Trung Quốc có thể sẽ thực hiện một hành động quyết đoán làm thay đổi nguyện trạng hiện nay trên Biển Đông bằng cách tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo tại bãi cạn Scarborough, khu vực đang có những tranh chấp nóng bỏng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Dự đoán rằng, khả năng này sẽ xảy ra vào khoảng đầu tháng 9, sau Hội nghị thượng đỉnh G-20 tổ chức tại Trung Quốc và trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 08.11.2016.
Nhật Bản và Philippines đồng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các quy tắc của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông sau khi Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh đối với hầu hết diện tích Biển Đông.
Dự báo này được nêu lên trong một bài báo gần đây trên tờ South China Morning Post đăng ngày 13.08.2016. Bài viết, trích dẫn từ "một nguồn tin rất thông thạo với vấn đề này", cho rằng Bắc Kinh sẽ không tiến hành bất kỳ hoạt động cải tạo nào trên bãi cạn Scarborough trước khi Hội nghị thượng đỉnh G-20 hoàn thành vào tháng tới nhưng có thể bắt đầu tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo trước thềm cuộc bỏ phiếu bầu cử tổng thống diễn ra ở Mỹ.
"Cho đến khi G20 được tổ chức tại Hàng Châu vào tháng tới và hòa bình khu vực sẽ là chủ đề chính trong Hội nghị của các nhà lãnh đạo cường quốc thế giới, Trung Quốc sẽ kiềm chế không tiến hành kế hoạch bồi đắp đảo nhân tạo," nguồn tin giấu tên giải thích.
Trung Quốc sẽ tiến hành một bước đi quan trọng trên Biển Đông, với mục đích nhằm chống lại phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực ở The Hague, vô hiệu hóa bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào có thể trên hầu hết toàn bộ diện tích vùng nước Biển Đông. Động thái này chỉ có thể tiến hành sau khi Hội nghị thượng đỉnh G -20 kết thúc và trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là có tính khả thi cao và có ý nghĩa nhất.
Luôn tìm mọi cách để nâng cao vị thế của mình trên trường thế giới như là một siêu cường đang phát triển, đây cũng là một phần của cuộc chơi lớn mà Trung Quốc, một cường quốc tự cho rằng tham gia cuộc chơi đến chung cuộc và không bao giờ làm bất cứ một điều gì để có thể gặp rắc rối. Bắc Kinh sẽ hành động theo một kịch bản đã được soạn thảo một cách chi tiết, cẩn thận trên vùng Biển Đông – sẽ có rất nhiều những tuyên bố tóe lửa và những tín hiệu, nhưng không có các hành động dẫn đến tình trạng leo thang căng thẳng trong thời gian này.
Trung Quốc không muốn mạo hiểm để gây ra bất cứ một vụ rắc rối hay scandal truyền thông bất kỳ nào trong giai đoạn nỗ lực gia tăng uy tín này vượt ra ngoài khuôn khổ những gì đã xảy ra liên quan đến những động thái gây xung đột và căng thẳng ở châu Á. Giai đoạn này không phải là lúc Bắc Kinh gây căng thẳng và tự làm mất uy tín của mình và cũng không phải là thời gian thích hợp để tham gia vào các cuộc tranh cãi. Bắc Kinh có mọi động cơ giấu kín ý đồ cho đến sau Hội nghị thượng đỉnh G-20.
Từ tham vọng và ý đồ lớn nhằm độc chiếm Biển Đông, có nhiều lý do để nhận định rằng: Bắc Kinh đang kiềm chế, đợi thời cơ thuận lợi để đáp trả mà không gây ra một bê bối truyền thông. Tại sao không tận dụng thời điểm, khi các phương tiện truyền thông hàng ngày bận rộn trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ để che chắn các động thái leo thang trên Biển Đông. Trong thời gian này, những bản tin về các động thái gây căng thẳng đơn giản là nhanh chóng bị chôn vùi trong các dòng thác tin tức dồn dập trên truyền hình.
Không thể có một thời gian tốt hơn để tiến hành các hoạt động gây căng thẳng trên Biển Đông khi Mỹ, quốc gia duy nhất thực sự có thể ngăn cản Bắc Kinh không thực hiện những hành động phiên lưu liều lĩnh - bị phân tán tư tưởng rất nhiều chong những hoạt động nhằm lựa chọn người kế tiếp lãnh đạo siêu cường duy nhất trên thế giới này. Các phương tiện truyền thông Mỹ cũng như toàn cầu sẽ tập trung toàn bộ sự chú ý vào những trận chiến xảy ra giữa Donald Trump và Hillary Clinton.
Cũng còn một lý do khác mà nguồn tin giấu tên muốn đi xa hơn nữa và tiết lộ thông tin, trong đó có một động thái được cho là "Trung Quốc phải tiến hành", đặc biệt là ngay tức khắc: gây áp lực lên Manila để đạt được một phương pháp giải quyết vấn đề có lợi cho Bắc Kinh.
Với những thông tin đăng tải công khai về khả năng bồi đắp đảo nhân tạo, việc triển khai một số lượng lớn các tàu xung quanh bãi cạn Scarborough gần đây và những bức ảnh tự chụp máy bay ném bom chiến lược tầm xa trên khu vực này, Trung Quốc đang đưa ra tín hiệu sẵn sàng hành động quyết đoán hơn.
Trung Quốc cũng chỉ cần kết thúc cuộc đàm phán tại Hong Kong – được coi là một động thái làm tan băng mối quan hệ hai nước - với cựu tổng thống Fidel Ramos, mới được bổ nhiệm làm đại sứ của Philippines. Ngay sau đó, Bắc Kinh sẽ gia tăng áp lực lên Manila, không chỉ làm tăng tốc độ đàm phán, mà còn phải đồng ý với một thỏa thuận theo những điều kiện mà Trung Quốc đặt ra.
Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos trả lời phỏng vấn ngày 09.08.2016, ông muốn tập trung vào các vấn đề mà Philipines và Trung Quốc cùng quan tâm như du lịch,đánh bắt cá, thương mại như một phần của những nỗ lực để làm dịu đi mối quan hệ với Bắc Kinh, đã trở lên căng thẳng từ những tranh chấp Biển Đông.
Một vấn đề vô cùng quan trọng đặt ra là: Bằng cách nào Washington sẽ đáp trả cơn giông bão đang tụ lại trên Biển Đông. Chính quyền Obama sẽ tiếp tục tuyên bố rõ ràng - Nhà Trắng đã hành động như vậy cho đến nay ít nhất một vài lần như các phương tiện truyền thông đã nêu – bồi đắp đảo nhân tạo ở bãi cạn ở Scarborough sẽ là một sai lầm, đưa ra tín hiệu cảnh báo những hành động mà học giả Patrick Cronin gọi là “lằn ranh giới hồng”. Điều này được hiểu là về cơ bản Washington có thể xem xét một động thái làm thay đổi cuộc chơi giữa các cường quốc và hành động theo hướng này.
Nhưng với một chính quyền chỉ còn rất ít thời gian còn lại ở nhiệm sở, không có khả năng phản ứng quyết liệt. Trừ khi Nhà Trắng nhận thấy có nguy cơ rõ ràng về một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi họ biết rõ rằng cần phải chuyển giao bất kỳ thay đổi chính sách lớn nào đối với châu Á cho chính quyền mới. Cân nhắc tất cả các yếu tố trên, Trung Quốc rất có thể sẽ quyết định lúc này là thời điểm tốt để ra tay giành lợi ích ở Biển Đông.
* Tác giả Harry J. Kazianis là chuyên gia cao cấp về Chính sách quốc phòng, biên tập viên cao cấp của National Interest.