Châu Âu và Nga, bên nào sẽ không trải qua nổi mùa Đông năm nay?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –Khi nhiều nước EU giảm mua khí đốt của Nga, nhiều người lo họ sẽ không thể tồn tại trong mùa đông này, nay có vẻ họ không thiếu khí đốt,nhưng không có nghĩa là Châu Âu có thể ung dung trải qua mùa đông giá lạnh.
Không có nguồn cung khí đốt từ Nga, châu Âu sẽ phải rất khó khăn trải qua một mùa đông giá lạnh (Ảnh: QQ).
Không có nguồn cung khí đốt từ Nga, châu Âu sẽ phải rất khó khăn trải qua một mùa đông giá lạnh (Ảnh: QQ).

Trong khi nhiều nước Châu Âu phải chịu đựng khó khăn trong mùa đông năm nay, cuộc sống ở Nga cũng ngày càng trở nên tồi tệ vì có những rắc rối lớn. Rốt cuộc các nước Châu Âu và Nga ai không thể chịu đựng được trước? Họ phải đối mặt với những rắc rối gì?

Trước tiên là tình hình của nhiều nước châu Âu. EU đã xây dựng kế hoạch dự trữ khí đốt cho mùa đông. Trước ngày 1/11, các thiết bị dự trữ khí đốt sẽ được lấp đầy khoảng 95%. Trong mấy năm qua, EU đều trải qua mùa đông như thế. Để hoàn thành kế hoạch này, nhiều nước EU vừa giảm mua khí đốt từ Nga vừa mua khí đốt từ Mỹ với giá cao hơn, có lúc chênh lệch tới 10 lần. Phía sau việc này là đòn tấn công gián tiếp của Nga. Để chống lại EU, Nga cũng đã chủ động giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên ở một mức nhất định, kết quả là giá khí đốt bị đẩy lên cao.

Mặc dù vậy, EU vẫn mua một lượng lớn khí đốt tự nhiên của Mỹ với giá cao và kết quả là đã hoàn thành vượt mức mục tiêu vào cuối tháng 8. Hiện tại, các kho chứa khí đốt ở nhiều nước EU đã được lấp đầy hơn 80%, theo tiến độ này có thể hoàn thành chỉ tiêu trước ngày 1/11 nên mùa đông này EU sẽ không thiếu khí đốt. Tất nhiên mọi thứ không phải là tuyệt đối, vì đây là tình hình chung của EU, tức là mức trung bình. Ví dụ, các nước Đức, Italy, Ba Lan đã hoàn thành vượt mức kế hoạch dự trữ khí đốt của họ, nhưng một số nước vẫn chưa đạt được, chủ yếu là không có tiền để mua khí đốt số lượng lớn với giá cao, vì vậy không thể loại trừ khả năng một số nước sẽ gặp khó khăn trong mùa đông năm nay. Trên thực tế, ngoài khủng hoảng năng lượng, châu Âu sẽ gặp nhiều rắc rối hơn, mùa đông năm nay họ sẽ phải đối mặt với ít nhất ba cuộc khủng hoảng:

Thứ nhất là lạm phát cao sẽ tiếp tục. Theo dữ liệu mới nhất từ ​​Eurostat, tỷ lệ lạm phát ở khu vực đồng euro đã đạt mức cao kỷ lục 9,1% trong tháng 8. Nếu tổng hợp số liệu tiêu dùng của toàn EU trong tháng 8 và nhân với 9,1%, sẽ có một con số khủng khiếp, số liệu này là của cải của EU bị bốc hơi. Vì số liệu này là bí mật nên EU không tiết lộ nhưng ai cũng có thể đoán biết số tiền là bao nhiêu.

Lạm phát trong khu vực đồng euro ở châu Âu đã đạt tới mức tăng kỉ lục 9,1% trong tháng 8/2022 (Ảnh: QQ).

Lạm phát trong khu vực đồng euro ở châu Âu đã đạt tới mức tăng kỉ lục 9,1% trong tháng 8/2022 (Ảnh: QQ).

Ngay cả khi EU có một nền tảng vững chắc, dù nhiều nước là quốc gia phát triển, họ cũng không thể chịu đựng được sự xáo trộn như vậy, bởi vì sau cuộc khủng hoảng năm 2008 là đại dịch năm 2020 ập đến và bây giờ là lạm phát cao, nền tảng của họ sẽ tan nát.

EU mua khí đốt của Mỹ với giá cao sẽ đẩy lạm phát tăng cao và tất nhiên cũng phải mua dầu với giá cao. Mặc dù giá dầu mua của Nga không tăng mạnh hơn giá khí đốt, nhưng giá năng lượng cao đương nhiên thúc đẩy lạm phát tiếp tục tăng và trạng thái này sẽ tiếp tục kéo dài 1-2 năm nữa, vì EU muốn loại bỏ hoàn toàn năng lượng của Nga, sẽ mất ít nhất 1-2 năm; có nghĩa là Mỹ sẽ không bỏ lỡ cơ hội này, họ sẽ tiếp tục kiếm được tiền từ EU, do đó EU sẽ ở trong tình trạng lạm phát cao trong một thời gian dài và của cải của họ sẽ bị bốc hơi dần.

Cuộc khủng hoảng thứ hai là phi công nghiệp hóa bị động. Tình trạng thiếu hụt năng lượng đã khiến nhiều công ty Châu Âu phải ngừng sản xuất hoặc thậm chí phá sản.

Một số công ty châu Âu thông minh đã chuyển nhiều năng lực sản xuất sang châu Á, bởi vì tình trạng thiếu năng lượng và giá cao ở châu Âu sẽ kéo dài trong 1-3 năm, hầu hết các công ty sẽ không thể kiên trì đến lúc đó, vì vậy họ đành giảm bớt hoặc thậm chí đóng cửa các nhà máy ở châu Âu, mở rộng công suất nhà máy ở châu Á, dẫn đến việc phi công nghiệp hóa nhiều hơn ở khu vực châu Âu.

Ngày càng nhiều Công ty châu Âu phải đóng cửa, thậm chí phá sản do thiếu hụt năng lượng (Ảnh: QQ).

Ngày càng nhiều Công ty châu Âu phải đóng cửa, thậm chí phá sản do thiếu hụt năng lượng (Ảnh: QQ).

Ví dụ, trong nửa đầu năm nay, chỉ riêng các công ty Đức đã đầu tư khoảng 10 tỉ euro vào Trung Quốc, đây là mức cao kỷ lục kể từ năm 2000. Kỷ lục lần trước Đức đầu tư vào Trung Quốc là 6,2 tỉ euro. Nhiều công ty của Đức đã bắt đầu đổ vào Trung Quốc, tập trung vào các ngành công nghiệp ô tô, máy móc, hóa chất... Đây đều là những ngành công nghiệp có ưu thế của Đức. Ví dụ, BASF, một trong những tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới, hồi tháng 7 đã công bố sẽ tiếp tục xúc tiến xây dựng các cơ sở sản xuất quy mô lớn ở Trung Quốc, tổng vốn đầu tư trong tương lai sẽ lên tới 10 tỉ euro; các tập đoàn BMW và Volkswagen cũng đã mở rộng đầu tư tại Trung Quốc.

Khi các công ty Đức đầu tư mạnh vào Trung Quốc và các nước châu Á khác, họ đang giảm năng lực sản xuất ở chính nước mình. Như đã đề cập, họ khó có thể tiếp tục do chi phí năng lượng tăng; lợi nhuận của 500 công ty lớn hầu như đều suy giảm, khoảng 1/4 bắt đầu giảm sản lượng, và khoảng 1/5 bắt đầu chuyển năng lực sản xuất ra nước ngoài. Nhìn vào các số liệu này, mọi người đã thấy các dấu hiệu của quá trình phi công nghiệp hóa bị động ở Đức, đó là hậu quả của tình trạng thiếu năng lượng và giá cả cao.

Cảnh này không chỉ xảy ra ở Đức mà là ở toàn bộ khu vực Châu Âu. Do đó, trong 1-3 năm tới, một số lượng lớn các công ty châu Âu hơn sẽ rời bỏ quê hương để ra nước ngoài và trọng tâm nơi đến là châu Á, vì nơi đây an toàn hơn, dồi dào năng lượng hơn và chi phí thấp hơn,… Một khi các công ty này ra đi thì hầu như rất khó quay trở lại, vì chuỗi sản xuất không còn tồn tại nên kinh tế các nước này sẽ chỉ ngày càng xấu đi trong tương lai. Tất nhiên, không loại trừ khả năng một số nước chuyển đổi thành công và tìm ra lối thoát như Mỹ, nhưng nhìn vào các quốc gia Châu Âu hiện nay, rất ít nước làm được.

Tập đoàn hóa chất BASF hàng đầu thế giới công bố đầu tư 10 tỉ euro xây dựng cơ sở sản xuất ở Trung Quốc (Ảnh: QQ).

Tập đoàn hóa chất BASF hàng đầu thế giới công bố đầu tư 10 tỉ euro xây dựng cơ sở sản xuất ở Trung Quốc (Ảnh: QQ).

Cuộc khủng hoảng thứ ba là sẽ xuất hiện bất ổn ở châu Âu. Các nước châu Âu do EU dẫn đầu sẽ đi đầu trong việc giảm mua năng lượng của Nga. Tuy mục tiêu lớn là trung hòa khí carbon, nhưng muốn thực hiện được mục tiêu này thì phải chịu đau, nếu họ quyết liệt như vậy, nỗi đau sẽ còn lớn hơn. Người dân ở một số quốc gia giàu có có thể chịu đựng được, nhưng nhiều người châu Âu không có tiền, chi phí khoảng 3.000 euro một tháng và kết quả là tiền điện sẽ tăng lên hàng trăm euro, làm sao họ sống được? Ngoài ra, còn có tình trạng lạm phát cao nên dù có tiết kiệm đến mấy cũng không thể chịu được, một khi không thể sống được thì dễ sinh phản kháng, vì vậy tình hình hỗn loạn ở châu Âu là không thể tránh khỏi.

Hàng chục ngàn người Cộng hòa Séc biểu tình mới chỉ là bước đầu, vì nền kinh tế của Séc tương đối lạc hậu, sức đề kháng của người dân yếu hơn, chưa tới mùa đông đã không trụ được. Nhìn khắp châu Âu sẽ có nhiều nước lần lượt diễn ra cảnh này, các hành động quá khích hơn cũng sẽ diễn ra. Chính phủ Đức nói họ cũng gặp khủng hoảng chống chính phủ kiểu ở Séc, các đảng đối lập công khai tuyên bố họ đi đầu trong việc lãnh đạo dân chúng, và cũng sẽ dùng những biện pháp tương tự để buộc chính quyền Đức phải từ chức. Không loại trừ khả năng cảnh này sẽ xảy ra ở nhiều quốc gia hơn trong tương lai.

Biểu tình chống chính phủ quy mô lớn ở Cộng hòa Séc có nguy cơ lan sang các nước EU khác (Ảnh: QQ).

Biểu tình chống chính phủ quy mô lớn ở Cộng hòa Séc có nguy cơ lan sang các nước EU khác (Ảnh: QQ).

Một số người nói rằng có thể bắt chước Mỹ phát tiền cho người dân để vượt qua khủng hoảng. Có rất ít quốc gia ở Châu Âu có thể làm được điều này, bởi vì nền kinh tế của hầu hết các quốc gia thực sự rất tồi tệ. Pháp là một ví dụ: sau khủng hoảng năm 2008, kinh tế mãi không phục hồi được, rồi gặp phải đại dịch COVID-19 và chiến tranh Nga-Ukraine, tài sản đã xài nhẵn, lấy gì mà trợ cấp cho người dân? Đây cũng là lý do tại sao những năm gần đây người dân Pháp thường xuyên xuống đường gây rối, đó là chưa kể thu nhập của người dân bị giảm sút, gia sản cũng cạn kiệt.

Hiện nhiều nước châu Âu nợ nần chồng chất, thâm hụt thương mại kéo dài thì lấy đâu ra tiền để trợ cấp cho người dân; do đó, người dân ở nhiều nước sẽ xuống đường yêu cầu chính phủ từ chức và tiếp tục mua năng lượng của Nga. Họ không quan tâm đến trung hòa khí thải carbon và thuế carbon, cuộc sống hiện tại còn không thể tiếp tục, mấy ai quan tâm đến tương lai?

Vì sao Ba Lan đột ngột đòi Đức bồi thường thiệt hại trong Thế chiến thứ II, nguyên nhân là do tài sản đã khánh kiệt, không có tiền để giải quyết những nhu cầu cấp thiết nên chỉ biết tìm mọi cách kiếm tiền, dù món nợ cũ từ mấy chục năm trước cũng phải được lật lại. Đừng nghĩ đây là ngoại lệ, thực tế ở Châu Âu sẽ còn xảy ra nhiều chuyện kỳ ​​quặc hơn, vì hầu hết các quốc gia đều đã hết tiền, để tránh bị người dân lật đổ , họ sẽ làm nhiều trò quái đản.

Sau khi nói về những rắc rối ở châu Âu, hãy bàn về những rắc rối ở Nga. Hiện Nga phải đối mặt với hai nguy cơ: cục diện bất lợi trong cuộc chiến với Ukraine và xuất khẩu năng lượng bị giảm sút.

Không cần biết mục đích của Ukraine là gì, họ đã thực hiện một cuộc phản công, mặc dù thương vong nặng nề nhưng Ukraine đã đạt được một số kết quả, điều này sẽ cho phép Mỹ và châu Âu tăng cường hỗ trợ Ukraine để đạt được mục đích tiêu hao Nga. Nga tuy cũng đạt được tiến triển trong một số khu vực nhưng cũng bị quân đội Ukraine tấn công và tập kích ở nhiều khu vực. Mặc dù Ukraine khó có thể xoay chuyển hoàn toàn cục diện, nhưng thiệt hại của Nga trong 3 tháng qua đã vượt xa giai đoạn ban đầu của cuộc chiến. Nếu cứ tiếp tục tiêu hao, nước Nga sẽ khó có thể chịu đựng nổi, chỉ họ mới biết mình có thể cầm cự được bao lâu. Chiến tranh là con dao hai lưỡi, đánh giỏi thì kinh tế còn nếu đánh không tốt thì sụp đổ, vì vậy đây là một nguy cơ lớn của Nga.

Nguy cơ lớn thứ hai của Nga là xuất khẩu năng lượng giảm. Kể từ tháng 6, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga đã giảm mạnh. Theo tin tức mới được Nga công bố, xuất khẩu khí đốt tự nhiên trong 8 tháng đầu năm nay đã giảm 37,4% so với năm ngoái, số lượng giảm lên đến 49,1 tỉ mét khối. Mặc dù tổng doanh thu từ khí đốt của Nga trong 8 tháng đầu năm nay cao hơn nhiều so với năm ngoái, nhưng đây không phải là tin tốt, vì tình trạng này không thể kéo dài mãi mà chỉ được nhiều nhất là 1-3 năm, sau đó Nga sẽ khó chịu nổi.

Sân bay Saky của Nga ở Crimea bị tấn công. Sau 6 tháng chiến tranh, Nga vẫn gặp khó khăn trong cuộc chiến Ukraine (Ảnh: Đông Phương).

Sân bay Saky của Nga ở Crimea bị tấn công. Sau 6 tháng chiến tranh, Nga vẫn gặp khó khăn trong cuộc chiến Ukraine (Ảnh: Đông Phương).

Việc sụt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga là không thể đảo ngược, trừ khi châu Âu thay đổi thái độ và tăng mua trở lại, nhiều nước châu Âu quyết tâm giảm khí đốt tự nhiên của Nga dù giá khí đốt tự nhiên đã được đẩy lên trong thời gian ngắn và Nga cũng đã kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, với việc dần dần phương án thay thế của châu Âu được cải thiện, giá khí đốt tự nhiên chắc chắn sẽ giảm xuống, khi đó Nga sẽ khốn đốn. Doanh số bán khí đốt tự nhiên sẽ giảm mạnh, chưa kể giá sẽ rẻ đi nhiều, khi đó, thu nhập của Nga sẽ giảm mạnh, cuộc sống sẽ ngày càng khó khăn hơn. Với việc các cơ sở lưu trữ khí đốt của châu Âu được lấp đầy, họ sẽ không mua với số lượng lớn và giá sẽ tự nhiên giảm trong một thời gian. Do đó, bắt đầu từ mùa đông năm nay, thu nhập từ xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ sụt giảm hơn, và những ngày khó khăn sắp bắt đầu.

Câu trả lời đã hiển nhiên, bên sẽ không chịu được trước chắc chắn là châu Âu. Một số quốc gia của họ sẽ không thể chịu được sự bùng nổ của xung đột, và thậm chí phải thỏa hiệp với Nga. Trừ khi Mỹ có thể cố gắng hết sức để giúp họ, trường hợp xấu nhất không loại trừ một quốc gia khác sẽ rời khỏi Liên minh Châu Âu. Nhưng khoảng 2, 3 năm nữa thì Nga sẽ ngày càng khó khăn hơn, trừ khi họ có thể nhanh chóng giành được thị trường năng lượng bên ngoài châu Âu, sẽ đòi hỏi phải xây dựng nhiều đường ống hơn, thậm chí nhiều tàu chở LNG hơn. Nhưng phần lớn các nước phát triển sẽ không chịu được giá cao, cho nên rắc rối của Nga còn ở phía sau.

Tuy nhiên, Nga có năng lượng và lương thực, nên cùng lắm là họ không thể sống giàu sang hơn, nhưng vẫn không thể suy sụp và xảy ra nội loạn, trừ khi Nga bại trận trên chiến trường cuộc chiến Nga-Ukraine.

(Theo QQ).