Châu Âu cố lấy lòng Nga bất chấp sức ép của Mỹ

Berlin sẵn sàng đảm nhiệm vai trò nhà kiến ​​trúc hợp tác tương lai Nga và EU, giới chính trị châu lục nhận ra sự cô lập vô ích mà Washington áp đặt, chuyên gia Georg Tsogopulos Quĩ chính sách châu Âu và đối ngoại, giảng viên Học viện châu Âu ở Nice nói.
Châu Âu cố lấy lòng Nga bất chấp sức ép của Mỹ

Chính sách của EU đối với Nga trở nên mềm mỏng hơn và định hướng hợp tác kinh tế, mặc dù Washington tiếp tục đường lối cáo buộc Moscow can thiệp cuộc xung đột ở Ukraine."

"Liên minh châu Âu và Đức, đầu tầu phát triển kinh tế EU, có lập trường rõ ràng: Phục hồi kinh tế Ukraine là một mục tiêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Các hiệp định về khu vực thương mại tự do được dự kiến áp dụng từ tháng 1 năm 2016 là minh họa rõ cho quan điểm của EU".

Đồng thời, theo nhà phân tích người Hy Lạp, EU tiếp tục tìm kiếm hình thái hợp tác kinh tế với Nga trong điều kiện các biện pháp trừng phạt.

Khái niệm "vùng thương mại tự do từ Lisbon đến Vladivostok" do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra được giới lãnh đạo Đức, đặc biệt là Thủ tướng Angela Merkel và Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabriel, nhìn nhận như một triển vọng hợp tác tương lai.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Stralsund, bà Merkel đã đề cập chủ đề sự trở lại của Nga trong quỹ đạo thương mại với Châu Âu.

Bình luận các kế hoạch lập khu vực thương mại tự do với Ukraine hoặc Moldova, Thủ tướng Đức đã tế nhị chỉ ra rằng, những dự án như vậy của EU không nhằm chống lại Moscow mà là một phần của mô hình lớn hơn, trong đó Nga cũng có chỗ đứng.

Brussels đang từng bước cố gắng khôi phục lòng tin, lôi cuốn Moscow vào cuộc chơi chính trị với các nghĩa vụ và lợi ích đầy hứa hẹn", ông Tsogopulos nhận định.

Học giả Hy Lạp cho rằng, Berlin có thể đóng vai trò kiến ​​trúc sư cho sự hợp tác này. Bất chấp những sức ép từ Mỹ, giới thượng lưu kinh doanh của Đức vẫn gây áp lực lên tầng lớp chính trị, vì theo họ cô lập Nga là bất hợp lý và gây thiệt hại.

Ngoài ra, Đức là tác giả chính sách kinh tế khắt khe bị chỉ trích mạnh ở Châu Âu, nước này cần một thành công đối ngoại rõ rệt để khôi phục uy tín có phần lung lay.

Nếu cuộc khủng hoảng Ukraine được giải quyết thành công cùng với sự trợ giúp của thỏa thuận Minsk, EU sẽ sẵn sàng đề xuất sự hợp tác tích cực với Moscow.

Chiến lược Châu Âu đáp ứng những lợi ích vững chắc của Đức được nhà khoa học chính trị Hy Lạp đánh giá là khả thi và có tương lai.

Theo: BizLive