Liên minh phương Tây ghi nhận sự trở lại ấn tượng của Nga trên vũ đài quốc tế và tìm cách thiết lập giai đoạn hòa hoãn mới với một nước Nga đang cố gắng vì một mối quan hệ sáng tạo, hợp tác, hài hòa và hiệu quả hơn giữa Nga và phương Tây.
Với sự trở lại của "Gấu Nga" hùng mạnh như là một siêu cường năng lượng về dầu mỏ và khí đốt, siêu cường quân sự và là lực lượng năng động trong các hoạt động chính trị thay đổi quyền lực toàn cầu, ông Jamison cho rằng Mỹ, Anh và các đồng minh châu Âu ở EU và NATO nên tìm kiếm một thỏa hiệp mới để đạt được thỏa thuận quan trọng với nước Nga của ông Putin.
Trước khi sụp đổ vào tháng 12/1991, Liên Xô là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nắm giữ kỷ lục đáng tự hào về những thành tựu đột phá trong nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, thám hiểm vũ trụ, nghệ thuật, ballet, kiến trúc,... Là một cường quốc quân sự, Liên Xô và người Nga nói riêng đã chứng tỏ Hồng quân là một trong những lực lượng quân đội vĩ đại nhất mà nhân loại từng biết tới và duy nhất Mỹ mới là đối thủ sau thất bại lịch sử của quân đội Đức Quốc xã và lực lượng phát xít Nhật trong các sự kiện của Thế chiến II.
Với sự sụp đổ của Liên Xô, Nga đã rơi vào một giai đoạn bất ổn và hỗn loạn khủng khiếp mà phần lớn là do phương Tây (lãnh đạo bởi Mỹ và đối tác của nó là Anh) cố ý thiết kế và gây ra để đá Nga khi nước này đã ngã xuống do một số sai lầm, và để làm Nga bẽ mặt và suy yếu mãi mãi. Đáng tiếc, người Anh tuy đã được lợi rất nhiều từ sự mạnh mẽ và can đảm của người Nga trong Thế chiến II nhưng lại quên mất câu châm ngôn Anh cổ xưa là đừng bao giờ đá một người đàn ông khi anh ta ngã xuống.
Cách chính phủ Mỹ và Anh hành xử với Moscow sau năm 1991 chẳng kém gì một vụ bê bối phản bội thực sự, đặc biệt là sự mở rộng hiếu chiến và không cần thiết của NATO để thu hút các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw trước đây.
Vào cuối những năm 1990, nước Nga dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin rơi vào hỗn loạn và bất ổn chính trị do cuộc khủng hoảng đồng Rúp năm 1998 xảy ra trong bối cảnh các thị trường châu Á hỗn loạn, và sau đó là vì một loạt các Thủ tướng do ông Yeltsin bổ nhiệm. Yeltsin đã có kha khá Thủ tướng vào cuối nhiệm kỳ của mình, đến nỗi nhiều người thấy khó mà theo kịp các vị trí mới được bổ nhiệm và nhớ được những cái tên tiếng Nga đầy ấn tượng và kỳ lạ của các vị này.
Song có một vị thủ tướng mới đã khiến ông Jamison chú ý vì ông nhận ra đây chính là một chính trị gia mạnh mẽ có đầy đủ trí tuệ và thể chất, có hiểu biết về chính trị, xã hội, văn hoá, có năng lực lãnh đạo tiềm tàng, là người có thể khôi phục lại sức mạnh và sự cứng rắn cho chính sách của Kremlin và Nga. Đó là ông Vladimir Putin, 47 tuổi, người đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng vào tháng 8/1999 và sau đó trở thành quyền tổng thống vào ngày 31/12/1999 khi Tổng thống Yeltsin bất ngờ tuyên bố từ chức trước cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân năm 2000.
Theo ông Jamison, ở nhiều phương diện còn có sự thiếu hiểu biết và thiếu tôn trọng đối với Nga và sự đóng góp của Nga cho văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, và đặc biệt là cho hòa bình thế giới khi quân dân Liên Xô đã chiến đấu anh dũng đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức ở châu Âu và chủ nghĩa phát xít Nhật Bản ở châu Á năm 1945. Rõ ràng cả chính phủ của Mỹ, Anh và thậm chí một số nước châu Âu đã cực kỳ khiêu khích và thiển cận khi liên tục xem Moscow là một "Đế chế ác quỷ", cũng như luôn khuyến khích những phần tử cực đoan chống Nga trong dân cư và các dịch vụ tình báo và an ninh. Song điều này chỉ đơn giản là phản tác dụng và ngu xuẩn.
Lối sống Nga phù hợp với người Nga, và người Nga thấy ở Tổng thống Putin hình ảnh một nhà lãnh đạo của một chính phủ mạnh mẽ có thể bảo vệ, nuôi dưỡng và làm nổi bật lối sống và những giá trị cao quý đó. Chính phủ của ông Putin duy trì bản sắc truyền thống của dân tộc Nga, luật pháp và trật tự, sức mạnh và sự ổn định ở trong nước.
Trong khi ở nước ngoài, dự báo và dịch chuyển quyền lực của Nga một cách thông minh để bảo vệ một trật tự quốc tế đa phương dựa trên luật pháp quốc tế của Liên Hiệp Quốc, đồng thời vẫn luôn bảo vệ vững chắc và tuyên bố rõ ràng về lợi ích quốc gia của Nga, cũng như đang ngày càng trở thành người bảo vệ chống lại những hành động đơn phương liều lĩnh dẫn đến thay đổi hệ tư tưởng về chế độ của Mỹ-Anh.
Xu hướng này bắt đầu dưới thời Thủ tướng Anh Tony Blair, dựa trên Học thuyết về cộng đồng quốc tế được ông phát biểu tại Chicago vào tháng 4/1999 trong thời gian chiến tranh Kosovo của NATO, và cũng được thực hiện bởi các Tổng thống Clinton và Bush con, và ở một mức độ nào đó bởi Tổng thống Obama và Thủ tướng Cameron. Trong khi đó, ở Học thuyết lãnh đạo của Tổng thống Putin, các nguyên lý cơ bản chính là một sự khẳng định mạnh mẽ về lợi ích của Nga ở trong và ngoài nước.
Trên bình diện quốc tế, điều này đã thành công đặc biệt trong việc xác lập lại vị thế của Nga như là nhân tố chủ chốt trong cuộc khủng hoảng ở Syria. Thực tế cho thấy Nga chính là người dàn xếp thực sự vì hòa bình ở Trung Đông, và một lực lượng đang tăng sức ảnh hưởng trong khu vực đối với các vấn đề ở Trung Đông và Đông Nam Á mà đã không thấy kể từ trước Chiến tranh Yom Kippur tháng 10/1973. Đây là Tổng thống Putin của học thuyết lãnh đạo cứng rắn, đanh thép. Học thuyết Putin về lãnh đạo cường quốc.
Ông Jamison cảm thấy thật đáng tiếc khi Anh đã không có một người đứng đầu chính phủ/nhà nước mạnh mẽ, cương quyết và có tầm nhìn chiến lược như Tổng thống Nga Putin trong thời điểm quan trọng với cả Anh và Liên minh châu Âu như hiện nay. Dưới sự lãnh đạo của chính phủ do ông Putin đứng đầu, nền kinh tế Nga đã hồi phục đáng kể, tăng trưởng và phát triển, đổi mới và đa dạng hóa, trở thành một cường quốc kinh tế về năng lượng tự nhiên, dầu mỏ và khí đốt.
Không chỉ vậy, Nga đang ngày càng có tiếng nói trong các vấn đề thế giới và đang mạnh mẽ khẳng định mình. Quân đội Nga hiện so kè sức mạnh với cả Mỹ và Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nga Putin, nước Nga đã trở lại vị thế siêu cường trong các vấn đề thế giới, ông Jamison khẳng định.