Báo MK: Nhân ngày truyền thống của Ngành ngoại giao Nga, xin Bộ trưởng cho biết một số thông tin ngoại giao đáng mừng của đất nước trong năm qua?
Nhưng có thể kể đến một số kết quả nổi bật như trong năm vừa rồi, chúng ta đã kết thúc toàn bộ công tác ngoại giao liên quan đến việc giải quyết chương trình hạt nhân Iran và đến lúc này thỏa thuận đã được đưa vào thực hiện.
Cũng trong năm ngoái, hoạt động phi quân sự hóa học Syria, một đề xuất do Nga khởi xướng, cũng đã được hoàn thành, mang lại nhiều hiệu quả. Thứ nhất, công việc này đã loại bỏ lượng dự trữ vũ khí hóa học nguy hiểm và thiếu an toàn do không có người trông nom của Syria. Thứ hai, vào thời điểm đó, nó cũng ít nhiều góp phần đẩy lùi được mối đe dọa tấn công nhằm vào Syria.
Trong những nhiệm vụ mà chúng ta đang giải quyết thì đấu tranh chống khủng bố là ưu tiên số một. Bất chấp những thành tựu đáng kể chống ISIL ở Syria, chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Mọi sự đã có thể tiến triển tốt hơn và nhanh hơn nếu như người Mỹ và các thành viên trong liên quân do Mỹ đứng đầu hưởng ứng đề nghị nhiều lần của Nga về xây dựng một cơ chế phối hợp thực chất.
Nhưng sự hợp tác từ phía người Mỹ vẫn chưa được toàn diện. Họ dường như vẫn chỉ biết hướng về các đồng minh trong khu vực, những nước được cho là sẽ không hiểu nổi sự phối hợp chặt chẽ giữa Hoa Kỳ với Nga.
Bên cạnh đó, vẫn có một số quốc gia bị ấn tượng rằng nước Nga dường như như đang là một “đại vấn đề” trong quan hệ quốc tế.
Giới lãnh đạo NATO và một số nước Phương Tây đã điên cuồng thổi phồng huyền thoại về “mối đe dọa từ Nga”… Nhưng đây thực chất là một cuộc chiến tranh thông tin.
Chúng ta nhìn thấy, hiểu và nhận thức được nó như vậy. Tuy nhiên, điên khùng đáp lại điên khùng không phải là điều mà chúng ta dự định làm, chúng ta sẽ dùng sự thật để nỗ lực chứng minh.
Thiển kiến của tôi trong lĩnh vực này cho thấy, nền kinh tế thế giới luôn diễn ra những chu kỳ nối tiếp, nước Nga cùng với các cải cách đang tiếp diễn của mình, cũng là một bộ phận của kinh tế thế giới.
Do đó, chúng ta chịu tác động của những chu kỳ này. Chúng ta rất cần tự lực thực hiện những bước làm hiệu quả hơn nữa thay đổi cơ cấu kinh tế.
Có lẽ, cuộc sống đang hối thúc chúng ta phải tiến hành cải cách đến cùng, để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt.
Tôi xin nhắc rằng, chính sách đối ngoại tích cực là vấn đề phức tạp.
Nhiều ý kiến nói, chính sách đối ngoại trên hết phải nhằm giúp đỡ cải thiện đời sống nhân dân, từ bữa ăn đến những dịch vụ chăm sóc y tế. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều đó. Nhưng nhân dân chúng ta còn có ý thức về tính đồng nhất, hay như thường nói là sự gắn bó với lịch sử phát triển ngàn năm của đất nước. Đất nước ta là một đất nước thống nhất, có lòng tự hào dân tộc.