Hãng BBC cũng đưa tin, những người già trên 70 tuổi sẽ được thông báo rằng họ phải ở nhà, không ai được đến thăm họ và thức ăn, đồ tạp hóa cùng các loại thuốc quan trọng sẽ được chuyển đến tận nhà họ.
Bộ trưởng Y tế Hancock đã xác nhận kế hoạch cách ly này, nói rằng: “Điều này là yêu cầu rất cao đối với người già và những người dễ mắc bệnh, nhưng làm đó là để bảo vệ chính họ”. Ông nói rằng lệnh này một khi được thực hiện, sẽ được tiếp tục “trong một thời gian rất dài”.
Trong khi đó, Tập đoàn truyền hình London (LBC) cho biết ông Hancock cho biết chắc chắn sẽ thực hiện biện pháp này trong những tuần tới: “Đây chỉ là một phần của kế hoạch hành động và chúng tôi dự định sẽ công bố mọi chi tiết vào thời điểm thích hợp”.
Ông Hancock còn tuyên bố rằng chính phủ Anh sẽ xây dựng các quy định khẩn cấp vào Thứ Ba tới và công bố chúng vào Thứ Năm. Ông cũng nói rằng hiện tại cả vương quốc Anh chỉ có 5.000 máy thở và số lượng cần thiết là “gấp nhiều lần”.
Ông Hancock nói: “Nếu ai làm máy thở, chúng tôi sẽ mua nó, mua bao nhiêu cũng không phải quá nhiều”. Nhưng Hancock nói rằng ông không thể đảm bảo rằng tất cả những ai cần đều sẽ có được máy thở: “Chúng tôi không có bảo đảm về mặt điều trị”.
BBC còn đưa tin, ông Hancock cũng nói rằng chính phủ đang mua giường từ các bệnh viện tư nhân để cải thiện khả năng ứng phó với dịch bệnh của Hệ thống Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS).
Ông Patrick Vallance, người đưa ra thuyết "miễn dịch quần thể" gây tranh cãi (Ảnh: BBC).
|
“Thế hệ của chúng ta chưa bao giờ chị thử thách như thế này”. Khi trả lời phỏng vấn, ông Hancock đã so sánh đại dịch COVID-19 với việc nước Anh bị ném bom trong Thế chiến II. Ông nói: “Ngày nay, thế hệ của chúng ta đang đối mặt với thử nghiệm chính mình, phải chiến đấu chống lại loại virus chân thực và hoàn toàn mới!”.
Trước đó, Patrick Vallance Cố vấn khoa học hàng đầu của chính phủ Anh cho biết trong một cuộc phỏng vấn: chính sách được chính phủ Anh áp dụng bao gồm khoảng 60% người dân Anh cần được nhiễm bệnh COVID-19 để có được miễn dịch quần thể (hay miến dịch cộng đồng), từ đó đạt được mục đích bảo vệ toàn thể dân số Anh. Patrick Vallance nói: “Mục tiêu của chúng tôi là nỗ lực để hạ thấp đỉnh và làm chậm sự lây lan của dịch bệnh, chứ không phải triệt tiêu hoàn toàn nó”.
Tuy nhiên, theo Sky News, Bộ trưởng Y tế Hancock ngày 15/3 đã nói: “Miễn dịch quần thể không phải là mục tiêu hay chính sách của chúng tôi. Đó là một khái niệm khoa học. Chính sách của chúng tôi là bảo vệ sự sống và đánh bại virus”.
BBC ngày 15/3 đưa tin, đã có 37.746 người ở Anh được xét nghiệm virus Corona chủng mới, trong đó 1.140 đã được xác nhận dương tính. Theo trang Thewuhanvirus.com, tính đến sáng 16/3, Anh Quốc đã có 1.391 người bị nhiễm bệnh COVID-19, đã chết 35 người, 20 người đã khỏi bệnh và 1.336 người hiện đang điều trị.
Luận điểm về "miễn dịch quần thể" của ông Patrick Vallance đã bị 299 nhà khoa học ở Anh phản đối trong một bức thư gửi chính phủ Anh. Ngoài ra, theo The Guardian của Anh ngày 14/3, người phát ngôn của WHO bà Margaret Harris đã bày tỏ nghi ngờ về quan điểm phát triển “miễn dịch quần thể” để chống lại virus Corona chủng mới.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC ngày 14/3, bà nói, virus Corona chủng mới tồn tại trong lịch sử loài người với thời gian chưa đủ dài. Hiện tại, kiến thức khoa học về loại virus này là chưa đủ, vì vậy người ta vẫn chưa biết được công dụng của nó về khía cạnh miễn dịch học.