Chớ lầm OPEC hay Ả rập Xê út, Nga mới là “ông hoàng” giá dầu thế giới
VietTimes -- Không phải Ả rập Xê-út, các nước vùng vịnh hay Venezuela mà chính tổng thống Nga, Vladimir Putin trong cuộc gặp với quốc vương Ả rập Salman đã tuyên bố sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các nhà sản xuất dầu mỏ, Business Insider cho biết.
Ở thời điểm hiện tại, những thành viên tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đã đạt được hiệu quả kinh tế mong muốn và họ thấy không cần gia hạn thỏa thuận. Nhưng sau tuyên bố của Nga, họ phải tin rằng việc gia hạn này là cần thiết (ít nhất là các thành viên trong tổ chức OPEC). Và Nga là đất nước có thể lập hay phá bỏ thỏa thuận ngay lập tức.
Một nguồn tin yêu cầu giấu tên từ OPEC nói rằng: "Putin đang có toàn quyền chỉ đạo". Tổng giám đốc của RBC Capital, bà Helima Croft thì gọi tổng thống Nga là "Nga hoàng của thế giới năng lượng". Thực tế, dường như Nga cùng với Mỹ đã thay thế vai trò của Ả rập Xê-út trên thị trường dầu khí.
Điều này bắt đầu từ việc OPEC đã đánh giá thấp và không quan tâm tới tác động của cơn sốt dầu khí cho tới khi quá muộn. Nga thì có rất nhiều nguồn dầu khí tự nhiên và họ tìm cách sử dụng tốt nhất các nguồn này. Họ tăng sản lượng khai thác dầu thô hàng năm và đạt tới con số cao nhất trong 30 năm vào năm ngoái: trên 11 triệu thùng dầu/ngày ngay ở mức thỏa thuận cắt giảm của OPEC.
Rõ ràng sự tham gia của Nga vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu là yếu tố chính quyết định về mặt giá theo cách mà OPEC muốn. Để giữ được điều này, các lãnh đạo OPEC phải hâm nóng mối quan hệ với Moscow. Chuyến thăm đầu tiên của một quốc vương Ả rập cùng với một loạt thỏa thuận đầu tư sơ bộ là minh chứng. Tuy nhiên, Nga vẫn là đồng minh mạnh mẽ của Iran - kẻ thù không đội trời chung của Riyadh và Nga không có ý định suy nghĩ lại về những đồng minh của mình.
Hơn nữa, lợi ích chung của OPEC và Nga giờ đã thay đổi. Các công ty dầu khí thiếu động cơ để đầu tư vào các sản phẩm mới mà theo Bộ trưởng Kinh tế Nga, ông Maxim Oreshkin thì điều này gây hại cho việc phát triển kinh tế. Và Nga thấy có nhiều lợi ích hơn nếu hạ giá dầu.
Đầu tiên, nếu giá dầu hạ, các công ty dầu khí Mỹ sẽ thiếu động lực để phát triển các sản phẩm của họ ra thị trường. Cũng như OPEC, Nga coi dầu khí Mỹ là mối đe dọa chính cho sự thống trị của họ trên thị trường dầu khí thế giới. Tiếp theo, nền kinh tế Nga đang hưởng lợi từ đồng Rúp yếu của họ và giá dầu thấp cũng đồng nghĩa là đồng Rúp yếu. Cuối cùng, nền kinh tế Nga liên kết chặt chẽ với tình hình giá dầu. Và chính điều này khiến việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm giá dầu trở nên cần thiết.