mỹ.
Hai điểm quan trọng nhất trong kịch bản này từ quan điểm của người Nga là: sự tin tưởng vào lực lượng vũ trang thông thường của Mỹ mạnh hơn Nga và ý định của Washington với Moscow trong mọi cuộc xung đột giữa Nga và Mỹ. Trong khi Nga đang hăng hái theo đuổi chương trình hiện đại hóa quân đội với rất nhiều mức độ thành công thì các lãnh đạo quân đội vẫn nhận thức rằng về cơ bản Nga chưa thể thắng Mỹ trong một cuộc chiến thông thường, chưa kể tới Mỹ và các đồng minh trong NATO. Nga có thể áp đảo rất nhiều các nước lân cận nhưng cuối cùng, lực lượng quân thông thường của Mỹ sẽ có thể tới ngưỡng cửa của Nga. 
Khi quân Mỹ đã tới ngưỡng cửa của Nga, Kremlin sẽ hiểu Mỹ có mục đích duy nhất là thay đổi chế độ. Từ lâu, các lãnh đạo Nga đã tin rằng Mỹ tìm cách để làm suy yếu, ngăn chặn và tìm cách thay đổi chế độ ở Moscow giúp đỡ các thế lực phục vụ cho lợi ích quốc gia của Mỹ. Ví dụ như vụ can thiệp quân sự NATO thực hiện tại Kosovo năm 1999 dù Nga phản đối dữ dội. Những hành động của Mỹ và NATO chống lại Serbia đã khiến các nhà hoạch định chính sách của Nga tin rằng: Mỹ khi theo đuổi các mục tiêu trong chính sách ngoại giao không thèm để mắt tới mối lo về an ninh quốc gia của Nga. 
Quân đội Mỹ muốn bổ sung thêm các vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp để đối đầu với Nga.Quân đội Mỹ muốn bổ sung thêm các vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ để đối đầu với Nga.
Hơn nữa, Moscow đã chứng kiến các cuộc cách mạng màu tại châu Âu và mùa xuân Ả rập đã kết luận cần có cách để Mỹ không làm như vậy với Nga. Các nhà lãnh đạo Nga không để ý tới những tuyên bố của Mỹ mà cho rằng trong mọi cuộc xung đột nơi Mỹ đang chiến thắng và có khả năng đe dọa tới an ninh Nga, Mỹ sẽ tìm cách thay đổi chế độ. Đây là những tình thế, hoàn cảnh mà lãnh đạo Nga sẽ ước định như một mối đe dọa hiện hữu tới đất nước và sử dụng các vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp để đe dọa hay tấn công các lực lượng quân sự. Thông điệp đã rõ ràng, Mỹ cần rút quân và lui lại.
Dự tính bổ sung thêm các vũ khí hạt nhân mới, cỡ nhỏ với hiệu suất thấp hơn của Bản đánh giá chung về tình trạng hạt nhân có mục đích dùng để ngăn chặn hành vi trên của Nga. Đưa ra lý do Nga có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân, Mỹ có thể báo hiệu họ muốn đi theo con đường sử dụng vũ khí hạt nhân một cách hạn chế để chứng minh rằng Nga không thể leo thang trong cuộc xung đột. Điều này hoàn toàn đã hiểu sai tình thế hiện tại. 
Cuộc chiến hạt nhân có thể sẽ không dừng lại cho tới khi mối đe dọa của việc thay đổi chế độ ở Nga ngừng lại.Cuộc chiến hạt nhân có thể sẽ không dừng lại cho tới khi mối đe dọa của việc thay đổi chế độ ở Nga biến mất.
Chiến lược răn đe nghĩa là làm ảnh hưởng đến hành vi của đối thủ. Hãy nhớ tới người Nga trong kịch bản này đang nghĩ rằng họ ở bờ vực của sự tht bại. Theo quan điểm của Nga, báo hiệu hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể là cách duy nhất để họ tồn tại và khiến Mỹ phải thôi ý định thay đổi chế độ. Sẽ không thể hoặc rất khó để ngăn chặn một ai đó thực hiện những hành động mà họ tin rằng đang nguy cấp với sự sống còn của mình.
Nếu người Mỹ đã quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả việc Nga dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật thì họ sẽ thất bại trong vi ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân tiếp theo của Nga hay chứng minh rằng chính phủ Nga cần phải quay đầu. Trong tình huống xấu nhất, vũ khí hạt nhân sẽ tiếp tục được sử dụng cho tới khi hoàn cảnh thay đổi ví dụ như mối đe dọa thay đổi chế độ không còn nữa. 
Nhưng những điều trên không phải lý do để Mỹ không tiếp tục kiên quyết theo đuổi những mục tiêu riêng trong cuộc xung đột với Nga. Để đạt được mục tiêu của mình, Mỹ cần phải hiểu đối thủ. Nếu lãnh đạo Nga quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân một cách hạn chế để có thể kiểm soát leo thang thì đây là giới hạn cuối cùng với quan điểm nước Nga khi đó đang bên bờ vực sụp đổ. Nếu mục tiêu của Mỹ trong cuộc xung đột là đưa mọi thứ về nguyên hiện trạng chứ không phải là thay đổi chế độ thì các nhà hoạch định chính sách và những ai đang liên quan cần dành thời gian để tìm cách chứng minh cho chính phủ Nga rằng Mỹ không có ý định như vậy. Điều này rất khó vì Nga có thành kiến rất sâu về những mối đe dọa tới từ Mỹ.