Chiến tranh không người lái ở Ukraine phát triển bùng nổ vào đầu năm 2025

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Những năm gần đây, sự phát triển bùng nổ của nhiều loại thiết bị không người lái và việc sử dụng rộng rãi chúng trong một số cuộc xung đột cục bộ đã đưa khái niệm “chiến tranh không người lái” trở thành sự thực.

Sự xuất hiện các máy bay không người lái FPV điều khiển bằng cáp quang khiến các thiết bị tác chiến điện tử trở nên vô dụng. Ảnh: QQnews.
Sự xuất hiện các máy bay không người lái FPV điều khiển bằng cáp quang khiến các thiết bị tác chiến điện tử trở nên vô dụng. Ảnh: QQnews.

Tàu không người lái bắn hạ trực thăng

Nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài đã chú ý rằng Cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU) gần đây đã công bố một "chiến công lịch sử", trong đó một tên lửa không đối không R-73 do tàu không người lái Ukraine phóng từ mặt biển đã bắn hạ một trực thăng quân sự Mi-8 của Nga. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tàu không người lái một lần nữa chiếm thế chủ động trong cuộc đối đầu với thiết bị có người lái.

Bao An nhan xet.png
Báo Ấn Độ: "Lần đầu tiên trong lịch sử , tàu không người lái Magura V5 của Ukraine dùng tên lửa SeeDragon bắn hạ Mi-8 của Nga".

Sự lợi hại của tàu không người lái tự sát Ukraine đã được bộc lộ rõ trong cuộc xung đột Nga-Ukraine suốt 2 năm qua. Hạm đội Biển Đen của Nga chịu tổn thất nặng nề trước chúng, thậm chí buộc phải sơ tán khỏi căn cứ hải quân Sevastopol và di chuyển đến nơi ở xa khu vực do Ukraine kiểm soát hơn. Thế giới bên ngoài nhìn chung cho rằng đây là cách quân đội Ukraine sử dụng sáng tạo các tàu không người lái giá rẻ để đạt được hiệu quả khi chiến đấu với các tàu chiến mặt nước tiên tiến.

Quân đội Nga cũng đang rút kinh nghiệm và tìm cách đối phó với tàu không người lái Ukraine - sử dụng máy bay cánh cố định và trực thăng để săn lùng tiêu diệt tàu không người lái. Quân đội Nga trước đó cũng nhiều lần công bố video cho thấy việc sử dụng trực thăng được trang bị súng máy, rocket không điều khiển và tên lửa chống tăng để tiêu diệt tàu không người lái mặt nước của Ukraine.

Truc thang Nga bi khoa.png
Trực thăng Nga bị "khóa" trên màn hình điều khiển của tàu Magura V5.
Ảnh: QQnews.

Mặc dù tàu không người lái của quân đội Ukraine giành được kết quả hạn chế trong thời gian dài vào năm ngoái nhưng thế giới bên ngoài rất ít nhận thấy họ đang âm thầm nâng cấp.

Vào ngày 7/5/2024, trực thăng Ka-29 của Nga đã phá hủy tàu không người lái cảm tử Magura V5 của Ukraine được trang bị tên lửa R-73 ở vùng biển phía tây bắc bán đảo Crimea. Mảnh vỡ của tàu không người lái được quân đội Nga thu được sau đó cho thấy phía sau tàu được gắn bệ phóng có thể phóng tên lửa R-73 theo một góc chếch, có thể dẫn đường mục tiêu thông qua thiết bị ngắm hồng ngoại/quang điện ở mũi tàu.

Khi đó, chiếc tàu đã phóng tên lửa vào trực thăng Nga nhưng bị trượt. Mặc dù các phi công trực thăng Nga rất ngạc nhiên trước cách Ukraine kết hợp tên lửa không đối không với tàu mặt nước không người lái nhưng họ lại không chú ý đến xu hướng này vào thời điểm đó, cho đến khi các trận đánh gần đây chứng minh việc Ukraine trang bị tên lửa không đối không cho tàu không người lái là có hiệu quả.

Tau mang R-73.png
Tàu Magura V5 mang 2 tên lửa R-73 SeeDragon. Ảnh: QQnews.

Theo đoạn video do Ukraine công bố vào ngày 30/12 năm ngoái, tàu không người lái Magura V5 của họ đối đầu với 2 trực thăng của quân đội Nga sau đó phóng tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-73 khiến một trực thăng quân sự Mi-8 của Nga bị bắn rơi và chiếc còn lại đã quay trở về căn cứ.

Nhà phân tích quốc phòng Phần Lan Jonny Askola nhận xét: "Việc tàu không người lái Ukraine bắn hạ trực thăng Nga là sự kiện chưa từng có và có tác động lớn đến hoạt động của Nga ở Biển Đen”. Ông cho rằng Ukraine cũng có thể trang bị các cảm biến và tên lửa phòng không tương tự cho các xe robot chiến đấu mặt đất trong tương lai.

FPV Nga danh ten lua.png
Ảnh chụp màn hình điều khiển cho thấy FPV điều khiển bằng sợi quang cho thấy nó tấn công xe tăng M1A1 từ phía sau. Ảnh: QQnews.

UAV điều khiển bằng sợi quang

Trên chiến trường mặt đất, việc sử dụng máy bay chiến đấu không người lái (UAV) cũng đang được đổi mới.

Kirilo Budanov, Giám đốc Cục Tình báo Quốc phòng Ukraine, thừa nhận rằng quân đội Nga đã bắt đầu sử dụng một số lượng lớn máy bay không người lái có góc nhìn thứ nhất (FPV) dẫn đường bằng sợi quang. Thiết bị có khả năng chống nhiễu tác chiến điện tử này đang trở thành "vấn đề lớn" mà quân đội Ukraine phải đối mặt.

Có thể thấy xu hướng này qua loạt video do Bộ Quốc phòng Nga công bố gần đây. Vào tháng 12 năm ngoái, kênh video quân sự Nga trình chiếu cách sử dụng FPV dẫn đường bằng sợi quang để tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 "Abrams" do Mỹ sản xuất của quân đội Ukraine.

Đoạn video cho thấy xe tăng M1A1 đang di chuyển trên đường thì bị một chiếc FPV đâm thẳng vào đuôi khiến xe tăng bị tê liệt. Đoạn video sau đó chuyển sang góc quay chiếc FPV thứ hai thực hiện đòn tấn công chính xác từ phía sau tháp pháo và tiêu diệt thành công xe tăng.

Trang web Breaking Defense của Mỹ đề cập rằng quân đội Nga đang ngày càng sử dụng nhiều FPV dẫn đường bằng sợi quang. UAV truyền thống chủ yếu dựa vào tín hiệu vô tuyến để nhận điều khiển từ xa. Do đó, nhiều thiết bị gây nhiễu vô tuyến, từ thiết bị tác chiến điện tử cỡ lớn đến súng cá nhân chống UAV, đều sử dụng phương pháp phá hủy tín hiệu vô tuyến khiến máy bay không người lái mất kiểm soát và không thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến.

Tuy nhiên, UAV dẫn đường bằng sợi quang có khả năng chống nhiễu mạnh hơn và gần như không bị ảnh hưởng bởi các thiết bị tác chiến điện tử của đối phương. Chúng có thể duy trì sự ổn định tín hiệu ngay cả trong môi trường điện từ phức tạp.

Thiet bi dien tu vo dung.png
Thiết bị gây nhiễu như thế này đã trở nên vô dụng trước máy bay không người lái FPV điều khiển bằng sợi quang của Nga. Ảnh: QQnews.

Điều tồi tệ hơn là trong số các thiết bị chống UAV được nhiều quốc gia tung ra trong những năm gần đây, thiết bị có công nghệ hoàn thiện nhất và cách sử dụng thuận tiện nhất chính là gây nhiễu/đánh lừa điện từ.

Sau khi UAV sử dụng dẫn đường bằng sợi quang được đưa vào tác chiến quy mô lớn, trong tương lai quân đội các nước sẽ phải dựa nhiều hơn vào các phương tiện chống UAV có khả năng sát thương mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc sử dụng loại công nghệ này còn rất hạn chế và vẫn sẽ cần thời gian để công nghệ chống máy bay không người lái bằng laser/vi sóng tiên tiến hơn được phổ biến rộng rãi trong môi trường thực chiến.

Theo QQnews