Như báo cáo trước VietTimes đã đăng tải, trang Đa Chiều của cộng đồng người Hoa tại Mỹ cho rằng bên cạnh chiến lược xoay trục, gia tăng ảnh hưởng kinh tế, chính trị, ngoại giao sang châu Á Thái Bình Dương, về khía cạnh quân sự, Mỹ cơ bản là muốn tìm được một đối thủ tác chiến đối xứng cho hải, không quân Mỹ, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược lớn của Lầu Năm Góc gồm “tác chiến hợp nhất hải - không quân” và “chiến lược triệt tiêu lần thứ ba”.
Tuy nhiên, Đa Chiều cho rằng Lầu Năm Góc đã hơi coi nhẹ tầm quan trọng của thương mại Trung - Mỹ đối với Mỹ, một khi Mỹ thực sự phong tỏa thương mại trên biển ở Biển Đông, chắc chắn cũng sẽ "tự tìm đường chết cho mình".
Đa Chiều nói rằng Mỹ phát triển quân sự cần có sự hỗ trợ tiền bạc rất lớn. Mà thương mại với Trung Quốc sẽ hỗ trợ quan trọng cho phát triển kinh tế của Mỹ.
Ngoài ra, không ai có thể bảo đảm Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị thương vong quy mô lớn. Vì vậy, Quân đội Mỹ tuy không ngừng bố trí ở Biển Đông, nhưng khả năng thực hiện lại tương đối thấp.
Ngoài ra, phân tích logic chiến lược của Lầu Năm Góc sẽ thấy nội bộ Hải quân Mỹ cũng tích cực nhấn mạnh mối đe dọa ở Biển Đông để tranh thủ ngân sách chi tiêu.
Cùng với việc Trung Quốc triển khai tên lửa chống hạm ở Biển Đông được tiết lộ, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu gia tăng triển khai tàu ngầm.
Theo kế hoạch đóng tàu của Hải quân Mỹ công bố năm 2016, việc cấp phát bình quân hàng năm cho tàu ngầm đến năm 2025 cũng nhiều như việc cấp phát cho tàu sân bay.
Từ năm 2014 đến nay, Hải quân Mỹ luôn tuyên bố muốn cắt giảm tàu sân bay. Hơn nữa, tại Quốc hội vào tháng 6/2016, "phe tàu sân bay" đã thông qua ngân sách chi tiêu quốc phòng năm 2017 một cách không hề dễ dàng, đã khởi động "kế hoạch chu kỳ sửa chữa tàu sân bay", làm cho 6 tàu sân bay xuất hiện tập thể.
Việc phô trương sức mạnh ở Biển Đông chính là do "phe tàu sân bay" đã nỗ lực thể hiện giá trị của việc triển khai tàu sân bay.
Sự xuất hiện của hai tàu sân bay ở cả khu vực Biển Đông và khu vực Địa Trung Hải đã trở thành vũ khí lợi hại để "phe tàu sân bay" tranh lấy kinh phí quân sự. Biển Đông chắc chắc đã trở thành "hòn đá thử vàng" của "đại chiến" chi tiêu quân sự của Quân đội Mỹ --Đa Chiều bình luận.
Tóm lại, việc bố trí của Quân đội Mỹ ở Biển Đông có liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng phần lớn liên quan đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược của Mỹ. Mỹ cần tìm được đối thủ xứng tầm có "khả năng đe dọa tiềm tàng" cho hải, không quân của họ.
Các động thái hải, không quân của Mỹ ở Biển Đông ngó như không hề có tính quy luật, nhưng thực sự đằng sau lại là sự triển khai chiến lược lớn một cách ổn định, Quân đội Mỹ đang từng bước thực hiện các mục tiêu chiến lược của "tác chiến hợp nhất hải - không quân" và "chiến lược triệt tiêu lần thứ ba" ở khu vực Biển Đông.