Cuộc quyết đấu giữa ông Trump và ông Biden sẽ bước vào giai đoạn quyết liệt nhất khi các ứng viên chuẩn bị tranh luận trực tiếp trên truyền hình. Ảnh: Bloomberg. |
Đại dịch Covid-19 khiến đại hội không thể có một cấu trúc khác hơn. Các diễn giả xuất hiện trên các màn hình riêng lẻ từ xa trong các video được thu sẵn với phần nội dung được chuẩn bị công phu.
Đại hội không tiếng người la ó, không bóng dáng phóng viên và không có các màn đấu khẩu giữa các đại biểu có ý kiến đối lập…
Trớ trêu là đại hội này lại được ca ngợi xứng đáng là một tác phẩm của các nhà làm phim Hollywood, những người dường như chỉ lặp lại những chương trình trao giải Oscar và Emmy với lượng khán giả nhỏ và không có gì mới.
Họ đã thành công trong việc có được một một đại hội nhàm chán nhất từ trước đến giờ. Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 2016 đề cử bà Hillary Clinton có số khán giả cao gấp đôi với phiên bản năm 2020 của ông Biden.
Các nhà sản xuất Hollywood cho rằng đây là một ý kiến hay: Cả 4 đêm đại hội sẽ được các ngôi sao truyền hình khác nhau lần lượt chủ trì. Julia Louis Dreyfus là một ngôi sao điện ảnh đóng thể loại phim truyền hình sitcom (hài kịch tình huống), người đã vào vai một Phó Tổng thống với tính cách đáng ghét, căng thẳng và bất tài.
Tại sao các nhà sản xuất lại chọn diễn viên Julia, người đóng vai Phó Tổng thống – có phải để tương phản với ông Biden, cũng là một Phó Tổng thống chăng? Điều này đã làm dấy lên những so sánh không hay.
Ngoài ra, diễn viên Julia đã có những câu nói đùa không phù hợp trong suốt sự kiện khiến đại hội trở thành trò hề.
Một cuộc thi đua xem ai ghét ông Trump hơn
Chủ đề đại hội đảng Dân chủ lần này: ông Donald Trump là một Tổng thống tầm thường, một con người đáng khinh, một kẻ phân biệt chủng tộc, và là tay sai của Nga; đồng thời các chính sách của ông là phi dân chủ, “phi Mỹ”, phá hoại hòa bình thế giới và giết chết hàng triệu người. Rồi ông Trump chỉ khiến người dân cảm thấy tồi tệ!
“Bữa tiệc của sự thù ghét” này là sự kiện chưa từng có tiền lệ.
Diễn giải: Đảng Dân chủ vẫn chưa nguôi ngoai việc ông Trump đánh bại bà Clinton trong cuộc đua năm 2016 và họ vẫn chưa thể biến nước Mỹ thành một quốc gia cực tả như kế hoạch đề ra.
Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ. Ảnh: AP
|
Gần như mọi diễn giả đều nhấn mạnh thông điệp ông Biden là "người tốt", trái ngược với ông Trump là "kẻ xấu". Khán giả sẽ tự hỏi tại sao lại dành quá nhiều thời lượng của một đại hội đảng chỉ để tập trung vào một thông điệp rằng ông Biden là một người tốt.
Chẳng phải ông Biden đã có bề dầy 50 năm nắm giữ các vị trí khác nhau trong chính quyền đó sao! Ai cũng rõ ông ấy là người thế nào rồi. Có thể vì phe Dân chủ đang cố gắng đánh lạc hướng khiến khán giả không chú ý đến những chính sách của ông ấy.
Lại cũng có thể vì họ tin rằng ông Trump đang chuẩn bị phát động các cuộc tấn công nhắm vào năng lực lãnh đạo kém cỏi của ông Biden khi còn đương chức cùng với những vấn đề cá nhân đáng ngờ của ông ấy.
Ông Biden – Tổng thống của tất cả mọi người trừ những ai theo phe Cộng hòa
Trong bài phát biểu chấp nhận đề cử, ông Biden đã hứa sẽ trở thành "Tổng thống của toàn dân". Ông sẽ tiếp cận và thỏa hiệp với các thành viên đảng Cộng hòa và những cử tri của ông Trump với cam kết tìm kiếm sự đồng thuận và thỏa hiệp.
Cách nói này là không thể chấp nhận được đối với phe xã hội chủ nghĩa của ông Bernie Sanders, những người nắm giữ chìa khóa cho chiến dịch tranh cử của ông Biden. Có lẽ, để ông Bernie thấy rằng bản thân không thực sự có ý định trở thành Tổng thống của toàn dân, trong khi vận động tranh cử, ông Biden đã tuyên bố rằng ông sẽ là "một Tổng thống cấp tiến (xã hội chủ nghĩa) nhất trong lịch sử nước Mỹ."
Tại đại hội, ông Bernie Sanders khoe khoang rằng ông ấy đã kéo được ông Biden và các đảng viên đảng Dân chủ đi theo hướng cực tả. Thực sự là ông Sanders chưa bao giờ là một đảng viên Đảng Dân chủ!
Bất chấp tuyên bố đó của ông Biden, với thực tế là đại hội đã dành cả 4 ngày để hết lời xỉ vả ông Trump cùng 50 triệu người ủng hộ ông ấy thì ông Biden không thể tự tin rằng các cử tri của ông Trump sẽ ồ ạt chạy về phía ông mà bỏ rơi vị Tổng thống của họ.
Chính sách công: Chỉ là lời kêu gọi hãy tin vào chúng tôi
Đảng Dân chủ ngày càng tả khuynh trong các quan điểm chính sách của mình, tả khuynh nhất từ trước đến giờ. Điều này chính là hệ quả sau thất bại của ông Bernie Sanders trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016 và 2020.
Ông này đã công khai vận động tranh cử trong tư cách của một người theo xã hội chủ nghĩa dân chủ và có thể lái các đảng viên đảng Dân chủ theo hướng chương trình nghị sự của mình, bao gồm miễn phí chăm sóc sức khỏe, giáo dục đại học, giáo dục mầm non, nhà ở, và thực phẩm, chưa kể chính phủ đảm bảo việc làm, mức lương cao, kinh tế phi carbon và thuế khóa cao.
Sự thay đổi cực đoan này phần lớn là không thể chấp nhận được đối với người dân Mỹ và chính một số thành viên đảng Dân chủ: đất nước không có đủ tiền để chi trả cho các chương trình này, và người Mỹ thích mô hình chính phủ nhỏ hơn.
Ông Joe Biden và vợ, bà Jill Biden cùng Thượng nghị sĩ Kamala Harris, ứng viên Phó Tổng thống tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ.
|
Sẽ không ai nhận ra được sự dịch chuyển theo hướng tả khuynh này khi xem đại hội. Có vẻ như đảng Dân chủ đang cố gắng giả vờ rằng họ là phe ôn hòa như đã làm trước đây.
Đảng Dân chủ đã tìm ra một cách khá thông minh để xoa dịu các thành viên cực đoan thường xuyên gây rối. Họ tổ chức các phiên họp kín để những thành viên cực đoan được nổi giận và la ó, và tất nhiên những điều đó không được phát sóng trong đại hội này.
Ngay cả “nhân vật con cưng” của phe xã hội chủ nghĩa dân chủ, người nổi tiếng cực tả Alexandra Ocasio-Cortez, cũng chỉ có 90 giây để phát biểu trong thời gian chính thức, mặc dù phía sau cô ấy là hàng triệu tín đồ trẻ tuổi!
Đại hội hầu như không tiết lộ gì về các chính sách mà “Tổng thống Biden” sẽ theo đuổi nếu được bầu, cho dù là đó là chính sách ôn hòa hay cực đoan. Công bố các đề xuất chính sách vốn luôn là nội dung chủ chốt của các đại hội đảng.
Tuy nhiên, các thành viên phe Dân chủ chỉ liệt kê các vấn đề mà họ tuyên bố có thể giải quyết, hầu như không đề xuất được giải pháp gì.
Ngay cả Cương lĩnh Chính sách của Đảng Dân chủ đưa ra tại đại hội cũng khá mơ hồ. Việc Trung Quốc tìm cách thống trị toàn cầu là một vấn đề lớn đối với Mỹ và nhiều nước khác.
Cương lĩnh của đảng Dân chủ chỉ đề cập đến việc này một cách rất mờ nhạt: hợp tác với các đồng minh và can dự ngoại giao. Các diễn giả tại đại hội, bao gồm cả ông Biden, hoàn toàn không đả động gì đến Trung Quốc.
Trung Quốc và Mỹ đang bị mắc kẹt trong một cuộc chiến thương mại quy mô lớn cùng với những tranh chấp về việc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ, tấn công mạng, trợ cấp không công bằng cho các công ty nhà nước, quân sự hóa Biển Đông, chưa kể đến vấn đề nhân quyền với Hồng Kông và tranh chấp lãnh thổ đối với Đài Loan, Tây Tạng và Bắc Triều Tiên.
Tại sao vấn đề Trung Quốc lại không được đưa làm trọng tâm của đại hội? Trong sự nghiệp 47 năm của mình, ông Biden chưa bao giờ chống Trung Quốc. Thực sự, ông ấy còn là người hỗ trợ.
Tổng thống đảng Dân chủ Barack Obama đã áp dụng chiến lược tương tự trong cuộc bầu cử năm 2008 và ông Biden đang làm theo năm 2020. Ông Obama, Tổng thống người da đen đầu tiên của nước Mỹ, đã vận động tranh cử với ý tưởng rằng không có có khái niệm người Mỹ thuộc Đảng Dân chủ hay thuộc Đảng Cộng hòa, mà chỉ là người Mỹ - tức là ông là tổng thống của toàn dân Mỹ.
Sau khi ông Obama đắc cử, những chính sách của ông mới thực sự lộ diện: thay đổi nước Mỹ một cách cực đoan. Người dân Mỹ đã bác bỏ những chính sách này khi họ nhận ra ông ấy định làm gì.
Chỉ có mạng sống của một số người da đen là quan trọng
Bên cạnh việc xác nhận sự thù ghét của các thành viên phe Dân chủ đối với đương kim Tổng thống, chủ đề bao quát thứ hai của đại hội là tăng cường thông điệp rằng Mỹ là một quốc gia phân biệt chủng tộc sâu sắc, cần được xây dựng lại từ đầu theo các nguyên tắc công bằng xã hội.
Mối quan ngại này nổi lên khi cảnh sát giết hại anh George Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang ở Minneapolis. Vụ việc này đã dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình, bạo loạn khắp nước Mỹ khiến chúng ta nhớ lại những năm 1960.
Phong trào Black Lives Matter (Mạng sống của người da đen là quan trọng) đã tổ chức các cuộc biểu tình và trở thành một tiếng nói quan trọng trong đảng Dân chủ bắt đầu từ tháng Ba.
Phong trào Black Lives Matter và nhiều thành viên đảng Dân chủ muốn “giải thể cảnh sát”: giảm số lượng sở cảnh sát hoặc trong một số trường hợp sẽ loại bỏ hoàn toàn. Tại những nơi không còn cảnh sát thì các nhân viên xã hội không vũ trang, các nhà tâm lý học và những người gìn giữ hòa bình sẽ đứng ra ngăn chặn tội phạm và đối phó với tội phạm khi có sự việc xảy ra.
Thậm chí, một số người còn muốn đóng cửa các trại tạm giam và nhà tù.
Phong trào Black Lives Matter đã sớm biến một cuộc biểu tình ôn hòa để người dân kêu gọi cải cách nhằm kiềm chế sự tàn bạo của cảnh sát thành các cuộc bạo động do những kẻ vô chính phủ cầm đầu – đây là những kẻ ưa dùng bạo lực, đốt phá và cướp bóc, khiến nhiều thành phố lớn rơi vào tình trạng vô pháp luật.
Những kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ, hầu hết là người da trắng, muốn chấm dứt chủ nghĩa tư bản, dân chủ và mở ra một thời kỳ xã hội chủ nghĩa không tưởng. Dĩ nhiên là như vậy, và họ thực sự quan tâm đến Người da đen thật sao?
Cho đến nay, những kẻ vô chính phủ đã thiêu rụi hàng ngàn cơ sở kinh doanh và nhà ở của người da đen, gây thiệt hại lên đến 500 triệu đô la trong vòng 5 tháng qua.
Phong trào Black Live Matter (mạng sống người da đen là quan trọng) được Đảng Dân chủ hậu thuẫn. Ảnh: AP.
|
Đồng thời, các băng đảng đường phố bạo lực – thành phần chủ yếu là người da đen và người gốc Latinh - bắt đầu bắn giết người dân trên đường phố: 433 vụ giết người đã xảy ra ở 23 thành phố chỉ trong 7 tháng qua. Gần như tất cả các nạn nhân đều là người da đen.
Lấy lí do công bằng xã hội, các thống đốc, thị trưởng, cảnh sát trưởng, công tố viên và thẩm phán của đảng Dân chủ đã từ chối bắt giữ, truy tố và bỏ tù những người biểu tình vi phạm pháp luật, những kẻ bạo loạn và các thành viên băng đảng dù những người này đã phạm nhiều tội danh khác nhau.
Lý do là vì các quan chức không muốn bị dán nhãn phân biệt chủng tộc. Hầu hết những người này đều phủ nhận tình trạng bạo lực đang diễn ra.
Hệ lụy: Nhiều người da đen đang thắc mắc tại sao không ai quan tâm đến việc các cơ sở kinh doanh và nhà ở của người da đen bị phá hủy, hàng trăm người da đen bao gồm cả trẻ em đang bị sát hại trên đường phố, và những kẻ gây ra điều đó lại được tự do.
Đại hội đã không đề cập đến tình trạng bạo loạn, bạo lực và giết chóc đang hoành hành ở các thành phố của nước Mỹ. Họ đã không đả động gì đến các yêu cầu "giải thể cảnh sát" của nhiều thành viên phe Dân chủ.
Báo chí chính thống hỗ trợ và tiếp tay cho sự lừa dối bằng cách không đưa tin về các cuộc bạo động và chiến dịch kêu gọi giải thể cảnh sát đang diễn ra.
Bà Kamala Harris đại diện cho chính sách về chủng tộc, giới tính
Bà Kamala Harris, ứng viên Phó Tổng thống của ông Biden, được chọn chủ yếu là vì màu da và giới tính của bà ấy – đây là một chỉ dấu để người dân Mỹ hiểu rằng đảng Dân chủ đang đưa vấn đề chủng tộc và giới trở thành trọng tâm của nhiệm kỳ Tổng thống Biden.
Bà Harris là một phụ nữ da đen. Đảng Dân chủ không chỉ muốn bắt tay với Phong trào Black Lives Matter mà họ còn tin rằng phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng ngoại ô, sẽ bị thu hút bởi một ứng cử viên là phụ nữ.
Thượng nghị sĩ Kamala Harris, ứng viên liên danh tranh cử vị trí Phó Tổng thống. Ảnh: AP.
|
Ngoài ra, bà Harris được đánh giá là Thượng nghị sĩ cấp tiến nhất trong Quốc hội năm 2019, thậm chí còn cấp tiến hơn cả ông Bernie Sanders. Tuy nhiên, các đảng viên đảng Dân chủ đang ở trong thế tiến thoái lưỡng nan: một số người muốn bà Harris theo khuynh hướng ôn hòa và kiểm soát ông Biden trong khi những người khác lại muốn bà ấy đại diện cho phe cực tả.
Các nhà phê bình đang nóng lòng xem Nhà Trắng của ông Biden, giả định ông ấy thắng cử, sẽ đưa ra những chính sách như thế nào.
Ông Biden và vấn đề lão suy
Ông Biden gặp vấn đề nghiêm trọng trong giao tiếp: ông ta liên tục có những câu nói hớ nghiêm trọng và kiểu nói lầm bầm, không mạch lạc.
Đảng Dân chủ lo ngại rằng ông Biden mắc chứng mất trí nhớ do tuổi già hoặc có vấn đề lão suy. Nỗi e sợ này trở nên lớn hơn khi họ chứng kiến phong cách tranh cử của ông Biden. Ông ấy tranh cử từ tầng hầm của căn nhà đang ở, chủ yếu xuất hiện trên Zoom và hiếm khi bước chân ra khỏi nhà.
Ông ấy không tổ chức họp báo và thường từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên. Những người chỉ trích cho rằng ông ta đang che giấu khuyết tật của mình trước công chúng. Những người ủng hộ thì phản đối điều này và cho rằng chỉ vì ông ấy sợ virus.
Trước đại hội, đảng Cộng hòa và một số đảng viên Dân chủ đặt tiêu chuẩn rất thấp cho màn phát biểu của ông Biden: chỉ cần ông ấy thực hiện tốt bài phát biểu là ông ấy sẽ có cơ hội thắng cử tổng thống.
Nhưng ông ấy đã khiến gần như tất cả mọi người tròn mắt ngạc nhiên. Bài phát biểu được ông ấy đọc trên máy nhắc chữ thật hoàn hảo!
Một số người cho rằng việc đưa ra tiêu chuẩn thấp cho bài phát biểu của ông Biden và đánh vào khuyết tật nhận thức của ông ấy có thể là sai lầm của ông Trump và đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ và báo chí đang ca ngợi ông Biden là một nhà hùng biện vĩ đại.
Tiếp sau đại hội toàn quốc của hai đảng sẽ là các cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng viên tổng thống. Khi đó, ông Biden sẽ phải nói vo, không có máy nhắc chữ. Màn trình diễn của ông ấy trong vòng tranh luận sẽ quyết định liệu ông ấy có trở thành tổng thống hay không./.
(Chuyển ngữ: Đào Thúy).