Cha đẻ “người Sắt”, “người Nhện” Stan Lee đột ngột qua đời

VietTimes -- Stan Lee, gương mặt biểu tượng của Marvel Comics và đồng tác giả của nhiều nhân vật siêu anh hùng như: Spider-Man, Thor, X-men, Fantastic 4... vừa qua đời ở tuổi 95.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Stan Lee đã qua đời ở tuổi 95. Ông là cựu chủ tịch hội đồng quản trị và gương mặt biểu tượng của Marvel Comics. Ông Lee cũng được biết tới như “cha đẻ” của vũ trụ siêu anh hùng giả tưởng phong phú và phức tạp trong truyện tranh Marvel như: Spider-Man, Thor, X-men…

Nguyên nhân sự ra đi của Stan Lee vẫn chưa được xác định. Theo CNN, ông Stan Lee đã được cấp cứu từ nhà riêng ở Los Angeles vào sáng 11/11, trước khi qua đời. Con gái ông, Joan Celia Lee đã xác nhận thông tin cùng lời tuyên bố:

“Cha tôi yêu tất cả người hâm mộ ông. Ông là người đàn ông tuyệt vời và vĩ đại nhất”

Ảnh: NY Times
 Ảnh: NY Times

Stanley Martin Lieber sinh tại thành phố New York vào năm 1922. Bước đầu trên con đường sự nghiệp truyện tranh lừng lẫy, ông Lee được nhận làm phụ tá cho người chú Robbie Solomon tại tờ Timely Comics, chi nhánh trong Atlas Comics của Martin Goodman, công ty sau này trở thành Marvel Comics.

Công việc ban đầu của ông khá nhàm chán. Ông Lee nói: “Hồi đó các họa sĩ trước khi vẽ phải bơm mực, tôi có nhiệm vụ giữ cho lọ mực không cạn”. Với nỗ lực theo đuổi khát vọng thời thơ ấu, ông đã sáng tác nên tác phẩm truyện tranh đầu tiên “Captain America – Cuộc trả thù những kẻ phản bội” trong ấn phẩm đầu tay Captain America Comics #3 (5/1941) và sử dụng bút danh “Stan Lee”. Cuối năm 1941, ông Lee đã được Martin Goodman đề bạt lên vị trí tổng biên tập, kiêm giám đốc phụ trách mỹ thuât.

Ảnh: NY Times
 Ảnh: NY Times

Trong những năm cuối thập niên 50, Marvel Comics đã vượt qua thời điểm khó khăn của ngành công nghiệp truyện tranh nhờ vào tài năng của Stan Lee. Ông cùng các cộng sự, bao gồm Jack Kirby, Steve Ditko và nhiều họa sĩ khác… xây dựng một khái niệm siêu anh hùng không hoàn mỹ, nhằm thay đổi quan niệm trong truyện tranh trước đây. Hệ thống nhân vật mà ông tạo ra đã trở thành 1 phần của Vũ trụ Marvel vào năm 1961.

Marvel tiếp cận độc giả nhờ những nhân vật siêu anh hùng đời thường, họ có thể đôi khi chán nản, u sầu, hay tự cao tự đại, lo lắng cho các hóa đơn hàng tháng… hay thậm chí ốm đau, bệnh tật. Tất cả sự khác biệt giúp Marvel vượt mặt đối thủ DC Comics của Julius Schawartz cả về doanh thu và danh tiếng. Bởi vậy, thành công của Marvel đồng nghĩa với cái tên Stan Lee, và dòng chữ “Stan Lee Presents” đứng trước tựa đề của các ấn bản truyện tranh và tuyên bố của công ty trong nhiều thập kỷ.

Stan Lee vào vai cameo trong nhiều bộ phim của Marvel. Nguồn: SHE

Tới những năm 1970, ông Lee đã rút dần khỏi công việc kinh doanh chính, và cuối cùng chuyển tới California vào năm 1981 để thực hiện tham vọng điện ảnh hóa siêu anh hùng truyện tranh. Hulk và Spider-Man là 2 nhân vật của Marvel đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh truyền hình.

Năm 1988, khi gặp khó khăn và tuyên bố phá sản, công ty đã tuyên bố hủy hợp đồng của Lee, động thái được cho là thiếu tôn trọng đối với một trong những người sáng lập. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Marvel đã mời ông Lee trở lại, với tư cách một nhân vật biểu tượng, bằng bản hợp đồng trị giá hàng triệu USD. Ngoài ra, ông cũng được hưởng một phần lợi nhuận từ các tác phẩm điện ảnh của Marvel.

  • Trang bìa cuốn X-men đầu tiên. Ảnh: NY Times
     Trang bìa cuốn X-men đầu tiên. Ảnh: NY Times
  • Trang bìa cuốn Thor đầu tiên. Ảnh: NY Times
      Trang bìa cuốn Thor đầu tiên. Ảnh: NY Times
  • Trang bìa cuốn Fantastic Four đầu tiên. Ảnh: NY Times
      Trang bìa cuốn Fantastic Four đầu tiên. Ảnh: NY Times
  • Trang bìa cuốn Thor đầu tiên. Ảnh: NY Times
      Trang bìa cuốn Thor đầu tiên. Ảnh: NY Times
  • Trang bìa cuốn Spider-Man đầu tiên. Ảnh: NY Times
      Trang bìa cuốn Spider-Man đầu tiên. Ảnh: NY Times

Tuy nhiên, sự nghiệp của “bố già” Stan Lee không phải không tồn tại những sai lầm. Nhiều người cho rằng các nhà đồng sáng tác khác như Kirby và Ditko cũng xứng đáng nhận được chia khoản phí bản quyền khổng lồ mà ông Lee nhận được từ Marvel. Đồng thời, việc ông Lee sử dụng danh tiếng của mình chủ yếu để kinh doanh thông qua công ty POW! Entertainment cũng là vấn đề gây tranh cãi. Stan Lee từng phải đối mặt cáo buộc về hành vi lạm dụng, trộm cắp và thậm chí lệnh cấm tiếp cận trong vòng 100 mét với người quản lý cũ Keya Morgan.

Mặc cho bê bối xung quanh đời sống cá nhân, ông Lee vẫn luôn xuất hiện với diện mạo vui vẻ trước người hâm mộ. Di sản của Stan Lee là tài năng, sự nhiệt thành vô tận đã tạo nên Vũ trụ Marvel. Thế giới truyện tranh Marvel đang ngày càng trở nên nổi tiếng không chỉ đối với trẻ em, nhiều hơn những gì bản thân ông từng nghĩ tới.

Theo Gizmodo